Siêu âm hình thái học là chẩn đoán dành cho thai nhi được nhiều sản phụ quan tâm. Bởi nó mang lại nhiều ý nghĩa và tác dụng tốt cho mẹ và bé. Vậy siêu âm hình thái học là gì? Ý nghĩa của siêu âm hình thái học? Siêu âm hình thái học giúp biết được những gì? Thời gian thích hợp để thực hiện? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Để giúp bạn hiểu hơn về siêu âm hình thái học, ở phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn khái niệm cũng như ý nghĩa của phương pháp này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Siêu âm hình thái học là gì?
Siêu âm không còn là công nghệ quá xa lạ, nhất là với các mẹ bầu. Siêu âm hình thái học sẽ giúp cho cha mẹ thấy được hình ảnh của con thông qua một đầu dò. Hình ảnh thai nhi sẽ hiển thị trên màn hình. Bác sĩ có thể quan sát, từ đó có khả năng nhìn thấy sự phát triển và những bất thường ở giai đoạn sớm.
Thông qua phương pháp siêu âm hình thái học, mẹ có thể quan sát được hình dáng của thai nhi trong tử cung, bao gồm cả hình dáng bên ngoài lẫn nội tạng bên trong cơ thể. Từ đó, theo dõi sự hình thành, phát triển, tăng trưởng của thai nhi theo từng giai đoạn và phát hiện dị tật nếu có.
Siêu âm hình thái học sử dụng sóng âm thanh với tần số cao và không có hại. Tuy vậy đối với những thai nhi có tuần tuổi còn ít thì khuyến cáo không nên thực hiện quá sớm. Các chuyên gia y tế khuyên mẹ bầu nên đi siêu âm hình thái học vào các mốc thời gian quan trọng đó là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ.
Không bắt buộc các mẹ bầu phải nhất định siêu âm. Tuy nhiên nếu có điều kiện thực hiện thì sẽ đảm bảo cho con hơn và có thể dự đoán trước được ngày sinh.
Ý nghĩa siêu âm hình thái học
Siêu âm hình thái học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Bởi nó có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán cụ thể về các trường hợp mang thai giả, chửa trứng hay mang thai ngoài tử cung nếu có.
Đặc biệt, siêu âm là công nghệ chẩn đoán hình ảnh được thực hiện nhanh chóng, an toàn và mang lại cảm giác thoải mái, chỉ cần mất khoảng 10 – 15 phút là mẹ bầu đã có thể quan sát rõ ràng hình ảnh của thai nhi trong tử cung một cách trực quan nhất.
Hơn nữa, siêu âm hình thái học sẽ giúp dự báo ngày sinh, tình trạng thai, ngôi thai, phát hiện những bất thường trong quá trình hình thành và phát triển. Giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn” và có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, siêu âm hình thái học sẽ giúp bác sĩ xác định những chỉ số liên quan đến thai nhi, từ đó đánh giá tình trạng tăng trưởng, phát triển của thai như: đường kính túi thai, chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng bụng, chiều dài đầu mông, chu vi đầu, khối lượng thai ước đoán, tuổi thai, nhịp tim tha, vị trí bánh rau, đo chiều dài cổ tử cung, nước ối.
Tương ứng với sự phát triển của tuổi thai, những chỉ số thai nhi này sẽ khác nhau. Do đó, cần tiến hành siêu âm hình thái học cho mẹ bầu vào các mốc thời gian quan trọng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Siêu âm hình thái học giúp biết được những gì?
Siêu âm hình thái học sẽ giúp bác sĩ quan sát, đánh giá tình trạng thai nhi một cách toàn diện nhất nhờ khả năng hiển thị hình ảnh thai nhi trong tử cung một cách trực quan. Vậy thông qua siêu âm, bác sĩ biết được gì?
Thai nhi có đang bị dị tật hay không?: Nếu siêu âm vào giai đoạn tuần thứ 11 – 13 của thai kỳ, bác sĩ có thể tiến hành đo độ mờ da gáy, từ đó tìm ra những dấu hiệu bất thường của thai nhi cũng như có biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả nhất.
Biết được giới tính thai nhi: Siêu âm hình thái học còn giúp xác định chính xác giới tính thai nhi từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi. Đây là giai đoạn cơ quan sinh dục của trẻ đã phát triển hoàn thiện, nên việc kiểm tra thai nhi là bé trai hay bé gái sẽ cho độ chính xác rất cao.
Đánh giá tình trạng mẹ bầu: Việc siêu âm sẽ giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ, giúp đánh giá tình trạng nước ối, ngôi thai, nhau thai… để chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh nở.
Đánh giá toàn diện tình trạng thai nhi: Siêu âm hình thái học sẽ giúp bác sĩ biết được sự hình thành và phát triển của thai nhi một cách toàn diện nhất, bao gồm những yếu tố như:
Đầu, não, mặt mũi: Siêu âm sẽ biết được sọ có nguyên vẹn, não có cấu tạo bình thường hay mặt có đầy đủ ngũ quan không? Bởi vì siêu âm hiển thị hình ảnh xương vòm sọ, đường kính vòng đầu, số đo chu vì vòng đầu, cấu trúc não, mắt, mũi, miệng, cằm nên sẽ giúp bác sĩ đánh giá và phát hiện những bất thường liên quan về hình thái của trẻ như vòm miệng có khe hở, mũi vòi voi, sứt môi, khối u ở vòm mặt….
Cổ – Ngực – Tim: Siêu âm giúp bác sĩ đánh giá vị trí, kích thước của tim thai, cụ thể như tim nằm ở ngực trái, có 4 buồng tim, 2 tâm nhỉ, 2 tâm thất. Hình ảnh mạch máu lớn ở ngực gồm động mạch chủ và động mật phổi. Lồng ngực bình thường, cổ không có khối u. Từ đó chẩn đoán về những dị tật về tim hay lồng ngực, phổi như sự bất thường về kích thước của động mạch chủ, động mạch phổi, buồng tim, hoặc thai nhi có khối u ở tim, giãn tim toàn bộ và tràn dịch màng phổi.
Bụng: Siêu âm hình thái giúp biết được cấu trúc của cơ hoàng, dạ dày, bàng quang, thận và số đo vùng bụng. Từ đó chẩn đoán những dị tật như tắc tá tràng, teo thực quản, tắc ruột non, thoát vị rốn, dị tật hậu môn trực tràng, tắc đại tràng, khe hở thành bụng, thận đa nang, dị tật bàng quang, không có thận, ứ đài bể thận…
Cột sống: Không có các biến chứng về xương sống hay tình trạng chẻ đôi cột sống. Thường thì tình trạng cột sống có vấn đề sẽ cho kết quả khả quan nhất khi siêu âm vào tuần thứ 22 của thai kỳ.
Tay chân: Siêu âm thấy được hình ảnh tứ chi bao gồm 2 tay, 2 chân, tay chân đủ 5 ngón, bàn chân vuông góc với cẳng chân, chiều dài xương đùi nên có thể chẩn đoán bất thường nếu có như thiếu hoặc thừa ngón trên bàn tay, bàn chân, tay chân như lùn, ngắn, vẹo,…
Dây rốn – Niệu dục: Có 3 mạch máu và xác định được giới tính nam hoặc nữ.
Chỉ số vòng đầu và cân nặng: Tùy theo số tuổi thai mà ứng với các chỉ số khác nhau. Bác sĩ sẽ tính xem thai nhi có phát triển bình thường hay không.
Nước ối: Đánh giá màu sắc, lượng nước ối thông qua chỉ số nước ối, chẩn đoán bất thường về nước ối của mẹ bầu như đa ối, thiếu ối, vách ngăn màng ối.
Thời gian thích hợp cho siêu âm hình thái học
Đối với những mẹ bầu đã mang thai nhiều lần thì thường có kinh nghiệm trong việc thăm khám. Tuy nhiên với những chị em lần đầu mang thai thì cần tìm hiểu để có thể thực hiện siêu âm đúng thời điểm.
Cụ thể, mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm hình thái học vào các mốc thời gian sau:
Tuần 11 tới 14 của thai kỳ
Thời gian siêu âm lần đầu của mẹ bầu. Đây là thời điểm tốt và có thể dự đoán được ngày sinh. Đồng thời siêu âm hình thái học trong giai đoạn này có thể phát hiện được các dị tật, giúp bác sĩ có hướng giải quyết phù hợp.
Thường thì thời điểm tốt nhất để siêu âm thai lần đầu đó là vào tuần thứ 12 hoặc 13 của thai kỳ. Bởi lúc này, siêu âm có thể phát hiện những bất thường ở giai đoạn sớm, giúp mẹ biết mình có đang mang thai đôi, thai ba hay không?
Ngoài ra, vào giai đoạn này, thai nhi đã phát triển khá đầy đủ về mặt hình thái và bắt đầu có những phản xạ như duỗi chi, gập thân… nên sẽ là thời điểm tốt nhất để đo độ mờ da gáy, tầm soát dị tật, bệnh Down. Chính vì thế, đây là một trong những mốc siêu âm thai quan trọng nhất của mẹ bầu.
Tuần 18 tới 22 của thai kỳ:
Bác sĩ theo dõi sức khỏe thai nhi thông qua tim thai và nhịp tim. Mẹ bầu cần lưu ý tới siêu âm để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé sau này. Bác sĩ dựa trên các chỉ số đánh giá thai nhi để biết bé có phát triển bình thường hay không?
Vào giai đoạn này, hình thái cũng như cấu trúc của thai nhi sẽ được đánh giá một cách toàn diện hơn. Hơn nữa, lúc này đã có thể nghe rất rõ nhịp đập của thai nhi nên có thể phát hiện sự bất thường trong tim thai, đề phòng tình trạng tim bẩm sinh.
Hơn nữa, thời điểm từ 18 – 22 tuần tuổi, thai nhi sẽ được đánh giá toàn thể về cấu trúc hình thành, bộ phận cơ thể, đi các chỉ số sinh học, kích thước… để đánh giá xem trẻ có phát triển hay tăng trưởng bình thường không? Từ đó, tư vấn cho mẹ bầu cách chăm sóc thai nhi tốt hơn.
Tuần 30 tới 32 của thai kỳ:
Trước khi “vượt cạn”, mẹ bầu nên thực hiện siêu âm thêm một lần nữa. Lúc này là thời điểm để nhận những tư vấn có ích cho quá trình sinh nở. Đồng thời giúp xác định bé có sinh non hay nhẹ cân gì không?
Việc siêu âm vào giai đoạn này vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, sức khỏe cho quá trình sinh con.
Hướng dẫn đọc kết quả siêu âm hình thái học
Để đọc kết quả siêu âm hình thái học, mẹ có thể dựa vào những thông số dưới đây:
GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai. Chỉ số này được đo trong những tuần đầu của thai kỳ lúc thai chưa có sự hình thành các cơ quan.
FL (Femur Length): Chiều dài xương đùi.
BPD (Biparietal Diameter): Đường kính lưỡng đỉnh. Đây là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng của đầu em bé.
AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng.
CRL (Crown Rump Length): Chiều dài đầu mông.
HC (Head circumference): Chu vi đầu.
EFW (Estimated Fetal Weight): Khối lượng thai ước đoán.
GA (Gestational Age): Tuổi thai. Thông thường, tuổi thai sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
Sau đó, dựa vào bảng thông số siêu âm thai nhi dưới đây để đối chiếu xem con mình có đang phát triển bình thường hay không?
Tuổi thai nhi theo tuần
GSD (mm)
Đường kính túi thai
CRL (mm)
Chiều dài từ đầu đến mông thai nhi
BPD (mm)
Đường kính lưỡng đỉnh
FL (mm)
Chiều dài xương đùi
EFW (gram)
Cân nặng thai ước tính
HC (mm)
Chu vi đầu
AC (Chu vi vòng bụng)
4
3 – 6
—
—
—
—
5
6 – 12
—
—
—
—
6
14 – 25
4-7
—
—
—
7
27
9-15
—
—
0,5-2
8
29
16-22
—
—
1-3
9
33
23-30
—
—
3-5
10
31-40
—
—
5-7
11
41-51
—
—
12-15
12
53
—
—
18-25
70
56
13
74
21
8
35-50
84
69
14
87
25
14
60-80
98
81
15
101
29
17
90-110
111
93
16
116
32
20
121-171
124
105
17
130
36
23
150-212
137
117
18
142
39
25
185-261
150
129
19
153
43
28
227-319
162
141
20
164
46
31
275-387
175
152
21
26,7
50
34
399
187
164
22
27,8
53
36
478
198
175
23
28,9
56
39
568
210
186
24
30
59
42
679
221
197
25
34,6
62
44
785
232
208
26
35,6
65
47
913
242
219
27
36,6
68
49
1055
252
229
28
37,6
71
52
1210
262
240
29
38,6
73
54
1379
271
250
30
39,9
76
56
1559
280
260
31
41,1
78
59
1751
288
270
32
42,4
81
61
1953
296
280
33
43,7
83
63
2162
304
290
34
45
85
65
2377
311
399
35
46,2
87
67
2595
318
309
36
47,4
89
68
2813
324
318
37
48,6
90
70
3028
330
327
38
49,8
92
71
3236
335
336
39
50,7
93
73
3435
340
345
40
51,2
95
75
3619
344
354
Siêu âm hình thái học sẽ được giải đáp khi bạn trực tiếp tới thăm khám. Khi cần được tư vấn về điều trị, chăm sóc, xin vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900 633698 hoặc đăng ký online TẠI ĐÂY. Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn tận tình 24/7.
FQA – Giải đáp thắc mắc thường gặp
Ở phần này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp của mẹ bầu khi đi siêu âm thai, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Siêu âm hình thái học có phải là siêu âm 4D không?
Siêu âm hình thái học thực chất là một kỹ thuật siêu âm được ứng dụng rộng rãi trong y khoa. Do đó, nó có thể sử dụng rất nhiều phương pháp siêu âm khác nhau bao gồm: Siêu âm 2D, siêu âm 3D, siêu âm 4D, siêu âm 5D. Do đó, nếu nếu siêu âm hình thái học là siêu âm 4D cũng không hẳn là sai. Mẹ bầu có thể yêu cầu bác sĩ siêu âm 3D hoặc 4D cho mình để đánh giá tình trạng thai nhi.
2. Siêu âm hình thái học tuần 20 có được không?
Thường thì có rất nhiều mẹ bầu băn khoăn 20 tuần hay 21 tuần siêu âm hình thái học được chưa? Trên thực tế thì những người thắc mắc về vấn đề này là những mẹ bầu lần đầu mang thai. Bởi siêu âm hình thái học đã có thể thực hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, tức là khi mẹ có thai vài tuần. Nhưng để đảm bảo an toàn, các chuyên gia y tế vẫn khuyến khích mẹ bầu nên siêu âm hình thái học từ tuần thứ 12 trở đi.
3. Có cần siêu âm hình thái học tuần 22 và siêu âm hình thái học tuần 25 không?
Theo các chuyên gia y tế, mẹ bầu chỉ nên đi siêu âm hình thái học tuần 22 hay tuần 25 nếu được bác sĩ chỉ định. Còn không thì không nhất thiết phải đi siêu âm thai vào giai đoạn này.