Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 4 27, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi sâu vào nguyên nhân siêu âm không có tim thai hay cách xử lý của nó thì chúng ta cùng tìm hiểu xem tim thai là gì nhé!
Tim thai là nhịp đập tim của thai nhi, thể hiện rằng có một “sự sống” đang được hình thành và phát triển ngay trong bụng mẹ. Tim thai xuất hiện chứng tỏ rằng bạn đang thực sự mang thai.
Tim thai là bộ phận được hình thành từ giai đoạn rất sớm, thường thì sau khi mang thai vào ngày thứ 22 của thai kỳ, tim thai đã bắt đầu xuất hiện và có nhịp đập. Thường thì sau khoảng 2 tuần tính từ thời điểm thụ thai, phôi thai sẽ xuất hiện 2 mạch máu rồi bắt đầu hoạt động như 2 ống dẫn tim. Sau đó một thời gian, 2 mạch máu này sẽ hợp nhất để tạo thành 1 ống dẫn, rồi ống dẫn sẽ từ từ phân chia để tạo ra 4 buồng và van tim.
Hiện nay, tim thai có thể bắt đầu nghe được khi mẹ mang thai ở tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ, một số trường hợp thì đến tuần thứ 8 – 10 mới có thể nghe được tim thai. Điều này sẽ phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt cũng như việc tính toán tuổi thai.
Quá trình hình thành thai và xuất hiện tim thai có liên hệ mật thiết với nhau, bởi đây là dấu hiệu quan trọng thể hiện sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. Tim thai khỏe mạnh thì thai nhi cũng sẽ khỏe mạnh.
Tim thai có thể phát hiện được thông qua kỹ thuật siêu âm thai hiện đại vào tuần thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ. Thường thì vào thời điểm này, quá trình siêu âm có thể phát hiện tín hiệu siêu âm Doppler màu từ dòng máu đang đập ở tim thai và những mạch lớn của cơ thể thai nhi.
Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, nhịp tim thai sẽ trở nên mạnh mẽ, thậm chí có thể nghe bằng dụng cụ nghe tim thai chuyên dụng. Nhịp tim càng khỏe mạnh thì chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt.
Thông thường, tim thai được xác định dựa trên quá trình siêu âm nhờ hình ảnh không gian 2 chiều ở trong tử cung của mẹ và kể từ tuần thứ 8 trở đi, mẹ có thể được nghe thấy tim thai mỗi khi đi siêu âm.
Qua phần này, mẹ đã biết là tim thai sẽ bắt đầu xuất hiện khi mẹ mang thai được 7 hay 8 tuần rồi đúng không? Vậy tại sao lại có tình trạng siêu âm không có tim thai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân ở phần tiếp theo nhé!
Mặc dù tim thai xuất hiện từ rất sớm và thể hiện sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, vẫn có trường hợp bác sĩ siêu âm không có tim thai. Lúc này mẹ không cần quá lo lắng, bởi có thể, việc không nghe thấy tim thai có thể vì một trong những nguyên nhân sau:
Có thể lúc siêu âm, nhịp tim thai nhi bị rối loạn nên bác sĩ không thể nghe thấy tim thai. Tuy nhiên tình trạng này rất ít khi xuất hiện và cũng chỉ mang tính tạm thời, không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Thường thì nhịp tim bình thường của thai nhi sẽ dao động ở mức 120 – 160 nhịp/phút nên khi bị rối loạn, nhịp tim có thể nhanh lên, chậm xuống, đập yếu ớt hoặc bị ngừng đột ngột.
Việc siêu âm không có tim thai cũng có thể là do thiết bị siêu âm không đảm bảo hoặc đã bị hỏng, khiến bác sĩ không thể nghe được tim thai.
Một trong những nguyên nhân chính khiến bác sĩ không thể nghe thấy tim thai thông qua siêu âm đó là vì tính toán sai tuổi thai. Bởi vì tim thai chỉ có thể nghe được ở giai đoạn 7 – 10 tuần tuổi, nên khi tuổi thai bị tính toán sai thì cũng không thể nghe được tim thai.
Tùy vào hình thức siêu âm mà mẹ lựa chọn mà đôi khi kết quả siêu âm tim thai sẽ thay đổi. Bởi khi thai nhi còn nhỏ mà ứng dụng nhiều hình thức siêu âm màu hiện đại thì rất khó để nghe được tim thai. Thông thường, vào thời điểm này bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ thực hiện siêu âm đầu dò để tiếp cận gần với tử cung mẹ hơn và nghe tim thai rõ ràng hơn.
Đặc biệt, trong trường hợp thai nhi đã được hơn 10 tuần tuổi nhưng mà vẫn siêu âm không có tim thai thì lúc này chị em cần hết sức lưu ý, bởi vì có thể mẹ đã bị sảy thai bởi những nguyên nhân sau:
Đây là tình trạng nhịp tim thai bỗng dưng mất đi không xác định được nguyên nhân. Tức là dù sức khỏe của mẹ rất tốt và cùng không bị chấn thương gì nhưng em bé vẫn mất đi.
Thường thì có đến 50% phái nữ bị sảy thai tự nhiên là do bị hỏng trứng, chất lượng trứng cũng như tinh trùng kém và có bất thường trong nhiễm sắc thể hoặc trong phân chia tế bào.
Trường hợp sức khỏe mẹ không tốt hoặc mắc các vấn đề liên quan như tiểu đường, đa nang buồng trứng, rối loạn miễn dịch, rối loạn đông máu, tử cung bất thường… thì cũng rất dễ bị sảy thai và mất tim thai từ giai đoạn sớm.
Một số trường hợp, kết quả siêu âm không có tim thai có thể là mẹ đã bị sảy thai do chấn thương, stress kéo dài, sử dụng chất kích thích, làm việc trong môi trường độc hại, mẹ bị bệnh phải dùng thuốc…
Trường hợp mẹ nhận được kết quả siêu âm không có tim thai ở tuần thứ 6 hay 7 của thai kỳ thì không cần quá lo lắng, bởi có thể lúc này nhịp tim thai nhi chưa rõ ràng. Mẹ có thể tiến hành siêu âm tim lại vào tuần thứ 8 hoặc thứ 10 của thai kỳ để chắc chắn hơn.
Tuy nhiên, nếu trường hợp vào tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ mà kết quả siêu âm dị tật thai nhi vẫn chưa có tim thai thì lúc này, mẹ cần tiến hành làm xét nghiệm HCG gấp và siêu âm kiểm tra xem có phải mẹ đã bị sảy thai hay không? Hơn nữa, đánh giá xem thai có hoạt động bình thường hay có gặp vấn đề gì trong quá trình tăng trưởng không để từ đó có biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Trong suốt quá trình mang thai, để giúp mẹ và bé cùng khỏe mạnh, mẹ bầu nên lưu ý tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giản, tập thể dục và vận động hợp lý.
Mong rằng những thông tin trên đây về siêu âm không có tim thai sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để được giải đáp tận tình hơn nhé!