Siêu Âm Khớp Gối Phát Hiện Bệnh Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Chấn thương chỉnh hình > Siêu Âm Khớp Gối Phát Hiện Bệnh Gì?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 31, 2023

Siêu âm khớp gối là một phần của quy trình thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ chẩn đoán những bất thường trong khớp gối. Mặc dù các bệnh lý khớp gối không gây nguy hiểm tính mạng nhưng vẫn có thể dẫn đến biến chứng hoặc tàn phế suốt đời. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về phương pháp siêu âm khớp gối ngay trong bài viết này nhé!

Siêu âm khớp gối là gì?

Siêu âm khớp gối là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm ở tần số 7 – 18 MHz để quét và thu hình ảnh bên trong khớp gối với độ chính xác cao. Đây là một phương pháp thăm khám an toàn, không xâm lấn dùng để đánh giá, phát hiện những rối loạn khác nhau liên quan đến hệ thống cơ xương khớp gối.

Siêu âm khớp gối là gì?
Siêu âm khớp gối giúp thăm khám được bề mặt cơ, xương, gân, sụn,… vùng khớp gối

Siêu âm khớp gối cho phép bác sĩ quan sát được bề mặt cơ, xương, gân, sụn, dây chằng, khoang khớp gối cũng như hoạt động của hệ thống cơ xương khớp gối và các cấu trúc mô mềm xung quanh.

Siêu âm vùng khớp gối có thể quan sát được những cấu trúc phổ biến như:

  • Xương bánh chè, gân cơ tứ đầu.
  • Một số vết thương ở đầu gối.
  • Cấu trúc cơ, gân trước và sau khớp.
  • Những đường nối và hốc hình chóp.

Siêu âm khớp gối chẩn đoán được bệnh gì?

Siêu âm khớp gối còn giúp bác sĩ chẩn đoán được hầu hết các chấn thương và những loại bệnh lý xảy ra ở sâu bên trong khớp gối, cụ thể như sau:

Viêm – Thoái hóa khớp

Có đến hơn 100 loại viêm khớp khác nhau cùng tồn tại. Một số kiểu viêm khớp phổ biến dễ dàng được phát hiện khi thực hiện siêu âm vùng này bao gồm:

  • Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng viêm khớp dễ gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn ở đầu gối bị hao mòn do tuổi tác và thời gian, gây đau nhức khi thời tiết thay đổi khiến đầu gối không thể co duỗi tự nhiên.
  • Bệnh thấp khớp: Đây là loại viêm khớp gây đau đớn nhất, xảy ra lúc hệ miễn dịch của bạn xem “khớp gối” như vật thể lạ và tấn công. Đây là bệnh mạn tính, không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.
  • Viêm bao hoạt dịch: Đây là tình trạng các túi dịch nhỏ đệm bên ngoài khớp gối của bạn bị nhiễm trùng, chấn thương, gây nên sưng và hình thành ổ viêm.
  • Viêm gân bánh chè: Đây là tình trạng viêm xảy ra nếu có chấn thương tại vùng gân bánh chè – chạy từ xương bánh chè đến xương ống quyển giúp bạn chạy, nhảy và đá.
  • Bệnh Gout: Đây là loại viêm khớp xảy ra khi tinh thể Axit Uric tích tụ trong khớp. 
  • Nhiễm trùng khớp gối: Tình trạng này có thể khiến đầu gối bị sưng, đau, đỏ, cơ thể dễ bị sốt và nhanh chóng gây tổn thương rộng rãi cho sụn đầu gối.
Siêu âm khớp gối chẩn đoán được bệnh gì?
Viêm thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến hiện nay

Chấn thương đầu gối

Kỹ thuật siêu âm vùng khớp gối là phương pháp hiệu quả để chẩn đoán những chấn thương đầu gối, bao gồm:

  • Rách sụn chêm: Sụn chêm hoạt động như một bộ phận giảm xóc giữa xương đùi và xương ống chân. Nó có thể bị rách đột ngột nếu bạn bất ngờ vặn đầu gối, cần chuyển hướng cơ thể dứt khoát.
  • Tổn thương cơ ACL: Đây là một vết rách trên dây chằng chéo trước (ACL) – nối xương ống quyển tới xương đùi. Chấn thương ACL thường bắt gặp ở những người chơi bóng đá, bóng rổ cần thay đổi hướng đột ngột.
  • Trật khớp xương bánh chè: Đây là tình trạng khối xương hình tam giác bao phủ phía trước đầu gối của bạn (xương bánh chè) lệch ra khỏi vị trí cũ.
  • Gãy xương: Đây là tình trạng các xương đầu gối kể cả xương bánh chè có thể bị nứt/gãy/vỡ do ngã hoặc tai nạn giao thông.

Vấn đề cơ học khác

Ngoài những bệnh lý kể trên, khi siêu âm khớp gối cũng có thể phát hiện ra một số vấn đề cơ học như:

  • Vướng dị vật: Đây là tình trạng một phần của sụn hoặc xương bị nứt/gãy/mẻ rồi kẹt vào giữa khớp, khiến đầu gối bị khóa lại, gây nhói đau khi chuyển động.
  • Đau dây thần kinh tọa: Đây là tình trạng dây thần kinh tọa kéo dài từ hông đến đầu gối bị cọ xát quá mức với phần xương đùi gây nên sưng viêm. Những người đi xe đạp và vận động viên chạy bộ thường dễ mắc hội chứng này.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm khớp gối

Giống như những phương pháp thăm khám chẩn đoán hình ảnh khác, kỹ thuật siêu âm cũng có ưu và nhược điểm, cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Không xâm lấn: Siêu âm khớp gối được thực hiện ngay bên ngoài lớp da đầu gối, hoàn toàn không dùng kim tiêm hay phải cắt, rạch, khâu.
Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm khớp gối
Siêu âm khớp gối là phương pháp không xâm lấn
  • Không gây đau: Siêu âm khớp gối không gây đau đớn như những kỹ thuật khác mà ngược lại còn rất êm ái nên ít khi sử dụng gây tê hay mê.
  • Thoải mái: Trước buổi thực hiện siêu âm vùng khớp gối bệnh nhân không cần chuẩn bị gì.
  • Tiết kiệm chi phí: Thủ thuật này có chi phí khá rẻ nên bạn hoàn toàn thực hiện được bất cứ lúc nào nếu đầu gối xuất hiện dấu hiệu không bình thường.
  • Hiệu quả cao: Sóng siêu âm giúp phác họa không gian 3D tốt hơn những kỹ thuật hình ảnh khác, cho phép đánh giá chi tiết các rối loạn về khớp gối và cơ, gân, hệ thống dây chằng, dây thần kinh.

Nhược điểm

Siêu âm khớp gối vẫn có một số hạn chế nhất định, cụ thể như sau:

  • Hạn chế với sụn: Siêu âm khớp gối cho bác sĩ hình dung rõ nét về cơ, gân, dây chằng, khớp tốt hơn là sụn. Sụn có thể được nhìn thấy một phần nếu nó nằm trong vùng được siêu âm. Tuy nhiên khả năng này bị hạn chế vì sóng siêu âm tần số thấp càng cao cho chất lượng hình ảnh càng rõ nét thì độ thâm nhập vào mô càng thấp.
  • Hạn chế với xương: Sóng siêu âm không thể xuyên qua xương nên những vấn đề nội khớp nằm sâu trong xương khó được phát hiện.

Khi nào cần thực hành siêu âm khớp gối

Bạn cần đi siêu âm khớp gối ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau gối khi thời tiết thay đổi.
  • Đau gối khiến việc đi lại gặp khó khăn.
  • Nghe tiếng kêu cót két hoặc nổ lách tách, lạo xạo ở khớp gối.
  • Đầu gối sưng, cứng, đỏ, có vết bầm tím hoặc ấm khi chạm vào.

Ngoài ra, bạn cần đến ngay bệnh viện nếu gặp những tình huống khẩn cấp sau đây:

  • Xuất hiện một biến dạng rõ ràng ở chân hoặc đầu gối.
  • Khó khăn trong việc di chuyển vì khớp gối không tải nội trọng lượng của bạn.
  • Khớp gối sưng đỏ rõ rệt, đau nhói kèm theo dấu hiệu sốt.
  • Đau đầu gối nghiêm trọng do chấn thương, tai nạn.

Các kỹ thuật siêu âm khớp gối thường gặp

Sau đây là các kỹ thuật siêu âm vùng khớp gối thường gặp:

Mặt cắt dọc qua gân cơ tứ đầu ở đùi trước

Cơ tứ đầu đùi là một nhóm gồm bốn cơ bắp lớn nằm ở mặt trước của đùi, có chức năng giúp bạn duỗi gối, chạy, nhảy, đi lại và gập háng. Siêu âm khớp gối qua mặt cắt dọc gân cơ tứ đầu đùi trước bao gồm các đặc điểm như sau:

Vị trí đầu dò: Đặt dọc theo nhóm cơ tứ đầu đùi trước, nằm sát xương bánh chè.

Tư thế siêu âm: Bạn nằm ở tư thế ngửa, bác sĩ sẽ đặt một chiếc gối nhỏ kê bên dưới đầu gối để nó gập khoảng 20 – 30 độ.

Mục đích chẩn đoán: Siêu âm khớp gối ở vị trí này giúp bác sĩ quan sát được:

  • Mỡ và bao hoạt dịch trên xương bánh chè.
  • Xương bánh chè và xương đùi.
  • 3 lớp cấu tạo cơ tứ đầu đùi trước gồm:
  • Lớp bề mặt: Cơ thẳng đùi trước (Rectus Femoris).
  • Lớp trung gian: Từ cơ rộng ngoài (Vastus Lateralis) đến cơ rộng trong (Vastus Medialis).
  • Lớp sâu nhất: Cơ rộng giữa (Vastus Intermedius).

Mặt cắt xương đùi

Phương pháp siêu âm khớp gối qua mặt cắt xương đùi có đặc điểm:

  • Vị trí đầu dò: Đặt ngang vị trí trên xương bánh chè, ngay phần đùi trước.
  • Tư thế siêu âm: Bạn cần gập đầu gối hoàn toàn, toàn bộ phần sụn khớp ở gối được dàn đều trên mặt phẳng nằm ngang, đồng thời nhóm cơ tứ đầu sẽ đẩy ra phía trước hết cỡ.
Mặt cắt xương đùi
Hình ảnh mặt cắt xương đùi khớp gối

Túi hoạt dịch trước xương bánh chè

Siêu âm vùng khớp gối qua túi hoạt dịch trước xương bánh chè có đặc điểm:

  • Vị trí đầu dò: Đặt nằm ngang ngay trên đầu gối.
  • Tư thế siêu âm: Nằm ngửa và gấp đầu gối một góc 30 độ.
  • Mục đích chẩn đoán: Siêu âm khớp gối ở vị trí này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng tổng thể của vùng hoạt dịch xương bánh chè như độ dày túi dịch, phát hiện viêm, ổ sung, sự rò rỉ bao hoạt dịch.

Dây chằng (gân) bánh chè

Dây chằng bánh chè là đoạn gân nối giữa phần trên xương ống quyển (xương chày) với cực dưới đầu gối (xương bánh chè). Nhờ gân bánh chè mà khi cơ tứ đùi co lại cơ thể mới có thể duỗi cẳng chân ra. Kỹ thuật này bao gồm đặc điểm:

Vị trí đầu dò: Đặt dọc ngay giữa xương bánh chè, kéo dài xuống phần trên xương chày.

Tư thế siêu âm: Bạn nằm ngửa và co đầu gối lên một góc 30 độ.

Mục đích chẩn đoán: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát được các bất ổn tại:

  • Dây chằng bánh chè.
  • Lớp mỡ Hoffa – khối mỡ đệm nằm sau dây chằng bánh chè.
  • Phần trên xương ống quyển và phần cực dưới của xương đầu gối.

Mạc giữ bánh chè trong và ngoài

Mạc giữ bánh chè trong và ngoài là một cấu trúc những sợi cơ nằm tại hai bên đầu gối. Ở phía trước nó sẽ kết nối vào xương đầu gối, dây chằng bánh chè,  gân từ đầu đùi, có nhiệm vụ cố định xương bánh chè vào đúng vị trí.

Kỹ thuật này có đặc điểm:

  • Vị trí đầu dò: Đặt đầu dò dọc theo đường nối giữa xương đùi và đầu gối.
  • Tư thế siêu âm: Nằm ngửa và duỗi thẳng chân.
  • Mục đích chẩn đoán: Toàn bộ dải gân bánh chè trong và ngoài sẽ hiển thị rõ trên hình ảnh siêu âm, giúp bác sĩ chẩn đoán được các ổ sưng, viêm hay vết rách cơ đặc biệt là khi xương bánh chè bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu.

Dây chằng bên chày và sụn chêm

Dây chằng bên chày hay dây chằng giữa gối, dây chằng chéo giữa (MCL) kéo dài từ mặt trong đầu trên xương ống quyển (xương chày) đến mặt trong đầu dưới xương đùi – giúp giữ ổn định cho cẳng chân, đầu gối, chống lại các lực quay đầu gối ra bên ngoài.

Kỹ thuật siêu âm này có những đặc điểm:

  • Vị trí đầu dò: Đặt thiết bị ở mặt trong khớp gối, dọc theo đường nối giữa xương đùi và xương chày đến khi dây chằng bên chày được bộc lộ rõ trên màn hình siêu âm.
  • Tư thế siêu âm: Nằm ngửa, chân gập một góc 30 độ.
Dây chằng bên chày và sụn chêm
Hình ảnh dây chày và sụn chêm
  • Mục đích chẩn đoán: Kỹ thuật siêu âm khớp gối ở vị trí này giúp bác sĩ quan sát, đánh giá được dây chằng bên chày, dây chằng chéo sau, sụn chêm ngoài và trong. Từ đó kiểm tra khớp xương chày – mác (Tibiofibular) xem có hạch quanh khớp hay tràn dịch khớp hay không, đồng thời đánh giá được mối quan hệ giữa cơ nhị đầu đùi sau với dây chằng bên chày.

Dây chằng bên mác

Dây chằng bên mác (dây chằng bên ngoài, dây chằng bên cạnh (LCL)) với nhiệm vụ giữ sự ổn định cho mặt ngoài của đầu gối. Kỹ thuật này có đặc điểm tương tự như dây bằng bên chạy nhưng khác là được thực hiện ở mặt bên ngoài khớp gối.

Gân cơ chân ngỗng

Gân cơ chân ngỗng (Hamstring) là một nhóm gồm 3 cơ nhỏ hơn là cơ thon, cơ bán gân, cơ may tạo thành. 3 nhóm cơ này xuất phát từ 3 vị trí khác nhau trong xương đùi rồi nhập lại thành một tại đầu trên xương chày và cho hình ảnh rất giống chân ngỗng. Nó có chức năng giúp bạn thực hiện động tác duỗi gập đầu gối, di chuyển.

Siêu âm khớp gối qua gân cơ chân ngỗng có các đặc điểm:

  • Vị trí đầu dò: Đặt đầu dò ở mặt trong đầu trên xương chày theo hướng xiên qua trục dài của dây chằng chéo giữa. Bác sĩ nên cẩn thận quét đầu dò qua toàn bộ chiều dài dây chằng này. 
  • Tư thế siêu âm: Bệnh nhân nằm ngửa, xoay đầu gối ra phía ngoài trong khi vẫn giữ nguyên tư thế gập khớp gối 30 độ.
  • Mục đích chẩn đoán: Giúp bác sĩ quan sát được gân cơ chân ngỗng nằm sát xương chày, dây chằng giữa khớp gối, phần bề ngoài của dây chằng giữa khớp gối, dây chằng sụn chêm và sụn chêm trong.

Dải chậu chày

Dải chậu chày (Iliotibial Band) là một dải mô sợi liên kết mỏng như lưỡi dao, kéo dài từ hông, chạy dọc theo đùi ngoài đến mặt ngoài của đầu gối và xương chày. Nó có chức năng giúp hông di chuyển linh hoạt, thực hiện động tác gập, xoay khớp háng cũng như duỗi khớp gối.

Loại siêu âm khớp gối này có đặc điểm

  • Vị trí đầu dò: Đặt dọc ở vị trí lồi cầu ngoài xương đùi.
  • Tư thế siêu âm: Xoay khớp gối của bệnh nhân vào bên trong đồng thời giữ nguyên góc gập đầu gối 30 độ.
  • Mục đích chẩn đoán: Siêu âm ở vị trí này giúp bác sĩ quan sát được: Dải chậu chày, củ Gerdy’s Tubercle – củ bên xương chày và lồi cầu ngoài xương đùi (Lateral Femoral Condyle).

Mặt cắt qua trám khoeo

Trám khoeo (vùng gối sau) là một hố hình trám nằm ngay rãnh gập khớp gối. Kỹ thuật này có các đặc điểm:

Vị trí đầu dò: Đặt ngang hoặc dọc trám khoeo đều được.

Tư thế siêu âm: Bạn cần nằm sấp, gập khớp gối 45 độ so với mặt phẳng giường siêu âm.

Mục đích chẩn đoán: Siêu âm khớp gối kiểu này giúp bác sĩ đánh giá được: 

  • Tĩnh mạch khoeo, động mạch khoeo.
  • Đầu cơ bụng chân trong (MHG), đầu cơ bụng chân ngoài (LHG).
  • Một phần của dây chằng chéo sau và thần kinh chày (mũi tên cong). 
  • Xương đùi và xương chày.

Quy trình siêu âm khớp gối

Quy trình siêu âm khớp gối bao gồm các bước:

Chuẩn bị

Trước buổi siêu âm khớp gối, bệnh nhân không cần phải chuẩn bị bất cứ điều gì, thậm chí là ăn uống thoải mái như bình thường.

Thực hiện

Quy trình siêu âm khớp gối bao gồm:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm lên giường siêu âm trong tư thế nằm phù hợp (ngửa, sấp hoặc nghiêng) tùy vào kỹ thuật siêu âm mà bác sĩ áp dụng.
Quy trình siêu âm khớp gối
Bệnh nhân nằm lên giường siêu âm với tư thế nằm phù hợp
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ bôi một lớp gel lên trên khớp gối từ đó tạo ra sự tiếp xúc trơn tru giữa thiết bị siêu âm và làn da bạn. Đầu dò được đặt trực tiếp lên vùng cần thăm khám trong suốt thời gian thực hiện thủ thuật.
  • Bước 3: Bác sĩ liên tục di chuyển thiết bị trên khớp gối của bệnh nhân và giải thích kết quả siêu âm.
  • Bước 4: Bác sĩ lau sạch gel để kết thúc quy trình siêu âm.

Quy trình siêu âm khớp gối thường kéo dài khoảng 30 phút. Bác sĩ sẽ trả kết quả ngay sau khi thực hiện thủ thuật hoặc có thể hẹn vào buổi tái khám sau.

Những lưu ý khi đi siêu âm khớp gối

Quy trình thủ thuật này không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu khi khớp gối của bạn đang bị sưng, viêm hoặc trật. Bệnh nhân sẽ phải làm thêm các xét nghiệm máu, thủ thuật chọc dò khớp nếu ngờ bị nhiễm trùng hoặc viêm. Khi đó bác sĩ sẽ lấy một lượng chất lỏng từ trong khớp gối bằng kim tiêm và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Những lưu ý khi đi siêu âm khớp gối
Quy trình không gây đau đớn nhưng có thể làm khó chịu vùng gối

Siêu âm khớp gối bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào cơ sở thăm khám mà chi phí siêu âm khớp gối sẽ dao động từ 75,000 – 500,000 đồng. Mặc dù vậy bạn cũng đừng quá bận tâm giá thành mà lựa chọn địa chỉ không uy tín và bác sĩ chưa đủ trình độ chuyên môn thực hiện.

Siêu âm khớp gối ở đâu?

Hiện nay đã số các bệnh viện đều cung cấp dịch vụ siêu âm khớp gối. Bạn cần lựa chọn trung tâm y tế được cấp phép với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc chẩn đoán bệnh lý và đưa ra hướng điều trị.

Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa cung cấp những vấn đề cơ bản về siêu âm khớp gối. Hy vọng chúng hữu ích với bạn đọc. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ