Có nên đi siêu âm thai 9 tuần tuổi hay không? Thông tin nhận được khi siêu âm thai 9 tuần tuổi gồm những gì? Cần lưu ý gì khi đi siêu âm? Là băn khoăn chung của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Siêu âm thai 9 tuần tuổi là một trong những mốc siêu âm quan trọng đối với mẹ bầu. Vậy nên chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chị em cần đi siêu âm vào giai đoạn này cũng như nên thực hiện siêu âm bụng hay đầu dò nhé!
Siêu âm thai 9 tuần tuổi là một trong những mốc siêu âm quan trọng.
2. Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?
Bởi vì siêu âm thai 9 tuần tuổi có ý nghĩa quan trọng, đó đó việc lựa chọn phương pháp siêu âm bụng hay đầu dò cũng rất được chú trọng.
Hiện nay, thông thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu tiến hành siêu âm đầu dò khi thai được 9 tuần tuổi, bởi giai đoạn này chưa thích hợp để thực hiện siêu âm bụng. Hơn nữa, siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ quan sát cơ quan sinh dục ở bên trong rõ nét hơn, từ đó, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở thai nhi, đánh giá tổng quan về tình trạng thai nhi, điều mà siêu âm thành bụng khó thấy được ở thời điểm này.
Tuy nhiên, thường thì chỉ mẹ bầu có thể chuyển sang siêu âm bụng khi thai nhi đã được 12 tuần tuổi. Lúc này, siêu âm thành bụng sẽ giúp tầm soát và sàng lọc dị tật thai nhi tốt hơn.
Thông tin nhận được khi siêu âm thai 9 tuần tuổi
Khi siêu âm thai 9 tuần tuổi thì những thông tin mà bác sĩ và mẹ bầu nhận được sẽ bao gồm sự phát triển và thay đổi của mẹ và bé, cụ thể như sau:
1. Đối với mẹ
Mẹ sẽ nhận được thông tin liên quan đến tình trạng tử cung, buồng trứng, nước ối hay nhau thai… để biết tình trạng cơ thể có đang ổn định hay không? Có hỗ trợ tốt nhất cho việc mang thai hay không?
Mẹ cũng sẽ nhận được thông tin về những bất thường liên quan đến việc ra máu bất thường, từ đó đánh giá nguy cơ sảy thai nếu có.
Nhận được thông tin về ngày sự sinh và đánh giá khả năng mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
2. Đối với bé
Siêu âm thai 9 tuần tuổi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bác sĩ về tình trạng hiện tại của thai nhi, từ đó đưa ra đánh giá tổng quan hơn. Cụ thể như:
Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi
Hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi có thể thấy khá rõ ràng.
Siêu âm sẽ giúp tạo ra hình ảnh của em bé trong bụng mẹ, kèm theo hình ảnh khác liên quan như tử cung, nhau thai… Từ đó, mẹ sẽ thấy video thai nhi 9 tuần tuổi trong tử cung và những hình ảnh khác về vị trí, kích thước, bộ phận cơ thể hay cử động của bé.
Đặc biệt, thông qua hình ảnh siêu âm thai nhi 9 tuần tuổi bác sĩ sẽ phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi, từ đó đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả, an toàn nhất cho cả mẹ lẫn thai nhi.
Tần số tim thai ở tuần thứ 9 của thai kỳ
Siêu âm vào thời điểm này, mẹ đã có thể nghe được tim thai của trẻ. Bởi thai nhi sẽ bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 5 hoặc muộn hơn là từ tuần thứ 8 đến thứ 10 của thai kỳ.
Thường thì tần số nhịp tim thai sẽ khác nhau tùy vào việc thai nhi đang ở tuần thứ bao nhiêu. Trung bình, khi thai ở tuần thứ 9 sẽ có tần số dao động trong khoảng 170 – 180 nhịp/ phút.
Sự phát triển của thai nhi
Khi ở tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu bước sang giai đoạn bào thai và các mô, các bộ phận cơ thể phát triển nhanh chóng. Vì thế khi siêu âm sẽ thấy rõ các bộ phận của bé, các màng và lông tơ trước đây sẽ biến mất. Đồng thời, có thể quan sát một số chuyển động cả bên ngoài và bên trong của bé. Cụ thể:
Nhìn thấy rõ về mắt, mũi, miệng, các chi tiết trên khuôn mặt bé; cột sống; móng tay, móng chân của bé được hình thành.
Quan sát các khớp vai, đầu gối, mắt cá nhân, khuỷu tay sẽ được bé bắt đầu chuyển động; đặc biệt các bộ phận như ruột, gan, não, thận,… cũng bắt đầu hoạt hoạt.
Và kể từ thời điểm tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển một cách nhanh chóng, tăng chiều dài gấp đôi và hoàn thiện các bộ phận khác trên cơ thể.
Lưu ý khi siêu âm thai 9 tuần tuổi
Để quá trình siêu âm thai 9 tuần tuổi diễn ra thuận lợi, thì khi đi siêu âm, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Quy trình siêu âm thai nhi luôn phải tuân thủ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
1. Quy trình siêu âm thai
Mẹ bầu cần nắm rõ quy trình siêu âm để có thể chuẩn bị sẵn sàng khi đi siêu âm, tránh những trường hợp không thể siêu âm, làm mất thời gian của cả mẹ bầu lẫn bác sĩ.
Cụ thể, quy trình siêu âm sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quan, đánh giá tình trạng hiện tại của mẹ bầu, kiểm tra xem có đủ điều kiện siêu âm không?
Bước 2: Bác sĩ sẽ bôi một lớp keo siêu âm chuyên dụng lên bụng mẹ để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình siêu âm.
Bước 3: Tiến hành siêu âm và đánh giá tình trạng mẹ bầu lẫn thai nhi.
Bước 4: Trả kết quả siêu âm, tư vấn, hướng dẫn chăm sóc thai kỳ và hẹn thời gian siêu âm tiếp theo.
2. Cần làm gì sau khi siêu âm thai 9 tuần tuổi?
Sau khi kết thúc quá trình siêu âm, mẹ bầu có thể chờ lấy kết quả và ra về mà không phải lo lắng gì, chỉ trừ trường hợp mẹ bầu được chỉ định tiến hành thêm các xét nghiệm liên quan khác.
Hơn nữa, mẹ bầu hãy tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về việc chăm sóc hoặc những điều cần lưu ý trong suốt thai kỳ để tránh những vấn đề không mong muốn.
Tuy nhiên, thông thường, sau khi siêu âm, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu tiến hành xét nghiệm nồng độ hormone thai kỳ, từ đó lên kế hoạch dùng thuốc hoặc ăn uống để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, mẹ bầu cũng sẽ cần thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung và xét nghiệm nước tiểu để theo dõi nồng độ protein trong cơ thể.
Sự phát triển của thai nhi khi được 9 tuần tuổi
Bên cạnh việc nghe được nhịp tim thai 9 tuần tuổi, thấy được hình ảnh của thai như đã trình bày ở phần trên thì siêu âm thai 9 tuần tuổi còn giúp mẹ quan sát được sự phát triển của thai nhi qua 9 tuần tuổi. Nên sẽ giúp mẹ giải đáp được hầu hết những băn khoăn liên quan như thai 9 tuần đã bám chắc chưa? Thai 9 tuần đã ổn định chưa? Hay thai 9 tuần đã máy chưa một cách chi tiết.
Thai nhi 9 tuần tuổi sẽ có sự phát triển rõ rệt về cơ quan nội tạng và tay chân.
Thông thường, vào giai đoạn 9 tuần tuổi, bé sẽ có chiều dài khoảng 3cm và nặng khoảng 7 gram. Lúc này, thai đã vào tử cung nên cũng sẽ bước vào giai đoạn ổn định, nhưng đây là giai đoạn dễ sảy thai nhất nên mẹ cũng cần hết sức cẩn thận, bởi thai chưa hẳn bám chắc vào tử cung.
Hơn nữa, vào giai đoạn này, ngón chân của bé bắt đầu hình thành, thay thế cho lớp màng, lông tơ đã bắt đầu mọc ra.
Các cơ quan khác như ruột, não, thận, gan sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng.
Tay và chân của thai nhi đã bắt đầu có thể uốn cong, gập lại, chân cũng sẽ phát triển đủ dài để gập vào trước bụng.
Hình dáng cột sống của trẻ sẽ hiện rõ, dây thần kinh cột sống căng ra, não phát triển nên trán sẽ tạm thời bị căng ra.
Các đường nét khuôn mặt trẻ như mũi, miệng, mắt sẽ được hình thành rõ nét hơn.
Những thay đổi của cơ thể mẹ và cách chăm sóc mẹ bầu
Bên cạnh sự thay đổi của thai nhi thì mẹ bầu khi mang thai cũng sẽ thấy được sự thay đổi rất rõ ràng như:
Khi chạm vào bụng, mẹ bầu sẽ thấy vùng bụng dưới trở nên săn chắc hơn, điều này thể hiện thai vào tử cung và bắt đầu phát triển dần.
Cơ thể mẹ trở nên mẫn cảm hơn rất nhiều, dễ bị ốm nghén và trở nên nặng nề hơn theo thời gian.
Mẹ bầu có thể sẽ thay đổi về cân nặng, cơ thể bắt đầu thay đổi kích thước để thích hợp hơn với thai nhi.
Để thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Mẹ bầu cần tăng cường bổ sung canxi.
Tránh gập người hay làm việc nặng thường xuyên.
Chọn tư thể ngủ thoải mái, dễ chịu.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai.
Giữ tâm lý ổn định, hạn chế căng thẳng, stress.
Hạn chế quan hệ tình dục.
Hy vọng những thông tin trên đây về siêu âm thai 9 tuần tuổi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam nhé!