Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 24, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi sâu vào vấn đề siêu âm thai nhi nằm sấp có sao không, thì chúng ta cùng tìm hiểu về tư thế nằm cũng như vị trí thai theo từng giai đoạn của thai kỳ để có cái nhìn tổng quan và đánh giá được việc trẻ nằm sấp liệu có bất thường hay không nhé!
Thông thường, vị trí của thai nhi sẽ thay đổi vào từng giai đoạn của thai kỳ, cụ thể như sau:
30 tuần đầu tiên
30 tuần đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn thai nhi thay đổi vị trí và tư thế liên tục. Thường thì sau tuần thứ 4, khi phôi thai bắt đầu bám vào thành tử cung rồi dần phát triển thành thai nhi thì tư thế của thai nhi sẽ không cố định. Trẻ sẽ xoay ngang, xoay dọc liên tục trong túi ối và tử cung của mẹ.
Tuần 32 – 34
Khi thai nhi bắt đầu bước vào tuần thứ 32 – 34 thì sẽ bắt đầu ổn định tư thế cũng như ngôi thai. Thường thì phần đầu của trẻ sẽ nằm dưới bụng, còn chân thì liên tục đạp vào bụng mẹ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thai để kiểm tra ví trí của thai. Nhưng vị trí thai nhi vẫn có thể thay đổi nhiều lần chứ vẫn chưa thực sự ổn định.
Tuần 34 – 36
Giai đoạn này, tư thế và vị trí của thai nhi sẽ bắt đầu ổn định, sẵn sàng cho việc chào đời. Thai nhi sẽ cố định trong khung xương chậu của mẹ, không còn di chuyển nữa.
Tư thế của thai nhi trong bụng mẹ là không cố định và sẽ thay đổi trong suốt thai kỳ. Vậy siêu âm thai nhi nằm sấp có sao không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp ngay phần bên dưới nhé!
Trong những tháng đầu đời, tư thế thai nhi sẽ thay đổi liên tục, hơn nữa, lúc này tử cung của mẹ còn rộng nên việc thai nhi nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng đều là hoàn toàn bình thường. Nên nếu kết quả siêu âm thai nhi nằm sấp mẹ cũng có thể yên tâm vì nó không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.
Tuy nhiên, nếu mẹ nhận kết quả siêu âm thai nhi nằm sấp vào tuần thứ 34 – 36 của thai kỳ thì phải hết sức lưu ý, bởi đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu ổn định tư thế, chuẩn bị chào đời, việc trẻ nằm sấp trong tử cung sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe trẻ khi chào đời.
Do vậy, mẹ bầu cần thường xuyên đi siêu âm định kỳ để bác sĩ theo dõi, đánh giá ngôi thai và có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tình trạng thai nhi nằm sấp hay nằm sai tư thế trong tử cung.
Ngoài ra, việc siêu âm còn cung cấp các chỉ số liên quan đến thai nhi như trọng lượng thai, chiều dài cương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, nhịp tim thai, vị trí bánh rau, chỉ số nước ối… Để giúp bác sĩ đánh giá tình trạng phát triển cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, cảnh báo dị tật thai nhi.
Trên thực tế việc điều chỉnh tư thế nằm của trẻ vào giai đoạn đầu thai kỳ khá dễ dàng. Cụ thêm mẹ chỉ cần đi lại, uống nước cam, nói chuyện với bé hay ấn vào mông bé là bé đã thay đổi tư thế nằm rồi. Nên mẹ không cần quá băn khoăn làm sao để thai nhi nằm ngửa khi siêu âm đâu nhé!
Tư thế ngủ của người mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi, do đó, mẹ bầu cần lưu ý về tư thế ngủ trong suốt thai kỳ, cụ thể như sau:
Tư thế ngủ trong 3 tháng đầu
Giai đoạn này, thai nhi còn rất nhỏ, bụng của mẹ cũng chưa to ra, nên mẹ có thể nằm ngủ một cách thoải mái ở bất cứ tư thế nào. Tùy nhiên, hãy hạn chế nằm sấp và ôm gối đi ngủ vì nó sẽ gây thói quen xấu, làm ảnh hưởng đến những tháng tới của thai kỳ.
Tư thế ngủ trong 3 tháng giữa
Thời điểm này, thai nhi bắt đầu lớn lên, bụng mẹ cũng sẽ nhô ra, nên tư thế ngủ phù hợp nhất cho mẹ bầu là nằm nghiên bên phải. Hơn nữa, nằm nghiêng một bên và kê cao chân còn giúp chị em ngủ ngon hơn. Bởi lúc này, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái còn thai nhi cũng không bị ảnh hưởng từ tư thế nằm ngủ của mẹ.
Tư thế ngủ trong 3 tháng cuối
Giai đoạn này, thai nhi đã phát triển lớn, bụng mẹ bắt đầu to nhanh, nên mẹ sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều khi ngủ. Tuy nhiên, vì 3 tháng cuối, thai nhi sẽ thường xoay người hướng về bên phải nên tốt nhất mẹ hãy ngủ nghiêng bên trái để tránh gây áp lực lên tử cung, dây chằng hay vùng xương chậu. Hơn nữa, ngủ nghiêng sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng sưng chân, bởi máu sẽ lưu thông tốt hơn.