Ý Nghĩa Chỉ Số Chiều Dài Xương Mũi Của Thai Nhi

Trang chủ > Siêu Âm > Siêu âm thai > Ý Nghĩa Chỉ Số Chiều Dài Xương Mũi Của Thai Nhi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 3, 2021

Có thể bạn chưa biết, chiều dài xương mũi của thai nhi đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán tình hình sức khỏe và phát triển. Từ đó, giúp bác sĩ xác định những bệnh lý nguy hiểm và có phương án xử lý kịp thời. Vì thế, hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Ý nghĩa chỉ số chiều dài xương mũi của thai nhi

Theo các nghiên cứu cho thấy: trong 100 thai nhi mà không thể đo được chiều dài xương mũi ở 3 tháng đầu thai kỳ, thì có đến 73 trường hợp sau sinh bị hội chứng Down. Và trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ, chiều dài xương mũi vẫn không thể đo được vì không có hoặc quá ngắn thì nguy cơ trẻ sinh ra bị Down sẽ càng cao. Như thế chiều dài xương mũi bất thường ở hai trường hợp: trường hợp thai nhi không có xương mũi gọi là bất sản xương mũi, trường hợp xương mũi ngắn gọi là thiếu sản xương mũi.

Tuy nhiên, chiều dài xương mũi còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền, dân tộc và tuổi thai. Do đó, cách tính chiều dài xương mũi cũng dựa trên những tiêu chí riêng. Bác sĩ sẽ tự biết cân nhắc, chẩn đoán sao cho phù hợp với tình trạng phát triển và giai đoạn của thai kỳ.

Số đo chiều dài xương mũi từ 4,5 mm trở lên được xem là bình thường khi thai nhi được 20 tuần tuổi. Ở tuần thai thứ 22, chiều dài xương mũi < 3,5 mm thì trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down. Quá trình phát triển thực tế của thai nhi được phản ánh thông qua chỉ số đo độ dài xương mũi. Bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác khi chiều dài xương ngắn hoặc đo không thấy, để chẩn đoán kết quả một cách chính xác.

So với người da vàng, người da trắng có xương mũi dài hơn. Con sinh ra sẽ có xương mũi ngắn nếu mũi bố mẹ tẹt. Do đó, khi thấy xương mũi con mình ngắn, bạn đừng quá lo lắng vì nghĩ trẻ sẽ mắc chứng thiểu năng trí tuệ. Thông thường, mũi bé cao không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, trong quá trình siêu âm thai nhi nếu phát hiện dị tật, bác sĩ sẽ thông báo để mẹ bầu được biết sớm. Vậy chiều dài xương mũi của thai nhi đo từ tuần thứ mấy? Chiều dài xương mũi theo tuần cụ thể như thế nào?

chieu-dai-xuong-mui-cua-thai-nhi-1
Chiều dài xương mũi của thai nhi sẽ được bác sĩ chẩn đoán cẩn thận

Bảng chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần

Mũi bé bắt đầu hình thành như một phần đường thở của bào thai ở tuần thứ 4 của thai kỳ. Các thành phần cơ bản của mũi đã hoàn thiện vào tuần thai thứ 11. Do đó, tại thời điểm này, thai phụ có thể đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và kiểm tra chiều dài xương mũi. Ngoài ra, trong các tuần 17, 18, 21, 23, 25, 27 hay vào 3 tháng giữa thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu làm xét nghiệm chiều dài xương mũi. Trong một số trường hợp, chiều dài xương mũi của thai nhi 32 tuần vẫn được kiểm tra.

Theo kết quả nghiên cứu về chiều dài xương mũi thai nhi của các nhà khoa học Philippines trên 74 bà mẹ, cho ra kết quả như sau:

  • Vào các tuần 11, 12, 13, 14, 15 chiều dài xương mũi sẽ tương ứng với 1,97 mm, 2,37 mm, 2,90 mm, 3,44 mm, 3,05 mm.
  • Lúc em bé 20 tuần tuổi, chiều dài xương mũi từ 4,5 mm trở lên được xem là bình thường. Chiều dài xương mũi của thai nhi 22 tuần < 3,5 mm có nguy cơ mắc hội chứng Down rất cao.

Mẹ bầu hãy tham khảo ngay bảng độ dài xương mũi thai trong 3 tháng đầu tiên, để có góc nhìn cụ thể và rõ nét hơn nhé.

Tuổi thai nhi Chiều dài xương mũi (mm)
11 tuần 1,97 mm
12 tuần 2,37 mm
13 tuần 2,90 mm
14 tuần 3,49 mm
15 tuần 4,05 mm

Có trường hợp chiều dài xương mũi của thai nhi ngắn nhưng không phải dấu hiệu từ hội chứng Down, mà do yếu tố di truyền. Các số liệu trong bảng trên cũng chỉ mang tính tham khảo, mẹ bầu cần xét nghiệm kỹ lưỡng hơn để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi. Để nhận kết quả cụ thể như chiều dài xương mũi của thai nhi 23 tuần hoặc vào các giai đoạn khác. Mẹ bầu hãy thăm khám định kỳ để được bác sĩ hỗ trợ kiểm tra và chẩn đoán.

chieu-dai-xuong-mui-cua-thai-nhi-2
Mẹ bầu nên thăm khám thai định kỳ

Vậy khi siêu âm thai nhi mũi tẹt, mũi cao có nguy hiểm không? Và phải làm thế nào?

Việc siêu âm thai nhi mũi tẹt có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như những thông tin đã chia sẻ ở trên, chiều dài xương mũi bị tẹt có thể là dấu hiệu của hội chứng Down hoặc biểu hiện di truyền từ bố mẹ.

Trong trường hợp này, mẹ bầu cần áp dụng thêm một số xét nghiệm khác để bác sĩ có góc nhìn toàn diện, giúp kết quả chẩn đoán được chính xác hơn. Từ đó, nếu trẻ thật sự đối mặt với nguy cơ mắc hội chứng Down, sẽ đề ra những phương án xử lý kịp thời và nhanh chóng nhất. Siêu âm thai nhi mũi cao thường không gây nguy hiểm, nên mẹ bầu đừng lo lắng.

Như đã đề cập bác sĩ sẽ bắt đầu theo dõi chiều dài xương muỗi thai nhi từ tuần thứ 12 và xuyên suốt cho đến tận quý 3 của thai kỳ tức là tuần thai thứ 28-32. Mỗi mốc giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bé rõ và chính xác hơn vì thế mẹ bầu cần tuân thủ theo lịch khám của bác sĩ đề ra.

Mốc 1: Đo chiều dài xương mũi thai nhi vào tuần 12

Vào thời điểm này, bác sĩ chỉ xem xét bé có xương mũi hay không, mà chưa quan tâm đến chiều dài xương mũi. Nếu bé vẫn chưa có xương mũi thì được xếp vào nhóm có nguy cơ cao. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng vì thế hãy bình tĩnh theo dõi ở mốc theo dõi sau.

Mốc 2: Đo chiều dài xương mũi thai nhi vào tuần 28 – 32

Trong các lần đo sau, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành đo xương mũi thai nhai. Việc xương mũi thai nhi vẫn tiếp tục không có hoặc chiều dài xương mũi ngắn thì nguy cơ bé mắc bệnh down tăng lên đến 83 lần.

Tuy nhiên, để kết luận bé có bị mắc bệnh down không, bác sĩ sẽ theo dõi xương mũi thai nhi kết hợp với các xét nghiệm sàn lọc (Double test, Triple test, NIPT) hoặc chỉ định chọc ối xác định thai nhi có mắc bệnh Down hay không.

chieu-dai-xuong-mui-cua-thai-nhi-3
Mẹ bầu cần thực hiện thêm một số xét nghiệm

Chị em thấy đấy, chiều dài xương mũi của thai nhi có vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán sức khỏe con yêu. Do đó, bạn cần quan tâm thăm khám định kỳ. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Chỉ Số AFI Trong Siêu Âm Thai Là Gì? Cách Đo Như Thế Nào?
Bài viết tiếp theo
[Chú Ý] Những Điều Cần Biết Trước Khi Tiêm Chủng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1