Sốt Mấy Ngày Thì Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Được?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Sốt Mấy Ngày Thì Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Được?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 11, 2023

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán, chữa trị đúng cách, kịp thời. Do đó, nhiều bạn đọc thắc mắc sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết? Xét nghiệm sốt xuất huyết gồm những loại nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý sốt xuất huyết

Trước khi giải đáp thắc mắc sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu của căn bệnh này nhé. Người bệnh sốt xuất huyết thường gặp những triệu chứng dưới đây:

  • Sốt cao từ 39 – 41 độ C. Có thể bị sốt đột ngột, kéo dài liên tục trong 2 – 7 ngày.
  • Xuất huyết: Trên da xuất hiện chấm xuất huyết. Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng chảy máu chân răng, chảy máu mũi, ói ra máu, đi ngoài phân đen hoặc ra máu, chỗ tiêm bầm tím (nếu có).
  • Đau bụng (vì gan bị sưng to).
  • Trụy mạch: Người bệnh thường hết sốt trong ngày thứ 3 – 5. Thế nhưng vẫn bứt rứt, li bì, tím môi, bị lạnh chân tay. Nếu không được cấp cứu, người bệnh có thể tử vong.

Nếu phụ huynh thấy trẻ em bị sốt cao kéo dài liên tục trên 2 ngày thì hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý sốt xuất huyết
Sốt cao từ 39 – 41 độ C cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết?

Xuất huyết dưới da dạng phát ban và sốt là triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết. Ngày thứ 3 – 7 (kể từ lúc bắt đầu biểu hiện triệu chứng đầu tiên) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Vậy sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết

Khi sốt được 3 ngày, người bệnh có thể làm xét nghiệm sốt xuất huyết. Thế nhưng trong lúc bùng phát dịch sốt xuất huyết, người bệnh có triệu chứng sốt cao đột ngột nên làm xét nghiệm sớm hơn. Cụ thể là vào khoảng 24 – 48 giờ sau khi xuất hiện cơn sốt đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn làm xét nghiệm quá sớm có thể nhận kết quả âm tính giả. Nghĩa là kết quả âm tính dù bệnh nhân đã bị sốt xuất huyết. 

Xét nghiệm sốt xuất huyết bao gồm những loại nào?

Chúng ta đã biết sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết. Vậy xét nghiệm sốt xuất huyết bao gồm những loại nào? Bệnh nhân nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần tiến hành làm những xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Nó sẽ giúp bác sĩ theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi mỗi ngày. Bên cạnh đó, có thể thực hiện hình thức xét nghiệm chẩn đoán virus, bao gồm xét nghiệm kháng thể và kháng nguyên sốt xuất huyết.

Tổng phân tích tế bào máu

Kết quả tổng phân tích tế bào máu của người bệnh sốt xuất huyết thường có hiện tượng giảm tiểu cầu. Lý do là vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể nhằm mục đích chống lại virus. Kháng thể này vô tình phá hủy tiểu cầu chính chủ bằng cơ chế miễn dịch. 

Song song đó, virus sốt xuất huyết có thể gây ra tình trạng ức chế tủy rồi dẫn đến hiện tượng giảm tiểu cầu tạm thời. Khi giảm tiểu cầu trong máu sẽ gây ra chứng xuất huyết, cụ thể là: Xuất huyết dưới da ở dạng phát ban, xuất huyết niêm mạc (chảy máu răng miệng, chảy máu cam, chảy máu tại nơi tiêm truyền,…). Nghiêm trọng hơn là hiện tượng xuất huyết trong cơ thể, biểu hiện qua các triệu chứng như rong kinh kéo dài, đi ngoài phân đen, nôn ra máu, đau bụng,…

Bệnh nhân sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy cơ bị xuất huyết phải tránh đi lại nhiều, nghỉ ngơi tại giường, hạn chế làm thủ thuật (tránh tác động vào tĩnh mạch lớn hay tĩnh mạch khó cầm máu, ví dụ như tĩnh mạch bẹn, cổ, dưới đòn). Theo quy định mới nhất của Bộ Y Tế trong năm 2019, bệnh nhân sốt xuất huyết cần tiến hành truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu thấp dưới ngưỡng 50 g/L và kèm theo những dấu hiệu xuất huyết. Với bệnh nhân không có triệu chứng xuất huyết nhưng hàm lượng tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần được truyền tiểu cầu. 

Tổng phân tích tế bào máu
Kết quả tổng phân tích tế bào máu của người bệnh sốt xuất huyết thường có hiện tượng giảm tiểu cầu

Xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1

Hình thức này được thực hiện vào khoảng thời gian nghi ngờ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu. Thế nhưng, nồng độ kháng nguyên Dengue NS1 trong máu của bệnh nhân thường có xu hướng giảm sau 3 ngày đầu chính là điểm cần chú ý. Vì vậy sau thời điểm này, nếu xét nghiệm thì sẽ cho ra kết quả âm tính giả.

Xét nghiệm kháng thể IgG

Bác sĩ thường chỉ định hình thức xét nghiệm tìm kháng thể IgG nếu cần kiểm tra tiền sử bị sốt xuất huyết của bệnh nhân. Phương pháp này không được dùng để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết cấp tính. Vì sau 7 ngày mắc bệnh, kháng thể IgG mới bắt đầu hiện diện. Nó sẽ tồn tại và bảo vệ cơ thể khỏi chủng virus sốt xuất huyết đã bị nhiễm cho đến cuối đời.

Xét nghiệm kháng thể IgM

Xét nghiệm kháng thể IgM được dùng cho người bệnh đã gặp triệu chứng sốt trong khoảng 3 – 5 ngày từ lúc nhiễm virus sốt xuất huyết. Hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể IgM khi đã bước sang giai đoạn cấp tính. Loại kháng thể này sẽ giúp chống lại virus sốt xuất huyết. Do đó, yếu tố chính quyết định kết quả xét nghiệm là khả năng tạo ra kháng thể IgM của bệnh nhân. 

Xét nghiệm sốt xuất huyết bao gồm những loại nào?
Xét nghiệm kháng thể IgG và IgM có thể được tiến hành

Các xét nghiệm khác hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết

Dưới đây là những hình thức xét nghiệm khác hỗ trợ chẩn đoán và chữa bệnh sốt xuất huyết:

  • Xét nghiệm CRP: Nó giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn khi đang bị bệnh sốt xuất huyết.
  • Xét nghiệm Albumin: Gan có nhiệm vụ sản xuất Albumin – protein giúp duy trì khả năng thẩm thấu keo trong máu. Gan đồng thời cũng sản sinh ra những loại Axit Amin. Chúng sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp Protein của tế bào. Khi phát hiện những dấu hiệu nhiễm virus Dengue, xét nghiệm Albumin sẽ được chỉ định để kiểm tra hiện tượng huyết tương tràn ra khỏi mạch máu. Từ đó hỗ trợ bác sĩ đề ra phương pháp xử trí hiệu quả, phù hợp.
  • Điện giải đồ: Kỹ thuật này giúp xác định hàm lượng ion Cl-, Na+, K+ có trong cơ thể người bệnh. Từ đó hỗ trợ kiểm tra hiện tượng rối loạn điện giải xem có xảy ra hay không.
  • Xét nghiệm chức năng thận (xét nghiệm chỉ số Microalbumin niệu, Creatinine, Cystatin C, Ure): Đánh giá nguy cơ tổn thương thận hay gặp biến chứng gây ra bởi bệnh sốt xuất huyết.
  • Xét nghiệm chức năng gan (đo men gan AST, ALT, GGT): Giúp đánh giá tổn thương hoặc biến chứng ở gan gây ra bởi bệnh sốt xuất huyết.

Phản ứng với các kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết  

Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính nghĩa là bệnh nhân đã bị sốt xuất huyết. Lúc này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn chữa trị tại nhà hoặc phải nhập viện. Với trường hợp kết quả cho ra âm tính, thế nhưng bệnh nhân lại gặp triệu chứng tương tự sốt xuất huyết và có những yếu tố dịch tễ thì cần được theo dõi, làm lại xét nghiệm để đảm bảo tính chính xác. Bạn cần áp dụng những cách bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm bệnh dù kết quả xét nghiệm âm tính.

Phản ứng với các kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết  
Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính nghĩa là bệnh nhân đã bị sốt xuất huyết

Xét nghiệm máu sốt xuất huyết bao lâu có kết quả?

Bên cạnh câu hỏi sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết. Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc xét nghiệm máu sốt xuất huyết bao lâu có kết quả? Nếu bạn thực hiện những xét nghiệm nhanh thì kết quả sẽ có chỉ sau 30 phút. Với xét nghiệm chẩn đoán khác cần tiến hành vận chuyển về phòng xét nghiệm sẽ mất khoảng 1 tiếng để trả kết quả. Trường hợp xét nghiệm có độ phức tạp cao thì thời gian trả kết quả cũng lâu hơn.

Chúng ta đã biết sốt mấy ngày thì xét nghiệm sốt xuất huyết. Bạn hãy cảnh giác với những triệu chứng của bệnh để có thể đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán, chữa trị kịp thời nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người