Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 14, 2022
Mục Lục Bài Viết
Lợi có nhiệm vụ che chở, bảo vệ và giữ cho chân răng được chắc chắn. Cơ quan răng bao gồm hai thành phần là tổ chức quanh răng và răng. Tổ chức quanh răng gồm có phần niêm mạc miệng biệt hóa ôm quanh răng và lợi. Ở mặt lưỡi và ngách tiền đình chúng ta nhìn thấy rõ đường ranh giới giữa niêm mạc hàm ếch với lợi.
Y khoa chia lợi thành hai dạng là lợi dính và tự do. Lợi tự do được chia thành đường viền lợi và lợi nhú. Đây là phần lợi ôm sát cổ răng và tạo với cổ răng thành một khe sâu (rãnh lợi). Lợi dính là phần lợi cao 1,5 mm bám dính vào mặt răng ở dưới và chân răng phía trên. Vậy bệnh viêm lợi là gì? Vì sao lại bị sưng lợi?
Vi khuẩn ở cao răng hoặc mảng bám tồn tại lâu trong miệng có thể gây ra bệnh viêm lợi. Đa phần vi khuẩn phát triển từ những mảng bám trên răng, gồm cả các mảng bám chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mảng bám tích tụ trong răng sau 24 giờ sẽ cứng lại và tạo thành cao răng. Bạn sẽ không làm sạch chúng được nếu chỉ dùng phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những thiết bị nha khoa khác.
Vi khuẩn trong mảng bám tồn tại càng lâu thì mức độ nghiêm trọng mà chúng có khả năng gây ra càng lớn. Nhìn chung, bệnh viêm lợi không quá nguy hiểm, nhưng nó sẽ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, cảm thấy khó chịu. Viêm lợi khiến nướu sưng đỏ. Tuy nhiên chúng ta thường có tâm lý chủ quan, không tiến hành chữa trị kịp thời. Hệ quả là bệnh chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nghiêm trọng hơn sẽ bị rụng răng. Trẻ em chính là đối tượng dễ bị viêm lợi nhất. Vậy nguyên nhân tiềm ẩn nào gây sưng lợi?
Dưới đây là một số nguyên nhân sưng lợi điển hình:
Viêm lợi do mảng bám
Đa phần tất cả các trường hợp viêm lợi đều do mảng bám gây ra. Mảng khoáng hóa là sự lắng đọng của nước bọt, bã thức ăn, vi khuẩn, muối Phosphate, Canxi và chất nhầy. Mảng bám sẽ tích tụ giữa răng và lợi khi vệ sinh răng miệng kém. Mảng bám đi quá sâu vào rãnh lợi sẽ kích thích tạo ra túi lợi. Vi khuẩn trong những túi này có thể gây viêm lợi. Một số yếu tố tại chỗ khác đóng vai trò thứ yếu như khô miệng, phục hình bị lỗi, dắt thức ăn, cao răng, sai khớp cắn.
Viêm sưng lợi do mảng bám có thể bùng phát hoặc lắng xuống khi Hormone thay đổi, suy dinh dưỡng, rối loạn hệ thống, tác dụng của loại thuốc đang dùng,… Sự thay đổi Hormone trong giai đoạn mãn kinh, dậy thì, ngày “đèn đỏ”, lúc mang thai,… có thể khiến tình trạng viêm bùng phát. Các rối loạn hệ thống như giảm bạch cầu, bệnh bạch cầu, AIDS, tiểu đường, thiếu Vitamin,… có khả năng ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng viêm.
Các thuốc như Nifedipine và Cyclosporin, hiện tượng thiếu Niacin (gây bệnh Pellagra) hoặc hụt Vitamin C (gây bệnh Scorbut) nghiêm trọng cũng có thể gây viêm lợi. Tiếp xúc với kim loại nặng như Bismuth, chì,… có khả năng dẫn đến tình trạng viêm lợi và đường tối màu ở viền lợi.
Viêm lợi không do mảng bám
Viêm lợi sưng đau nhức không do mảng bám xảy ra với tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân bao gồm nhiễm nấm, virus, vi khuẩn, chấn thương, phản ứng dị ứng, rối loạn di truyền và niêm mạc da.
Mọc răng khôn
Nguyên nhân gây sưng lợi có thể là do mọc răng khôn, răng mọc lệch. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sưng nướu và dễ tổn thương lợi.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc như cảm lạnh, trầm cảm,… có tác dụng làm giảm tiết nước bọt gây khô miệng. Cao răng và mảng bám dễ dàng tích tụ, lan rộng khi nước bọt không được tiết ra.
Thay đổi Hormone trong thời kỳ kinh nguyệt
Thời kỳ kinh nguyệt thường làm tăng tiết nước bọt, dễ gây chốc mép, viêm tuyến nước bọt, sưng nướu răng, viêm lợi và niêm mạc miệng,…
Viêm tủy răng
Viêm tủy răng không chỉ gây đau nhức răng miệng, bị sưng lợi mà còn có khả năng biến chứng thành bệnh viêm quanh cuống răng, chóp răng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng răng rụng, lung lay.
Sâu răng
Sâu răng là bệnh phổ biến nhiều người thường mắc phải. Nhất là trẻ em vì chưa có thói quen vệ sinh răng miệng và thích ăn nhiều đồ ngọt. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây sưng lợi.
Viêm nha chu
Hay bị sưng lợi là bệnh gì? Sưng nướu (lợi) được xem là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm nha chu. Khi bạn thấy nướu bị sưng có nghĩa là bệnh đã diễn biến nặng. Nếu không kịp thời điều trị tình trạng mưng mủ ở nướu răng sẽ khiến răng bị hỏng, hư xương ổ răng và ảnh hưởng đến các răng cận kề.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Đa phần các bệnh lý về răng miệng đều xuất phát từ việc vệ sinh kém, sai cách. Những mảng bám trên răng không được làm sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công, sản sinh Enzym phá hủy sự liên kết ở biểu mô xung quanh nướu. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề về lợi.
Chế độ ăn uống không phù hợp
Thường xuyên sử dụng rượu bia, ăn uống không khoa học, tiêu thụ nhiều món ngọt, nước giải khát,… là những tác nhân tạo ra các mảng bám trên răng. Từ đó vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, khiến bạn bị sưng lợi chân răng.
Ở giai đoạn viêm lợi cục bộ, lợi sẽ có màu đỏ, sưng tấy, dễ chảy máu, bị đau khi va chạm. Dù đây chỉ mới là giai đoạn đầu nhưng vẫn khiến bạn đau buốt, gặp khó khăn trong việc ăn uống. Tại giai đoạn viêm cận răng, lợi sẽ dễ bị chảy máu, sưng đỏ, bất chợt gây đau nhức. Nhất là sau khi xỉa răng hay đánh răng, phần đầu tăm và chân răng thường có máu.
Lâu ngày nếu không được thăm khám, chữa trị kịp thời, phần lợi sẽ bị tụt xuống làm phần chân răng lộ ra, trông kém thẩm mỹ. Những lỗ hổng này sẽ càng sâu khi bệnh nghiêm trọng, xương hàm và lợi bị phá hủy nặng. Răng sẽ trở nên lỏng lẻo, cuối cùng rụng ra khi không còn chỗ bám nữa.
Lợi (nướu) có nhiệm vụ bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời giữ cho chân răng luôn chắc chắn. Do đó, nếu lợi bị sưng viêm, răng sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng sưng lợi sẽ phát triển thông qua các giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn nhẹ
Lợi từ màu hồng chuyển sang đỏ đến nâu sẫm, dễ bị chảy máu chân răng. Nếu không tiến hành điều trị sớm, phần nướu sẽ tách ra khỏi chân răng đồng thời dịch chuyển dần về phía chóp răng. Lúc này chân răng sẽ lộ ra bề mặt, dẫn đến tình trạng tụt nướu.
Giai đoạn nặng
Lúc lợi bị sưng đỏ nhưng không đau bạn cần điều trị ngay. Vì nếu diễn biến quá nặng sẽ làm các tổ chức quanh chân răng bị phá hủy. Mô nướu, dây chằng ở chân răng hoàn toàn bị hỏng. Bên cạnh đó, sưng nướu cũng tác động đến hệ thống xương nâng đỡ răng, khiến xương tại ổ răng bị tiêu mất, làm răng lung lay, buộc phải nhổ bỏ.
Riêng với mẹ bầu, viêm nướu sẽ làm tăng tiết Prostaglandin – yếu tố gây ra tình trạng co thắt, giãn nở tử cung vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến sinh non.
Hôi miệng cũng là dấu hiệu của người bị viêm lợi trong nhiều trường hợp. Vi khuẩn, mảng bám lâu ngày trên răng phân hủy là nguyên nhân gây hôi miệng. Đối với người bị hôi miệng do viêm lợi, việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp khó khăn do xuất hiện các túi mủ ở chân răng.
Ở trẻ em, triệu chứng sẽ diễn biến khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng. Phần lớn, lợi của bé sẽ không có màu hồng như bình thường, sưng phồng lên, dễ chảy máu, nhạy cảm. Viêm lợi đồng nghĩa với việc trẻ sẽ có hơi thở bị hôi, răng lung lay.
Làm gì khi bị sưng lợi? Để chữa trị tình trạng sưng lợi, bạn hãy áp dụng một số phương pháp dưới đây:
Giai đoạn sưng nướu nhẹ
Giai đoạn nướu răng sưng mủ
Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám khi nướu răng sưng mủ:
Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa tình trạng sưng lợi:
Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức khi bị sưng nướu răng hoặc gặp phải những triệu chứng viêm nhiễm kèm theo. Do đó, kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện một số phương pháp bảo vệ răng miệng là cách tốt nhất để điều trị dứt điểm tình trạng này.
Bạn hãy tham khảo thật kỹ các phương pháp tự nhiên giúp chữa trị tình trạng sưng lợi tại nhà dưới đây:
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối an toàn cho người sử dụng và có tác dụng sát khuẩn tốt. Nhờ đó hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức do sưng lợi gây ra. Cách thực hiện:
Lá bàng
Loại lá này thích hợp để chữa các bệnh lý về răng miệng vì có tính sát khuẩn cao. Khoang miệng sẽ được làm sạch, loại bỏ các mảng bám. Cách thực hiện:
Mẹo khác: Bạn có thể dùng tăm thấm nước lá bàng non đã đập dập rồi bôi vào vùng lợi bị sưng viêm.
Gừng tươi
Theo Đông y, men Zingibain trong gừng có công dụng giảm đau tự nhiên. Do đó, nhiều người đã sử dụng gừng để chữa sưng lợi, viêm nướu. Cách thực hiện như sau: Bạn hãy thái một nắm gừng tươi rồi sắc cùng với nước để uống mỗi ngày. Lưu ý: Duy trì thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày để nhận được hiệu quả tối ưu. Bạn nên pha loãng ra khi uống để tránh làm nóng trong người.
Lá lốt
Tinh dầu trong lá lốt giúp giảm đau và tiêu viêm rất hiệu quả. Cách thực hiện cụ thể như sau:
Mật ong
Mật ong sở hữu tính sát khuẩn tốt nên bạn có thể áp dụng để điều trị sưng nướu. Cách thực hiện:
Lưu ý: Bạn nên áp dụng phương pháp này 2 – 3 lần/ngày và kiên trì thực hiện khoảng 1 tuần.
Những cách trị sưng lợi, viêm nướu ở trên an toàn và phù hợp cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không cải thiện bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị sớm.
Khi bị sưng nướu răng, bạn nên kiêng ăn một số loại thực phẩm dưới đây:
Đường và tinh bột
Có trong nước giải khát, bánh, kẹo, thực phẩm chế biến sẵn,… Đây là những tác nhân khiến nướu sưng nặng hơn, gây ra mảng bám làm viêm nướu. Axit sẽ làm bỏng rát nướu và lây sang các vùng lân cận.
Các thực phẩm gây khô miệng
Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… làm gia tăng tình trạng khô miệng, giảm tiết nước bọt. Lúc này vi khuẩn không bị rửa trôi, dễ dàng phát triển gây viêm nặng hơn.
Các món ăn có vị chua, cay
Các món ăn quá cay hoặc chua sẽ khiến vùng viêm lở loét và bỏng rát. Do đó, bạn nên tránh dùng những thực phẩm này khi đang bị sưng lợi.
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Đá lạnh, nước nóng, tiêu, tương ớt,… gây kích ứng nướu và răng. Thế nên bạn cũng cần kiêng dùng những món này.