Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân – Bệnh Lý Nguy Hiểm, Đừng Chủ Quan

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Phẩu thuật mạch máu > Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân – Bệnh Lý Nguy Hiểm, Đừng Chủ Quan

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng hai 27, 2021

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng tĩnh mạch ở chân bị giãn, có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không sớm điều trị. Vậy nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì? Triệu chứng ra sao? Làm sao để khắc phục? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chi tiết!

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì? – Nguyên nhân gây bệnh

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng tĩnh mạch chân bị giãn ra do sự rối loạn lưu thông máu về tim. Bệnh còn được biết đến với những tên gọi khác như giãn tĩnh mạch chi dưới hay giãn tĩnh mạch chân.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân được chia làm 4 nhóm bao gồm:

  • Tính mạch nông
  • Tĩnh mạch sâu
  • Tĩnh mạch xuyên
  • Tĩnh mạch không xác định.

Ai cũng sẽ có nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch chi dưới nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng tĩnh mạch chân bị giãn do sự rối loạn lưu thông máu về tim.

Nguyên nhân gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân thường do những yếu tố sau:

Tuổi tác

  • Tuổi tác là một trong những tác nhân chính gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch chân. Bởi vì tuổi tác càng cao, các cơ quan của cơ thể bắt đầu xảy ra tình trạng lão hóa và suy giảm chức năng, từ đó, tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch chi dưới. Hơn nữa, tỉ lệ người cao tuổi bị giãn tĩnh mạch cũng cao hơn rất nhiều so với người trẻ.

Cân nặng

  • Yếu tố thứ hai gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chân đó là cân nặng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân rất cao. Lý do đơn giản là lúc này, chân phải chịu một áp lực rất lớn, từ đó, gia tăng khả năng giãn tĩnh mạch.

Di truyền

  • Bệnh nhân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chân thường có bố hoặc mẹ mắc bệnh này. Tỷ lệ này chiếm đến 80% những người bị giãn tĩnh mạch.

Đứng nhiều hoặc ngồi nhiều

  • Nhắc đến nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch thì không thể không nhắc đến thói quen đứng nhiều hoặc ngồi quá nhiều, không vận động của phần đông mọi người hiện nay. Bởi khi bạn phải đứng liên tục trong thời gian dài hoặc chỉ ngồi mà không vận động, sẽ ảnh hưởng đến khả năng trao đổi, vận chuyển máu trong tĩnh mạch, từ đó khiến bạn mắc chứng giãn tĩnh mạch chi dưới.

Nguyên nhân khác

  • Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có một số tác nhân gây giãn tĩnh mạch khác thường gặp ở phụ nữ đó là lạm dụng thuốc tránh thai hay thói quen đi giày cao gót quá nhiều.
Giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có những cách chữa trị khắc phục khác nhau. Do đó, hãy chia sẻ kỹ lưỡng về tình trạng của bạn khi đi thăm khám nhé!

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân thường có biểu hiện khá rõ ràng và rất dễ nhận biết ngay từ giai đoạn đầu. Nên chỉ cần chú ý một chút là bạn đã có thể phát hiện nguy cơ mắc bệnh của mình hay người thân. Cụ thể, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

Giai đoạn đầu

  • Chân hay bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Chân hay bị đau và có cảm giác khó chịu, nóng rát, tê bì, đặc biệt ở bắp chân.
  • Mắt cá chân thường bị sưng không rõ nguyên nhân.
  • Các tĩnh mạch ở chân giãn nhẹ, có thể thấy những đường mạch máu màu đỏ rõ ràng ở dưới da.

Giai đoạn nặng

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, biểu hiện sẽ càng rõ ràng hơn.

  • Tĩnh mạch chân bắt đầu giãn ra, phình to, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
  • Các tĩnh mạch chân phình lên khi sờ sẽ có cảm giác cứng và gây đau.
  • Chân bị sưng tấy, nhiễm trùng, da phù nề, có thể xuất hiện dấu hiệu hoại tử.

Tình trạng giãn tĩnh mạch chân nếu không đi khám, điều trị sớm thì sẽ càng ngày càng nặng, gây tốn kém chi phí cũng như kéo dài thời gian phục hồi. Vì vậy, hãy lưu ý những triệu chứng bất thường của cơ thể và đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt nhé!

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Mỗi giai đoạn, bệnh giãn tĩnh mạch sẽ có biểu hiện khác nhau.

Cảnh báo nguy hiểm mà suy giãn tĩnh mạch chân gây ra

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch chân được xem là bệnh lành tính, tuy nhiên, bệnh tiến triển đến một mức độ nhất định sẽ khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng rất nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người không được chủ quan.

Hơn thế nữa, suy giãn tĩnh mạch không những gây khó chịu, còn làm mất thẩm mỹ. Về lâu dài gây vết loét ở chân, nhiễm trùng, dẫn đến hoại tử, khó điều trị. Đặc biệt, bệnh gây tác động trực tiếp đến sự hoạt động của mạch máu lẫn tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.

Cảnh báo nguy hiểm mà suy giãn tĩnh mạch chân gây ra
Giãn tĩnh mạch chân khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng rất nghiêm trọng.

Hình ảnh có nội dung gây shock!! Cân nhắc trước khi xem
Click để xem

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân

Căn cứ vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân khác nhau. Cụ thể như:

Điều trị nội khoa

  • Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân đeo tất y tế hay còn gọi là vớ áp lực để hạn chế tình trạng máu chảy ngược trong tĩnh mạch và giảm tình trạng phù nề.
  • Hướng dẫn tập thể dục hay thay đổi chế độ sinh hoạt để cải thiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
  • Tư vấn cách kiểm soát cân nặng cho người bệnh trong trường hợp bệnh nhân bị thừa cân, béo phì nhằm giảm áp lực xuống 2 chân.

Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp như thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ tĩnh mạch hay chống đông máu.

Chích xơ: Trường hợp các tĩnh mạch chân bị suy giãn nặng, bác sĩ có thể áp dụng biện pháp chích xơ, làm cho các tĩnh mạch bị xơ hóa và dừng hoạt động. Nhằm mục đích tránh cho tĩnh mạch tiếp tục sưng to hay gây hoại tử.

Phẫu thuật: Trường hợp bệnh giãn tĩnh mạch chân nặng, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp vào nội mạch, loại bỏ các đoạn tĩnh mạch giãn bằng cách phẫu thuật.

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân
Chích xơ là một trong những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả.

Cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân

Để phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch chân hiệu quả, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Tạo thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không đứng hay ngồi quá lâu.
  • Phụ nữ cần hạn chế sử dụng giày cao gót và không lạm dụng thuốc tránh thai.
  • Cần giữ cân nặng ở mức ổn định, uống nhiều nước, bổ sung vitamin và chất xơ.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện nguy cơ gây bệnh.
Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân
Tập thể dục mỗi ngày là cách phòng bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới tốt nhất.

Khắc phục suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại Đa khoa Phương Nam

Để nhanh chóng cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, an toàn, bạn hãy đến Phòng khám Đa khoa Phương Nam để thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa ở  đây nhé!

Đến Đa khoa Phương Nam, bạn có thể yên tâm về hiệu quả chữa trị bởi:

Đa khoa Phương Nam được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi phương pháp chữa trị khoa học, hiệu quả, luôn đặt an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu.

Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, từng công tác ở nhiều bệnh viện lớn. Các bác sĩ tận tâm, chu đáo, luôn đặt Y đức lên hàng đầu.

Trang thiết bị hiện đại, máy móc tân tiến nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi.

Hỗ trợ đặt hẹn online để chủ động thời gian, không phải chờ đợi. Thủ tục đơn giản, hỗ trợ tận tình.

Chi phí hợp lý, bảng giá công khai, thăm khám trong, ngoài giờ hành chính với mức phí không đổi.

Khắc phục suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả tại Đa khoa Phương Nam
Đa khoa Phương Nam là địa chỉ hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về suy giãn tĩnh mạch chân, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này. Vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 của Đa khoa Phương Nam để được hỗ trợ tận tình hơn nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần giải đáp nhé!

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ