Tác giả: Nguyễn Viên Ngày đăng: Tháng Tư 22, 2023
Mục Lục Bài Viết
Nhiều chị em thường thắc mắc thai 28 tuần phát triển như thế nào là bình thường. Bác sĩ cho biết giai đoạn này, các cơ quan nội tạng, dây thần kinh, mô của trẻ đã bắt đầu phát triển, bé đã có đầy đủ những hệ cơ quan cần thiết để sống sót ngoài bụng mẹ.
Từ đây đến cuối thai kỳ, trẻ bắt đầu cảm nhận những âm thanh và giọng nói thân quen. Vì mẹ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn do đó hãy tận dụng thời gian này để nói chuyện hoặc hát cho con nghe.
Thai nhi 28 tuần tuổi thường có kích thước như một quả dừa, nặng khoảng 1,1 kg. Từ đầu đến ngón chân của bé dài khoảng 37,6 cm.
Bé đang chuẩn bị vào tư thế cho việc ra đời vài tháng sau kể từ bây giờ. Trẻ thường nằm chéo với đầu hướng xuống đùi trái của mẹ và mặt hướng vào mông mẹ, đây là ngôi trước chẩm phải. Nếu bé hướng mặt vào đùi phải của mẹ thì bác sĩ sẽ gọi đây là ngôi trước chẩm trái.
Mắt của bé vẫn đang phát triển trong giai đoạn 28 tuần, trẻ có khả năng nhìn được trong trường hợp sinh non. Các cột mốc phát triển não cực kỳ quan trọng đang diễn ra tại thời điểm này.
Khi thai 28 tuần, bé cũng sẽ vặn mình và thay đổi tư thế trong tử cung, phần lớn thời gian đầu trẻ thường hướng xuống, chân hướng lên, tăng thêm áp lực vào cơ hoành của mẹ.
Điều này làm khó chịu cho mẹ vì bé sẽ gây sức ép lên cơ hoành mỗi khi trẻ duỗi chân, thậm chí gây chứng ợ nóng có sẵn của thai phụ nặng thêm.
Bé có thể ở ngôi mông nhưng khoảng 80% các bé sẽ tự chuyển sang ngôi chỏm trong tuần thai thứ ba mươi tám vì thế mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Bên cạnh việc thai 28 tuần phát triển như thế nào thì chị em cũng cần quan tâm đến tình trạng mẹ bầu sẽ có những thay đổi ra sao trong giai đoạn này.
Cân nặng của bé ở thai 28 tuần bắt đầu đè nặng lên toàn bộ cơ thể của mẹ vì vậy mà chị em thường tăng trung bình từ 8 đến 9 kg kể từ lúc mang thai. Tử cung lúc này sẽ rất căng và em bé đè lên các cơ quan nội tạng. Khung xương sườn cũng bị nén, mẹ có thể cảm thấy khó thở, hụt hơi khi đi bộ.
Ngoài ra, mẹ còn gặp phải những bệnh lý về tiêu hóa (trào ngược Axit, táo bón), các vấn đề về tĩnh mạch (giãn tĩnh mạch, trĩ, cảm giác nặng chân) và thường xuyên muốn đi tiểu.
Những căn bệnh này thường đi kèm theo là sự mệt mỏi trong ba tháng cuối của thai kỳ. Mẹ bầu sẽ thấy chóng mặt và không ngủ ngon. Mặc dù đây là tình trạng bình thường nhưng có thể gây khó chịu trong nhiều tuần.
Thai 28 tuần khiến cho các vết rạn da xuất hiện ở hai bên bụng và quanh rốn. Chúng là hậu quả từ tình trạng căng da cơ học kết hợp với sự suy yếu của những sợi Collagen, Elastin do sự thay đổi Hormone thai kỳ.
Thời gian này, mẹ cũng sẽ thường xuyên bị đau bụng kèm theo cảm giác nặng vùng bụng dưới, đau thắt lưng, vùng bẹn và mông. Những yếu tố khác nhau dẫn đến sự xuất hiện của cảm giác đau này là:
Đa số mẹ bầu đều trải qua những cơn co thắt bởi vì lúc này các cơ trong tử cung đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này diễn ra thường xuyên và kéo dài, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp khắc phục.
Cơ thể mẹ sẽ cung cấp cho bé tất cả những yếu tố cần thiết để phát triển tốt như Protein, chất béo tốt, vitamin, đường và khoáng chất. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ trong thời kỳ mang thai sẽ góp phần vào sức khỏe thai nhi. Dưới đây là một số lời khuyên nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ lẫn bé:
Vào tuần thai thứ 28, nếu vết sưng của mẹ trở nên nặng hơn trước đó thì hãy trao đổi với bác sĩ và tìm cách điều trị. Sưng quá mức có thể là triệu chứng tiền sản giật nếu nó đi kèm với các biểu hiện khác như tăng cân đột ngột, huyết áp cao, xuất hiện đạm trong nước tiểu.
Nếu huyết áp và nước tiểu của thai phụ bình thường (thường được kiểm tra mỗi lần khám trước sinh) thì không có gì phải lo lắng về việc này.
Mẹ cũng cần lưu ý về trường hợp sưng phù đi kèm với biểu hiện khác như: Mẹ bị tăng cân bất thường trong thời gian ngắn mà không rõ lý do hay đau đầu nghiêm trọng hoặc rối loạn tầm nhìn thì cần đi khám bác sĩ ngay để xác định tình trạng đang gặp phải nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ lẫn bé yêu.
Bác sĩ thường cho mẹ xét nghiệm máu sớm trong giai đoạn thai kỳ 28 tuần. Nếu máu của mẹ âm tính với Rh nhưng bé lại là RH dương tính thì có thể trẻ gặp những vấn đề về sức khỏe như vàng da hoặc mắc bệnh thiếu máu.
Bác sĩ có thể ngăn chặn tình trạng này bằng cách cho mẹ tiêm một mũi miễn dịch Rh Globulin vào tuần thai thứ 28 và sau khi sinh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm mới trong lần kiểm tra sức khỏe của tháng này và tiến hành so sánh với các chỉ số cũ. Ở tam cá nguyệt thứ ba, tùy thuộc vào tình trạng mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định thai phụ thực hiện thêm:
Bên cạnh những xét nghiệm vừa kể trên, trong giai đoạn này mẹ bầu cũng cần đảm bảo tiêm vắc xin DTaP (uốn ván – bạch hầu – ho gà), phòng cúm và Covid – 19 hoặc mũi nhắc lại.
Bên cạnh vấn đề thai 28 tuần phát triển như thế nào thì mẹ bầu cũng nên xin lời khuyên về chế độ dinh dưỡng trong thời gian này.
Bác sĩ cho biết nhu cầu calo trong một ngày tăng từ 0 đến 100 calo trong 3 tháng đầu, sau đó khoảng 340 trong tam cá nguyệt thứ hai và 450 trong tam cá nguyệt thứ ba.
Ngoài ra, nhu cầu về vitamin và khoáng chất trong thời gian này cũng rất lớn kể cả khi mới bắt đầu mang thai đặc biệt là Axit Folic, sắt, canxi cũng như vitamin B12.
Trái cây, rau nên chiếm khoảng một nửa thực phẩm mà mẹ bầu ăn mỗi ngày vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết (khoáng chất, chất xơ và vitamin), nước, ít calo.
Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo, bánh mì, mì ống, bột yến mạch,… cũng nên có trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Vì những thực phẩm này cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất. Thêm vào đó, các chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón.
Đậu lăng và một số loại đậu khác, trứng, hạt, bơ đậu phộng, thịt bò, thịt gà, cá hồi, cá mòi, sữa, pho mát, sữa chua,…. cũng nên có trong thực đơn của mẹ bầu trong giai đoạn 28 tuần vì chúng chứa nhiều Protein, chất béo tốt, các vitamin (vitamin D, vitamin B12), khoáng chất cần thiết (Canxi).
Việc phụ nữ trong giai đoạn mang thai 28 tuần thường bị sưng phù là điều bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Để giảm tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau: