Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 2, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thực tế thì việc thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có thể xem là hiện tượng sinh lý bình thường ở thai nhi bởi em bé nào cũng có thể bị nấc cụt. Để nhận biết tình trạng này, mẹ bầu có thể căn cứ vào những biểu hiện của các cú giật ở bụng dưới dựa trên thời gian, nhịp điệu, mức độ và thời điểm trẻ nấc.
Cụ thể như sau:
Thời gian nấc: Thông thường, thai nhi có thể nấc cụt liên tục từ 3 – 5 phút/cơn. Có nghĩa là cơn nấc cụt của thai nhi kéo dài khá lâu và xuất hiện một hoặc nhiều lần trong ngày. Phần lớn mẹ bầu có thể cảm giác được tình trạng nấc cụt của thai nhi, nhưng vẫn có một số mẹ bầu không cảm nhận được. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường, bởi có thể là vì trẻ không bị nấc cụt hoặc cử động của trẻ quá nhỏ, mẹ không nhận biết được, nên không cần quá lo lắng.
Nhịp điệu: Thông thường, khi thai nhi bị nấc, sẽ gây ra hiện tượng giật nhẹ ở bụng dưới của mẹ bầu. Lúc này, nếu mẹ bầu đặt tay lên bụng dưới sẽ cảm giác bụng rung động, nghe giống như tiếng gõ và tiếng tim đang đập. Đây chính là điểm khác biệt của nấc cụt và thai máy, bởi các cử động khác của thai nhi sẽ không có nhịp điệu mà sẽ có lúc nhanh, lúc chậm, lúc mạnh, lúc yếu và vị trí xuất hiện cũng không giống nhau mà phụ thuộc vào tư thế của thai nhi trong bụng mẹ. Chính vì thế nếu mẹ bầu cảm nhận rằng bụng dưới rung động liên tục có nhịp điệu thì có nghĩa thai nhi đang nấc cụt đấy!
Mức độ: Dựa vào mức độ chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ, mẹ bầu cũng có thể nhận biết là thai nhi đang máy hay đang nấc cụt. Cụ thể vào tam cá nguyệt thứ 2 thì thai nhi chỉ nấc cụt và máy thai ở mức độ khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3, tình trạng thai nhi nấc cụt vẫn sẽ giữ nguyên trạng thái, còn thai máy thì mạnh và rõ rệt hơn. Một số trường hợp còn thấy rõ dấu tay chân trên bụng mẹ.
Thời điểm: Thai nhi có thể bị nấc cụt vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không kể đêm hay ngày. Thường thì khi đi siêu âm, một số mẹ bầu có thể thấy hiện tượng thai nhi nấc cụt qua hình ảnh siêu âm.
Việc nhận biết tình trạng thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ không hề khó nếu mẹ lưu ý kỹ. Vậy nếu thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong phần tiếp theo nhé!
Như đã nói ở phần trên, thì hiện tượng thai nhi bị nấc cụt là trạng thái sinh lý bình thường mà hầu như em bé nào cũng sẽ gặp phải trong thai kỳ. Vậy trường hợp thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày thì sao? Tình trạng này liệu có nguy hiểm với thai nhi không?
Theo các chuyên gia y tế thì bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu nấc cụt, nhưng do lúc này thai nhi còn nhỏ nên mẹ bầu rất khó nhận ra. Thường thì tình trạng nấc cụt ở trẻ sẽ giống như nấc cụt ở người lớn.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là vì xuất hiện bất thường ở cơ hoành, hoặc hệ hô hấp của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến tình trạng thai nhi không thể tự cân bằng giữa việc thở và nuốt. Do đó, trong quá trình nuốt hay thở, trẻ sẽ hít nước ối vào hoặc đẩy nước ối ra, khiến trẻ bị nấc cụt.
Thường thì mỗi ngày trẻ sẽ nấc cụt khoảng 1 – 3 lần và mỗi cơn nấc cụt kéo dài đến 3 hoặc 5 phút. Khi trẻ xảy ra hiện tượng nấc cụt, mẹ bầu sẽ có cảm giác bụng mình bị giật, tiếng nấc trẻ có nhịp điệu giống với nhịp tim. Nhưng không phải thai phụ nào cũng có thể nghe được tiếng nấc cụt thai nhi. Vẫn có người không nghe được tiếng thai nhi nấc cụt trong cả thai kỳ.
Theo các chuyên gia y tế, nếu thai nhi nấc cụt nhiều hơn 3 lần và mỗi lần kéo dài trên 5 phút thì có nghĩa thai nhi đang bị nấc cụt nhiều.
Tuy nhiên, việc thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có thể xem là hiện tượng bình thường, nó không gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, việc nấc cụt còn giúp thai nhi điều chỉnh nhịp tim, giúp tim hoạt động tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu tuần suất thai nhi nấc cụt tăng nhanh hoặc quá nhiều trong một ngày, mẹ bầu có thể đến gặp bác sĩ để thăm khám, kiểm tra tình trạng của thai nhi. Vì mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có trường hợp thai nhi bị ngạt thở do dây rốn quấn cổ hay thiếu oxy khiến trẻ bị nấc cụt kéo dài. Việc khám thai định kỳ sẽ giúp đảm bảo an toàn cho mẹ bầu lẫn thai nhi.
Việc thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày là tình trạng bình thường, tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng và muốn giảm bớt hiện tượng này, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp sau: