Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Bảy 12, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để biết được thủ tục xin xét nghiệm ADN cho liệt sỹ, chúng ta cần tìm hiểu một số thông tin về phương pháp này trước.
Phần còn sót lại của thi thể liệt sĩ sau một thời gian chết đi gọi là hài cốt. Theo thời gian, phần máu, cơ, nội tạng, da, thịt đã bị phân hủy. Do cấu trúc xương bền chắc với các yếu tố môi trường, nên phần xương có thể tồn tại thêm 40 – 80 năm, tùy theo điều kiện của nơi mà hài cốt đang nằm như nhiệt độ, độ ẩm, thực vật rễ dài ở cạnh đó hay không,…
Yếu tố di truyền duy nhất còn lại trong phần xương hài cốt là các ADN ty thể. Tính di truyền theo dòng họ mẹ là đặc điểm của ADN ty thể. Nghĩa là hệ gen ADN ty thể của những người cùng một mẹ sinh ra sẽ giống nhau.
Người cùng một dòng họ mẹ sinh ra với mẫu hài cốt liệt sĩ sẽ có hệ gen ADN ty thể giống nhau. Từ đó, các nhà khoa học có thể kết luận chính xác nhất mốt quan hệ huyết thống. Để xử lý mẫu hài cốt, trung tâm xét nghiệm sẽ sử dụng các hóa chất theo tiểu chuẩn quốc tế. Do mẫu hài cốt nằm ngoài điều kiện môi trường trong thời gian dài, nên mức đô tạp nhiễm là rất lớn. Thế nên việc xử lý mẫu tốn kém nhiều hóa chất và thời gian dẫn đến chi phí cũng tăng theo.
Để phân tách các mẫu ADN ty thể được chất lượng tốt nhất, thông thường sẽ mất khoảng 3 – 4 tuần. Sau khi phân tích trình tự ADN hệ gen ty thể trên 2 vùng HV1 và HV2 sẽ mang đi so sánh với trình tự chuẩn ở ngân hàng gen thế giới. Cuối cùng, tiến hành đối chiếu hệ gen ty thể của người còn sống với hệ gen ty thể của mẫu hài cốt xem có trùng hay không.
Nếu 2 hệ gen ty thể được so sánh trùng nhau hoàn toàn thì kết luận có cùng quan hệ huyết thống theo dòng mẹ. Ngược lại, trường hợp chưa hoàn toàn trùng nhau thì kết luận không cùng quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.
Phương pháp xét nghiệm ADN cho liệt sĩ thông qua hệ gen ty thể có mức độ chính xác > 99,99%. Đây là cách thức đáng tin cậy nhất cho đến thời điểm hiện tại, vì đã được nghiên cứu ở nhiều quần thể người trên toàn thế giới.
Có hai thủ tục xin xét nghiệm ADN cho liệt sỹ, cụ thể như sau:
Nếu bạn có thân nhân là liệt sĩ nhưng hài cốt vẫn đang bị thất lạc trong chiến tranh và mong muốn tìm lại thông qua danh tính các ngôi mộ tại nghĩa trang hay tin tức của đồng đội, hãy gửi yêu cầu lên Cục Người Có Công để nhận được sự hỗ trợ miễn phí theo quy định. Thủ tục xin xét nghiệm ADN cho liệt sỹ cần những giấy tờ sau:
Nếu bạn không thể làm thủ tục xin xét nghiệm ADN cho liệt sỹ theo diện chính sách nhà nước. Hãy liên hệ với các trung tâm y tế để xét nghiệm dịch vụ tự nguyện có trả phí. Ưu tiên chọn cơ sở uy tín, được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động và sở hữu trang thiết bị hiện đai, quy trình chuyên nghiệp, đạt chuẩn y khoa. Hai yêu cầu phải có trước khi thực hiện là:
Trong mẫu đơn xin xét nghiệm ADN hài cốt liệt sĩ, thân nhân bắt buộc phải ghi đầy đủ thông tin. Người được lấy mẫu để đối chứng và người trưng cầu giám định phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
Đối với trường hợp cần thu mẫu xét nghiệm ADN tại nghĩa trang liệt sĩ quy tụ hài cốt thì phải làm sao? Nhà nước hiện nay chưa có quy định cụ thể về thủ tục xin khai quật để giám định gen, xét nghiệm. Do đó, gia đình nên liên hệ trực tiếp với nghĩa trang để xin thu mẫu, nhưng phải đảm bảo:
Trên đây là thủ tục xin xét nghiệm ADN cho liệt sỹ, mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.
Kinh phí thực hiện việc giám định ADN để xác định danh tính liệt sĩ sẽ do ngân sách nhà nước chi trả. Nhằm đảm bảo kinh phí mộ, nghĩa trang liệt sĩ nằm trong kinh phí thực hiện pháp lệnh ưu đãi cho người có công được giao với dự toán hàng năm. Tuy nhiên, chỉ hỗ trợ kinh phí và thực hiện việc giám định ADN một lần đối với mỗi liệt sĩ cần xác minh danh tính.
Bài viết liên quan: