Đang Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Có Thai Được Không?

Trang chủ > Ung thư > Ung thư cổ tử cung > Đang Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Có Thai Được Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 30, 2021

Chích ngừa ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thai được không? Nếu lỡ mang thai khi đang tiêm vacxin thì phải làm sao? Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Chích ngừa ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?

Trước khi đi sâu vào vấn đề đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thai được không, chúng ta cùng tìm hiểu xem chích ngừa ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không nhé!

Chích ngừa ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Chích ngừa ung thư cổ tử cung là giải pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất hiện nay.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây nhiều biến chứng cho phái nữ. Đặc biệt, nó còn gây khó khăn và tốn kém nhiều chi phí trong việc điều trị.

Tuy nhiên, hiện nay, ung thư cổ tử cung lại có thể ngăn ngừa hiệu quả bằng cách tiêm phòng vacxin. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến khích phái nữ trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên thực hiện tiêm ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt và đảm bảo đúng thời gian, số mũi tiêm và liều lượng vacxin để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa được tốt nhất.

Đặc biệt, vacxin ngừa ung thư cổ tử cung không những an toàn đối với chị em, mà còn có tác dụng phòng bệnh ung thư cổ tử cung dài lâu, bảo vệ phái nữ khỏi những bệnh lý có khả năng lây qua đường tình dục hay bệnh do virus Hpv gây ra. Chính vì vậy, mọi người có thể yên tâm tiêm phòng vacxin mà không cần lo lắng về biến chứng nhé! Tìm hiểu tầm quân trọng của tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Tuy nhiên để việc tiêm ngừa HPV an toàn, hiệu quả, trước tiên bạn nên tham khảo các lưu ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung đã được Phương Nam chia sẻ chi tiết trong nội dung trước nhé!

Đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thai được không?

Đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thai được không?
Đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thai được không?

Trường hợp chị em muốn mang thai trong giai đoạn tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì vẫn có thể được, tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần ngừng tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung ngay và cần chờ ít nhất 3 tháng sau mới nên mang thai.
  • Chỉ nên chích nhắc lại vacxin ngừa ung thư cổ tử cung sau khi đã sinh em bé.

Bởi vì: Nếu mang thai khi đang tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì hiệu quả của vacxin sẽ giảm xuống và khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung cũng như những bệnh lý lây qua đường tình dục do virus Hpv gây ra sẽ cao hơn rất nhiều.

Vậy, nếu lỡ mang thai rồi thì phải làm sao? – Trường hợp chị em phát hiện mình đã mang thai dù đang trong thời kỳ tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì việc đầu tiên cần làm cũng là phải ngưng tiêm vacxin ngay, cần tạm hoãn lịch tiêm chủng và chỉ tiêm nhắc lại sau khi sinh em bé.

  • Đặc biệt, lúc này cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của thai nhi và tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ. Bởi vì. mặc dù nhiều nghiên cứu cho rằng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung không gây tác động gì đến thai nhi, nhưng bạn cũng không nên chủ quan.
  • Hơn nữa, vacxin có gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không vẫn cần phải theo dõi kỹ lưỡng, đồng thời tiến hành kiểm tra thông qua siêu âm, xét nghiệm mới có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất.

Thực tế thì trong quá trình tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ không chỉ giải đáp thắc mắc đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thai được không, mà còn hướng dẫn cho chị em những lưu ý khi tiêm vacxin như nên sử dụng biện pháp tránh thai hay quan hệ tình dục an toàn. Nhưng nếu bạn lỡ quên mất và lỡ có thai khi đang tiêm vacxin thì hãy báo ngay với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai nhi khỏe mạnh nhé!

Mong rằng những chia sẻ trên đây về vấn đề đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thai được không của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633698 của Đa khoa Phương Nam để nhận tư vấn chi tiết hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!

5/5 - (10 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Nên Tắm Lá Khế Chua Hay Ngọt Cho Bé Để Trị Rôm Sảy?
Bài viết tiếp theo
Những Điều Cần Biết Khi Chích Ngừa Nhiễm Khuẩn Huyết

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1