Liệu Trẻ Uống Thuốc Kháng Sinh Có Tiêm Phòng Được Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Liệu Trẻ Uống Thuốc Kháng Sinh Có Tiêm Phòng Được Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 18, 2021

Việc tiêm vacxin mang đến hiệu quả ngừa bệnh tốt cho bé đó là điều bố mẹ nào cũng biết. Tuy nhiên, liệu trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không? Cần lưu ý những gì và trường hợp nào phải hoãn hoặc chống chỉ định tiêm chủng? Để nhận được câu trả lời cho những thắc mắc trên và có thêm thông tin hữu ích giúp mẹ chăm sóc con thật tốt, bạn hãy tham khảo ngay bài viết này của Đa khoa Phương Nam nhé!

Trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không?

Kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt hoặc kiềm hãm các vi khuẩn gây bệnh, chúng được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn não – màng não, viêm màng trong tim, viêm tai, trực khuẩn lao, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm màng trong tim, viêm màng não,…Vậy trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không?

tre-uong-thuoc-khang-sinh-co-tiem-phong-duoc-khong-1
Trẻ uống thuốc kháng sinh tiêm phòng được không phụ thuộc vào vacxin và loại thuốc đang sử dụng
  • Khi đang uống thuốc có nên tiêm chủng hay không sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là loại thuốc đang sử dụng và vacxin. Đa phần những loại thuốc thông thường có công dụng trị cảm cúm, sốt, ho,… sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của việc chủng ngừa. Do đó, bé vẫn có thể tiêm vacxin theo đúng lịch trình. Tuy nhiên, với một số loại thuốc đặc biệt liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch, dùng để điều trị ung thư,… cần nhận tư vấn từ bác sĩ trước khi tiêm chủng.
  • Trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không? Hầu như các loại thuốc kháng sinh không tác động gì đến hiệu quả và thành phần của vacxin, nên bé vẫn có thể tiêm ngừa được. Tuy nhiên, việc sử dụng cùng lúc thuốc kháng sinh trong lúc chủng ngừa khiến bác sĩ khó xác nhận được nguyên nhân gây ra phản ứng phụ như tiêu chảy, sốt,… là do vacxin hay thuốc.
  • Đặc biệt, hiểu quả của vacxin có thể bị giảm khi sử dụng một số loai thuốc như Tamiflu. Ngoài ra, trong một vài trường hợp hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy yếu khi dùng thuốc. Từ đó, virus trong vacxin có thể kích hoạt gây bệnh.

Tóm lại, trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố là vacxin và loại thuốc kháng sinh đang uống. Mẹ nên khai báo với bác sĩ về tình hình dùng thuốc của con, để nhận chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất.

Khi trẻ đang ốm có tiêm phòng không?

Câu hỏi trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không đã được giải đáp. Vậy khi trẻ đang bị bệnh có tiêm phòng được không? Tốt nhất mẹ nên chờ con yêu hết bệnh hẳn rồi hãy cho trẻ tiêm ngừa. Trong trường hợp trẻ chưa khỏi ốm nhưng sắp đến lịch chủng ngừa, để đưa ra quyết định chính xác, mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Trẻ em vẫn có thể được tiêm phòng khi mắc một số bệnh nhẹ như tiêu chảy, sốt nhẹ, viêm tai giữa, sổ mũi, ho, cảm lạnh,… Việc tiêm vacxin lúc này cũng chỉ đơn giản là cơ thể phải tạo ra sức đề kháng để chống lại cùng lúc tác nhân gây bệnh thông thường và virus ở trong vacxin. Vacxin chỉ gây ra tác dụng phụ gần giống với triệu chứng bệnh như chán ăn, sốt,… mà không làm các biểu hiện bệnh thêm tồi tệ. Để hiểu rõ hơn về một số trường hợp cụ thể thường gặp, đọc giả có thể tham khảo phần chia sẻ “Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không“, “Trẻ đang uống siro có tiêm phòng được không” hay “Trẻ đi ngoài có tiêm phòng được không“.

Tạm thời không nên cho trẻ tiêm phòng hoặc phải chờ đợi thêm nếu mắc bệnh nặng hoặc có tình trạng sức khỏe suy yếu như bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư, bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, cấy ghép, đang hóa trị, truyền máu,…

Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thể tiêm phòng?

Bên cạnh thắc mắc trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không, Đa khoa Phương Nam cũng nhận được từ rất nhiều bạn câu hỏi uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thể tiêm phòng?

tre-uong-thuoc-khang-sinh-co-tiem-phong-duoc-khong-3
Trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhẹ vẫn có thể tiêm ngừa

Uống thuốc kháng sinh xong được chủng ngừa khi nào sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng kháng sinh. Có 2 trường hợp cần được phân định rõ, cụ thể như sau:

  • Trẻ có thể uống thuốc kháng sinh đúng liều trước, trong và cả sau khi tiêm phòng. Nếu con yêu đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nhẹ như nhiễm trùng tai, viêm họng,…
  • Đối với bé đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nặng thì không nên tiêm phòng vacxin. Vì việc chẩn đoán tác dụng phụ sẽ rất khó khăn, dễ bị nhầm lẫn giữa vacxin và thuốc. Bên cạnh đó, đưa virus trong vacxin vào cơ thể khi bé đang bệnh nặng sẽ tạo thời cơ cho chúng kích hoạt trở lại.

Lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sau uống thuốc kháng sinh

Ngoài việc giải đáp thắc mắc trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không, Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ đến bạn một số vấn đề cần lưu ý khi chủng ngừa cho bé sau uống kháng sinh, điển hình là:

Nên theo dõi trẻ ít nhất 30 phút tại cơ sở y tế sau khi tiêm vacxin xong, để phát hiện kịp thời những phản ứng bất thường (nếu có).

Mẹ cần theo dõi xem trẻ có biểu hiện trên da, sốt, quấy khóc và bú bình thường hay không khi về nhà. Đặc biệt, là trường hợp trẻ 2 tháng tuổi mới tiêm lần đầu.

Sau chủng ngừa, mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, bú nhiều hơn, chườm mát ở vị trí tiêm.

Bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ, cán bộ y tế ngay khi thấy con yêu xuất hiện dấu hiệu bất thường.

Trẻ thường bị sốt nhẹ sau tiêm và nhanh chóng khỏi, lâu nhất là kéo dài khoảng 2 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao và kéo dài quá 2 ngày không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám.

Đừng chờ đợi, mà hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức khi xuất hiện biểu hiện nặng sau tiêm chủng như sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm, quấy khóc, khó thở, tím tái, chân tay lạnh, co giật, sốt cao trên 39 độ C.

Trường hợp chống chỉ định và trì hoãn tiêm phòng

Biết được đáp án của câu hỏi trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không vẫn chưa đủ, mẹ cần nắm thêm một số thông tin quan trọng về các trường hợp chống chỉ định và trì hoãn chủng ngừa được liệt kê dưới đây:

tre-uong-thuoc-khang-sinh-co-tiem-phong-duoc-khong-5
Trẻ có cân nặng < 2000 gam cần hoãn tiêm chủng

Trường hợp chống chỉ định

  • Sau tiêm chủng vacxin lần đầu (cùng loại) gặp phản ứng nặng, sốc hoặc sốt cao trên 39 độ C kèm dấu hiệu tím tái, khó thở, triệu chứng thần kinh (não, màng não), co giật.
  • Chống chỉ định tiêm vacxin sống giảm độc lực với trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV.
  • Đối tượng chống chỉ định do nhà sản xuất đề ra.

Trường hợp hoãn tiêm chủng

  • Trẻ đối mặt với tình trạng suy chức năng các cơ quan như thận, tim, tuần hoàn, hô hấp,… (Tham khảo: Trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không?)
  • Trẻ mắc phải bệnh cấp tính, nhiễm trùng.
  • Bé bị hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C, sốt trên 37,5 độ C.
  • Trong vòng 3 tháng gần đây, trẻ sử dụng các sản phẩm Globulin miễn dịch (trừ kháng huyết thanh viêm gan B).
  • Trẻ vừa kết thúc liệu trình xạ trị, hóa trị, điều trị Corticoid liều cao trong 14 ngày.
  • Trọng lượng bé < 2000 gam.
  • Bé mắc bệnh bẩm sinh ở các cơ quan như tiết niệu, ống tiêu hóa, phổi, máu hoặc ung thư chưa ổn định.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn câu trả lời cho thắc mắc trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không, cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích về sự liên quan giữa thuốc kháng sinh và việc chủng ngừa vacxin. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ