Xin chào bác sĩ! Em 25 tuổi, 1 tuần trước em bị bệnh, đi khám được chỉ định điều trị bằng cách tiêm thuốc. Các bác sĩ đã tiêm thuốc vào vùng mông của em và đến bây giờ mông em vẫn bị đau và sưng chỗ tiêm. Vậy bác sĩ cho em hỏi là tiêm mông bị đau có nguy hiểm không? Tình trạng này làm sao để khắc phục? Mong nhận được câu trả lời sớm ạ! Em cảm ơn!
(Hàn Quân – Đà Lạt)
Tiêm mông bị đau có nguy hiểm không?
Chào Hàn Quân!
Đối với câu hỏi tiêm mông bị đau có nguy hiểm không, của bạn Hàn Quân, bác sĩ của Đa khoa Phương Nam xin được giải đáp như sau:
Việc bác sĩ chỉ định tiêm thuốc ở mông cho em là bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích và đặc biệt là giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn, từ đó bệnh tình của em được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc ở mông cũng dễ gây ra một số phản ứng phụ và sưng đau chính là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là vì vùng tiêm đã bị xơ chai, tế bào mô bị viêm hoặc là áp xe chỗ tiêm mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, em không cần phải quá lo lắng, bởi đây là triệu chứng bình thường sau khi tiêm mông, nó sẽ không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng và cũng không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hơn nữa, vì đây là phản ứng lành tính nên một thời gian sau nó sẽ tự động khỏi mà không phải can thiệp gì cả.
Làm sao để khắc phục tình trạng sưng đau chỗ tiêm hiệu quả?
Trên thực tế thì hiện tượng tiêm mông bị đau nhức, sưng tấy sẽ tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với tình trạng của Hàn Quân, 1 tuần rồi mà vẫn bị đau thì em có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm đau hiệu quả:
Em có thể xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh chỗ tiêm để giảm cảm giác đau.
Em cũng có thể chườm ấm hoặc mát xa chỗ tiêm để giảm sưng tấy.
Trường hợp nặng hơn, chỗ tiêm của em bị sưng đỏ, có hiện tượng nổi mủ, vùng tiêm cứng chắc thì em có thể đến cơ sở y tế để kiểm tra. Tùy vào tình trạng của em, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị khác như cho dùng kháng sinh hoặc chích rạch mủ.
Áp xe sau tiêm là tình trạng vết tiêm sưng, tấy, đỏ, đau, xung quanh vết tiêm cứng chắc, hơn nữa có thể xuất hiện mủ. Đây được biết đến là hiện tượng nhiễm khuẩn khu trú sâu dưới da. Nguyên nhân gây ra triệu chứng áp xe có thể là do tiêm thuốc nội tiết, tiêm vacxin, tiêm thuốc bổ, thuốc dầu… Áp xe không quá nguy hiểm và có thể cải thiện bằng biện pháp chườm ấm hoặc thuốc, nên mọi người không cần quá lo lắng!
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Đa khoa Phương Nam về vấn đề tiêm mông bị đau có nguy hiểm không sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!