Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 8, 2021
Mục Lục Bài Viết
Kích thích cơ thể sinh ra kháng nguyên chống lại bệnh lý là bản chất của việc tiêm vacxin. Lượng nhỏ virus có trong vacxin khi tiến vào cơ thể sẽ khiến hệ thống miễn dịch tìm cách tấn công, kháng thể được kích thích sản sinh ra nhiều hơn. Từ đó, những kháng thể này lưu lại trong cơ thể lâu dài và luôn sẵn sàng chống lại những tác nhân gây bệnh tương tự vacxin đã tiêm.
Để tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết vì sao tiêm vacxin có thể phòng bệnh truyền nhiễm đã được chia sẻ chi tiết của Phương Nam.
Bạn vừa tìm hiểu bản chất của việc tiêm vacxin. Vậy tiêm ngừa cho trẻ để làm gì? Mang đến lợi ích như thế nào cho cá nhân và cộng đồng?
Giúp trẻ phòng tránh được những bệnh lý nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ, lao, sởi, quai bị, Rubella, viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn,… Theo nghiên cứu, có đến 95% trẻ em được tiêm vacxin sẽ hình thành hệ thống miễn dịch, từ đó giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Trẻ em được tiêm chủng sẽ giảm nguy cơ bị biến chứng, di chứng, tử vong do bệnh lý.
Khi trẻ được tiêm phòng, cơ thể sẽ có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh. Từ đó, giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, không mắc phải những di chứng, dị tật nguy hiểm.
Nếu trẻ mắc bệnh truyền nhiễm, chi phí chữa trị sẽ cao hơn nhiều so chi phí tiêm vacxin. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ cũng là một cách tiết kiệm, đồng thời bảo vệ sức khỏe con thật tốt.
Trên đây là những lợi ích dành cho cá nhân trẻ khi tiêm vacxin. Phần nào giúp bạn trả lời được câu hỏi tiêm ngừa cho trẻ để làm gì, vậy đối với cộng đồng thì sao?
Vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực
Trẻ được tiêm vacxin giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chống lại các bệnh lý nguy hiểm, tạo điều kiện phát triển toàn diện. Vì thế, thông qua chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như tiêm vacxin dịch vụ đã phổ cập cho hầu hết trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
Giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tiêm ngừa cho trẻ để làm gì? Vacxin giúp bảo vệ sức khỏe trẻ, cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Nếu mỗi cá nhân đều khỏe mạnh, sẽ làm giảm khả năng bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm một cách hiệu quả.
Làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm
Nhờ có vacxin, mỗi năm đã cứu sống khoảng 2,5 triệu trẻ em trước nguy cơ tử vong do bệnh truyền nhiễm. Tỷ lệ mắc bệnh và để lại di chứng cũng được hạn chế đáng kể, vì 85% – 95% người được tiêm chủng đầy đủ sẽ có miễn dịch đặc hiệu tốt.
Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, giảm bớt gánh nặng kinh tế
Trẻ em khi được tiêm chủng sẽ hỗ trợ quá trình phát triển thể chất được thuận lợi, ít mắc bệnh. Từ đó, giúp bố mẹ giảm chi phí thăm khám, chữa bệnh cho con. Ngoài ra, tình trạng trẻ bị dị tật, di chứng, tàn phế, mất khả năng lao động cũng được hạn chế, giúp bố mẹ không tốn thời gian chăm sóc, giảm bớt gánh nặng kinh tế. Vậy người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? Hãy tham khảo trong phần chia sẻ chi tiết trước của Phương Nam nhé.
Xem đến đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được thắc mắc tiêm ngừa cho trẻ để làm gì rồi phải không? Nhờ những lợi ích kể trên, vacxin đang được áp dụng rộng rãi trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, giúp phòng được khoảng 30 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho nhân loại. Vậy tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh ở đâu và bảng giá tiêm vacxin cho trẻ thế nào?
Trong lịch sử, vacxin đã giúp chúng ta vượt qua những đại dịch nguy hiểm, đánh bại các bệnh truyền nhiễm gây chết người hàng loạt. Điển hình như 3 dịch bệnh dưới đây:
Nhờ có vacxin, đậu mùa là căn bệnh duy nhất ở người đã được loại bỏ trên toàn cầu. Bác sĩ người Anh Edward Jenner đã phát triển thành công vacxin đậu mùa vào năm 1796 và cũng là loại vacxin được biết đến đầu tiên.
Với tỷ lệ tử vong là 30% trên tổng số ca mắc, đậu mùa là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử. Tây Ban Nha là quốc gia đầu tiên cho người dân tiêm vacxin đậu mùa do Jenner nghiên cứu, sau đó là Anh và Mỹ.
Sau Thế chiến thứ 2, các quốc gia đã nỗ lực ngăn chặn bệnh đậu mùa thông qua việc tiêm vacxin. Nhờ vậy, vào năm 1979 bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ trên toàn cầu.
Bệnh dại từng là nỗi ám ảnh của thế giới điển hình như nước Mỹ, cho đến khi vacxin được phát triển. Vacxin phòng bệnh dại không những được áp dụng trên cơ thể người, mà còn dành cho động vật để tránh lây nhiễm cho người bị chúng cắn.
Thông qua các chương trình kêu gọi tiêm vacxin phòng bệnh dại cho vật nuôi, cũng như khuyến khích mọi người đi tiêm ngừa khi bị động vật cắn. Bệnh dại đã được kiểm soát tốt, hạn chế tỷ lệ tử vong vô cùng hiệu quả.
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh dại vẫn còn là mối đe dọa. Nhưng các quốc gia luôn không ngừng nỗ lực ngăn chặn tốt nhất có thể, thông qua biện pháp tiêm ngừa vacxin.
Nước Mỹ đã từng trải qua giai đoạn khó khăn khi bị bệnh bại liệt tấn công. Bại liệt đã khiến hơn 35.000 người Mỹ thiệt mạng mỗi năm trong cuối những năm 1940. Vào năm 1952, có đến 57.879 ca bệnh và 3.145 người tử vong.
Nhà nghiên cứu y khoa Jonas Salk đã cho thử nghiệm vacxin phòng bệnh bại liệt vào năm 1954, rất nhiều trẻ em đã tham gia. Và kết quả cho thấy, vacxin có hiệu quả ngăn ngừa bệnh bại liệt công hiệu đến 80% – 90%. Từ đó, vacxin tiếp tục được áp dụng và đến năm 1979 không còn ca mắc bại liệt nào bắt nguồn từ nước Mỹ.
Hiện nay, bệnh bại liệt đang được kiểm soát tốt trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Afghanistan, Pakistan,… bại liệt vẫn còn là mối đe dọa lớn.
Chúng ta vừa xem qua một số đại dịch đã được xóa sổ hoặc kiểm soát bằng vacxin. Từ đó, càng khẳng định vai trò tuyệt vời của vacxin trong lĩnh vực y học. Hiện nay, tại Việt Nam, các loại vacxin được chia ra là vacxin nằm trong chương trình mở rộng (TCMR) và vacxin nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng. Hiểu đơn giản thì các loại vacxin nằm trong chương trình TCMR sẽ miễn phí, được thực hiện tại các cơ sở y tế công lập theo lịch hàng tháng cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi. Còn các loại vacxin nằm ngoài chương trình TCMR thì phải trả phí, do các cơ sở y tế tư có giấy phép thực hiện và có phí. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo so sánh tiêm chủng mở rộng và dịch vụ. Và sau đây chúng ta sẽ cùng giải đáp một số thắc mắc về tiêm vacxin.
Bên cạnh thắc mắc tiêm ngừa cho trẻ để làm gì, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp mẹ giải đáp những câu hỏi thường gắp khác về việc tiêm vacxin, cụ thể như sau:
Vacxin gây ra các tác dụng phụ và vài tổn thương kéo dài chưa được biết đến. Vậy liệu có thể dẫn đến tử vong không?
Vacxin rất an toàn cho tất cả mọi người. Đôi khi vacxin có thể gây ra phản ứng phụ nhưng thường nhẹ, nếu nghiêm trọng cũng được xử lý nhanh chóng, tỷ lệ tử vong là cực thấp. Và để hạn chế và giảm những tác dụng phụ khi tiêm vacxin, phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin. Nếu so với những tác hại từ bệnh lý, những phản ứng phụ của vacxin vẫn nhẹ hơn nhiều. Điển hình như bệnh bại liệt có thể khiến người bệnh bị bại liệt. Bệnh sởi có thể gây viêm não, mù lòa,… Một số bệnh khác thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được tiêm vacxin và chữa trị kịp thời.
Tiêm nhiều vacxin cho trẻ cùng lúc có thể làm quá tải hệ thống miễn dịch, tăng tác dụng phụ?
Không có tác dụng phụ nào lên hệ thống miễn dịch khi tiêm cho trẻ nhiều loại vacxin. Vốn dĩ hàng ngày trẻ đã phơi nhiễm với hàng trăm chất ở bên ngoài kích thích đáp ứng miễn dịch. Điển hình như cơ thể sản sinh ra kháng nguyên và vi khuẩn sống trong miệng, mũi khi trẻ ăn. So với việc tiêm vacxin, bé sẽ phơi nhiễm với kháng nguyên từ bệnh viêm họng và cảm cúm nhiều hơn. Do đó, việc tiêm nhiều vacxin cùng lúc cũng không gây ra tác hại gì. Chủ yếu giúp giảm số lần tiêm, tiết kiệm thời gian và chi phí, bé sẽ dễ dàng hoàn thành phác đồ hơn.
Các bệnh ngăn ngừa bằng vacxin đã không còn phổ biến ở Việt Nam nữa, nên chẳng cần phải tiêm phòng?
Trong thời điểm thế giới kết nối tốt như hiện nay, bệnh dịch có thể vượt qua những khoảng cách về địa lý, biên giới và lây nhiễm cho bất kỳ ai. Do đó, ngay cả khi một số bệnh không còn phổ biến, vẫn cần tiêm vacxin đầy đủ. Tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình và góp phần xây dựng xã hội khỏe mạnh.