Tiêm Phòng Cúm Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Tiêm Phòng Cúm Khi Mang Thai Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 7 31, 2022

Mẹ bầu là đối tượng dễ mắc bệnh cúm và triệu chứng diễn ra cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi, chị em nên chủ động tiêm vắc xin cúm. Việc chủng ngừa có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng cúm khi mang thai nhé!

Phải làm gì khi bị cúm trong thời kỳ mang thai?

Mẹ bầu hãy liên hệ với bác sĩ khi thấy bản thân đang có dấu hiệu bị cúm. Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc kháng virus an toàn để chữa trị cúm. Dùng thuốc kháng virus ngay khi bạn nhận ra bản thân mắc bệnh có thể làm giảm thời gian bị bệnh. Những phương pháp khác để điều trị bệnh cúm gồm có tăng cường uống nước và nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. 

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-2
Mẹ bầu hãy liên hệ với bác sĩ khi thấy bản thân đang có dấu hiệu bị cúm

Vai trò của việc tiêm vắc xin cúm khi mang thai

Không chỉ có biểu hiện cảm lạnh thông thường, bệnh cúm còn xảy ra đột ngột kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau họng, ho, đau cơ, mệt mỏi, nhức đầu, sốt. Cúm có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, điển hình là viêm phổi. Một vài biến chứng của bệnh cúm có thể đe dọa đến tính mạng, ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và bé trong thai kỳ. Do đó, tiêm phòng cúm khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết.

Đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm

Những nhóm đối tượng dưới đây khi mắc bệnh cúm có nhiều khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm: 

  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên).
  • Người mắc một số bệnh như tim mạch, hen suyễn hoặc ung thư.
  • Thai phụ.

Mẹ bầu bị cúm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, chị em nên tiêm ngừa cúm trước khi quyết định có con.

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-1
Thai phụ là đối tượng khi mắc bệnh cúm có nhiều khả năng xảy ra biến chứng nguy hiểm

Tiêm phòng cúm khi mang thai có an toàn không?

Tiêm phòng cúm khi mang thai là giải pháp an toàn. Các chuyên gia khuyến cáo tất cả mẹ bầu nên tiêm phòng cúm, bất kể trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Chủng ngừa cúm khi mang thai giúp:

  • Ngăn ngừa bệnh cảm cúm và biến chứng cho mẹ: So với phụ nữ không mang thai, cúm có nhiều khả năng gây ra biến chứng nghiêm trọng ở mẹ bầu hơn. Mắc cảm cúm khi mang thai làm gia tăng nguy cơ nhập viện. Chủng ngừa cúm làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý này trong thai kỳ.
  • Ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở thai nhi do cúm: Bị sốt do bệnh cúm trong giai đoạn đầu mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
  • Bảo vệ em bé sau khi ra đời: Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc phải những triệu chứng cúm nặng. Tuy nhiên vắc xin cúm chỉ có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Do đó, nếu chị em tiêm phòng cúm khi mang thai, kháng thể sẽ truyền qua nhau và sữa mẹ. Các kháng thể này sẽ giúp bảo trẻ khỏi bệnh cúm sau khi chào đời. 

Khi bạn chủng ngừa cúm, hãy ưu tiên tiêm phòng, không phải loại vắc xin xịt mũi. Thành phần của vắc xin cúm dạng tiêm được làm từ một loại virus bất hoạt. Do đó nó an toàn cho cả bé và mẹ trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Vắc xin xịt mũi chứa chủng virus sống, thế nên không được khuyến cáo dùng cho mẹ bầu hoặc chị em đang cố gắng thụ thai. Nếu bạn lo lắng về việc tiêm phòng cúm khi mang thai, hãy trao đổi thêm với bác sĩ nhé.

Chị em phụ nữ có thể tiêm ngừa cúm vào bất kỳ thời điểm nào khi mang thai. Trong đó, bạn nên tiêm vào mùa cúm là hợp lý nhất. Vắc xin cúm được đánh giá là rất hữu ích cho cả mẹ bầu và thai nhi. Một vài tác dụng phụ có thể xuất hiện gồm đỏ, đau nhức tại vị trí tiêm.

Tiêm vắc xin cúm cho bà bầu nên thực hiện vào tháng thứ mấy?

Các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, kể cả thai phụ và mẹ đang cho con bú cần tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm. Việc tiêm phòng cúm khi mang thai tốt nhất nên thực hiện sớm trước lúc mùa cúm bắt đầu (từ tháng 10 – tháng 5 năm sau). Và hãy tiến hành ngay khi nguồn vắc xin đã có sẵn. 

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủng ngừa trong bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Nếu bạn chưa kịp chủng ngừa trước mùa cúm thì vẫn có thể tiến hành tiêm trong và sau mùa dịch. Mẹ bầu nên cân nhắc tiêm ngừa trước khi mùa dịch bắt đầu nếu đang mắc một số bệnh lý khác làm gia tăng nguy cơ gây ra biến chứng cúm, ví dụ như tim mạch hoặc hen suyễn. 

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-3
Việc tiêm phòng cúm khi mang thai tốt nhất nên thực hiện sớm trước lúc mùa cúm bắt đầu

Cơ chế hoạt động của vắc xin cúm ra sao?

Để tạo ra kháng thể chống lại virus cúm, vắc xin sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn. Các kháng thể này không bị mất đi, chúng sẽ lưu thông trong máu. Nếu gặp virus cúm, kháng thể sẽ đánh dấu và ra hiệu cho hệ thống miễn dịch đến tiêu diệt trước khi triệu chứng của bệnh xuất hiện. Cơ thể sẽ mất khoảng 2 tuần để hình thành kháng thể sau khi chủng ngừa cúm.

Có mấy loại vắc xin phòng cúm cho bà bầu

Vắc xin cúm có 2 loại:

  • Dạng phun sương qua đường mũi.
  • Dạng tiêm đơn liều.

Trong đó, vắc xin dạng tiêm có chứa virus bất hoạt được dùng cho mẹ bầu ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Mẹ bầu vốn là đối tượng dễ bị virus tấn công. Do đó việc tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ làm hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể để chống lại virus cúm.

Vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?

Với một số loại vắc xin, kháng thể có khả năng hoạt động trong nhiều năm. Tuy nhiên, các loại virus cúm lại có thể thay đổi qua từng năm. Do đó, kháng thể được tạo ra từ việc đáp ứng với vắc xin sẽ có hiệu quả trong năm nhưng không còn công dụng với virus cúm ở năm tiếp theo. Thế nên việc chủng ngừa cúm cần được tiêm nhắc lại mỗi năm.

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-5
Vắc xin phòng cúm có tác dụng trong bao lâu?

Giá tiêm phòng cúm cho bà bầu

Chi phí tiêm ngừa cúm cho mẹ bầu dao động từ 225.000 – 350.000 đồng. Sự chênh lệch này đến từ nguồn vắc xin, trình độ của đội ngũ bác sĩ và dịch vụ của từng cơ sở y tế. Lưu ý, mức giá trên chỉ mang tính tham khảo và có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Để biết chính xác giá tiêm phòng cúm khi mang thai, bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện, phòng khám nhé. 

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai có giúp ích cho thai nhi không?

Tiêm phòng cúm khi mang thai mang đến lợi ích gấp đôi vì có thể bảo vệ của thai nhi và mẹ bầu. Mặc khác, trẻ sơ sinh không thể tiêm ngừa cúm cho đến khi được 6 tháng tuổi. Khi bạn chủng ngừa cúm khi mang thai, các kháng thể được tạo ra sẽ truyền sang cho em bé trong bụng. Những kháng thể này sẽ hỗ trợ bảo vệ trẻ cho đến lúc có thể tiêm vắc xin cúm lần đầu khi được 6 tháng tuổi.

Tiêm vắc xin cúm khi mang thai có tác dụng phụ không?

Các phản ứng phụ của vắc xin cúm đa phần là rất nhẹ, ví dụ như sốt nhẹ hoặc đau cánh tay. Nó thường biến mất chỉ trong 1 – 2 ngày. Phản ứng phụ nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra. Nếu bạn muốn tiêm phòng cúm khi mang thai nhưng vẫn lo lắng về tác dụng phụ của vắc xin thì hãy nhận thêm tư vấn từ bác sĩ nhé.

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-4

Mẹ bầu đã tiêm phòng cúm có bị cúm nữa không?

Mặc dù đã tiêm phòng nhưng mẹ bầu vẫn có khả năng bị nhiễm cúm. Vì vắc xin cần khoảng 10 – 14 ngày sau tiêm để có thể phát huy tác dụng. Do đó, nếu thai phụ tiếp xúc với mầm bệnh trước lúc vắc xin mang đến tác dụng thì vẫn có khả năng nhiễm bệnh. 

Bên cạnh đó, không có loại vắc xin nào mang đến hiệu quả một cách tuyệt đối. Thế nên sau khi chủng ngừa cúm vẫn có thể mắc bệnh. Tuy nhiên mức độ bệnh sẽ nhẹ hơn và không quá nguy hiểm. Kháng nguyên của virus cúm thường biến đổi. Do đó vắc xin chỉ hữu dụng trong khoảng 1 năm. Nếu quá thời hạn bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh cúm. 

Những lưu ý khi tiêm phòng cúm là gì?

Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý khi tiêm phòng cúm:

  • Nếu bạn sốt, ốm thì nên hoãn tiêm chủng cho đến khi khỏe mạnh.
  • Nếu đã từng gặp phản ứng phụ nghiêm trọng với vắc xin cúm thì không nên tiếp tục tiêm.
  • Nếu bạn có nguy cơ dị ứng với trứng thì hãy thông báo cho bác sĩ. Tùy vào từng hình thức dị ứng trứng, bạn có thể chủng ngừa vắc xin với hướng dẫn đặc biệt hoặc phải tránh tiêm. 
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị một hội chứng hiếm gặp gọi là Guillain-Barré. 

Mẹ bầu nên làm gì khi tiếp xúc với người bị cúm?

Khi mẹ bầu tiếp xúc thường xuyên với người bị cúm thì nguy cơ nhiễm bệnh có thể xảy ra. Ví dụ như nói chuyện trực tiếp, chăm sóc hoặc sống chung với người bị cúm. Do đó, bên cạnh việc tiêm phòng cúm khi mang thai, bạn nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm đến mức tối đa để tránh bị lây nhiễm.

tiem-phong-cum-khi-mang-thai-7
Khi mẹ bầu tiếp xúc thường xuyên với người bị cúm thì nguy cơ nhiễm bệnh có thể xảy ra

Tiêm phòng cúm khi mang thai ở đâu?

Để việc tiêm phòng cúm diễn ra thuận lợi và vắc xin mang đến hiệu quả cao, bạn nên chủng ngừa ở cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, có nhiều điểm nổi bật như:

  • Cung cấp dịch vụ tiêm ngừa cúm an toàn, hiệu quả. Quy trình tiêm chủng khoa học, đầy đủ các bước, ví dụ như thăm khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm,…
  • Vắc xin được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và chủng ngừa.
  • Chi phí tiêm ngừa phải chăng, được niêm yết, công khai, không phát sinh thêm. Hỗ trợ đặt lịch online để tiết kiệm thời gian.

Tóm lại, tiêm phòng cúm khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trước bệnh cúm mùa. Thai phụ có thể chủng ngừa vắc xin vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, bạn nên tiêm phòng ở cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ