Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 1 16, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm phòng cúm trước khi mang thai ở đâu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem có nên tiêm ngừa cúm trước khi mang thai hay không nhé. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, chị em phụ nữ có kế hoạch mang thai nhất định phải tiến hành chủng ngừa vắc xin cúm.
Nhiều người hiện nay đang xem nhẹ mức độ nghiêm trọng và nguy cơ của bệnh cúm mùa. Theo WHO, cần ưu tiên chủng ngừa bệnh cúm trước khi có thai vì 3 lý do dưới đây:
Mẹ cần tiến hành chủng ngừa cúm trước khi mang thai để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra nếu mắc bệnh cúm trong thai kỳ. Tiêm vắc xin cúm được chứng minh là giúp làm giảm khoảng 40% nguy cơ mẹ bầu nhập viện vì cúm và giảm 50% khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Chủng ngừa vắc xin cúm giúp thai phụ giảm được hiện tượng nhiễm trùng nếu chẳng may mắc bệnh cúm. Hoặc hỗ trợ làm giảm mức độ nhiễm trùng nhiều lần.
Vắc xin sẽ giúp làm giảm 70 – 80% tỷ lệ tử vong, phòng ngừa cúm hiệu quả đến 90%. Nó còn hỗ trợ giảm bớt nguy cơ làm nặng thêm những căn bệnh đang mắc. Đồng thời phòng tránh nguy cơ đồng nhiễm vi khuẩn, virus khác. Vắc xin cúm hỗ trợ làm giảm nguy cơ phải nhập viện để chăm sóc đặc biệt, cụ thể là 74% ở trẻ em và 26% với người lớn. Bên cạnh đó, còn làm giảm hơn 31% nguy cơ tử vong so với người không chủng ngừa cúm, hạn chế bớt chi phí y tế cũng như tình trạng bệnh tật làm gián đoạn lao động.
Virus cúm có những biến đổi khó dự đoán, phức tạp, gia tăng biến chứng nặng và tốc độ lây nhiễm, nhất là ở nhóm đối tượng nhạy cảm như mẹ bầu. Tỷ lệ người bệnh nhập viện trong thời gian gần đây do các bệnh hô hấp, cúm gia tăng. Bên cạnh đó, tỷ lệ đồng nhiễm nhiều bệnh cũng gia tăng theo.
Các bác sĩ cho biết, nếu thai phụ không may nhiễm cúm sẽ vô cùng nguy hiểm. Trong 3 tháng đầu, cúm sẽ làm thay đổi cấu trúc bào thai, dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai,… hoặc gây dị tật thai nhi, di chứng nghiêm trọng cho trẻ sau khi ra đời.
Khác với cảm lạnh thông thường, cúm sẽ có triệu chứng nghiệm trọng hơn, kéo dài dai dẳng cũng như tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm khác. Thai phụ sẽ có hệ miễn dịch nhạy cảm, kém đi, dễ ốm nếu thời tiết thay đổi. Do đó nếu tiếp xúc với mầm bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm. Chủng ngừa vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ cả mẹ và bé.
Tại Việt Nam, có 4 loai vắc xin cúm đang được dùng là Ivacflu-S (Việt Nam), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc), Influvac Tetra (Hà Lan), Vaxigrip Tetra (Pháp) đều được sản xuất theo cơ chế bất hoạt. Tức là vắc xin điều chế, sản xuất từ virus cúm sau khi được nuôi cấy. Nó đã bị làm chết bằng hóa chất, tia xạ hoặc nhiệt. Virus dù đã chết nhưng vẫn còn kháng nguyên, hệ miễn dịch vẫn có khả năng tạo ra kháng thể phòng ngừa bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi và người lớn, gồm cả phụ nữ đang cho con bú, chị em trước hay đang mang thai đều cần chủng ngừa vắc xin cúm mỗi năm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, vắc xin cúm dành cho thai phụ là liều đơn, sản xuất từ virus bất hoạt nên an toàn, phụ hợp cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng.
Người lớn và trẻ em đều cần tiến hành tiêm vắc xin cúm nhắc lại hàng năm. Để nhận được hiệu quả tối ưu, chị em phụ nữ nên chủ động chủng ngừa bệnh cúm càng sớm càng tốt. Trước mùa cúm (tháng 10 hàng năm) là thời điểm tiêm tốt nhất.
Bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ cũng có thể tiêm vắc xin cúm được. Để đảm bảo sở hữu miễn dịch chủ động bảo vệ cả bé và mẹ trong suốt thai kỳ, bác sĩ khuyến cáo chị em nên tiêm cúm trước khi có thai 1 tháng. Vì phải mất 2 tuần sau khi tiêm vắc xin, cơ thể mới sản sinh ra kháng thể đặc hiệu.
Theo thông tin kê toa của nhà sản xuất, vắc xin cúm có thể tiêm cho mẹ bầu. Dù không có khuyến cáo cụ thể trong chỉ định. Thế nhưng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng có thể chủng ngừa cúm. Tuy nhiên, các chuyên gia thường khuyến khích mẹ bầu nên tiêm ngừa cúm trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối. Vì 3 tháng đầu tiên là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi và xuất hiện rất nhiều yếu tố trùng hợp. Vậy tiêm vắc xin cúm bao lâu thì có tác dụng? Tiêm phòng cúm trước khi mang thai ở đâu?
Vắc xin cúm mùa sẽ bảo vệ cơ thể khỏi 4 chủng virus cúm (A/H1N1, A/H3N2, B/Victoria, B/Yamagata – đối với vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới) hoặc 3 chủng virus cúm (A/H1N1, A/H3N2 và 1 chủng cúm B – đối với vắc xin cúm Tam giá) nguy hiểm phổ biến nhất trong mùa cúm năm đó.
Vắc xin cúm không thể phát huy hiệu quả ngay lập tức sau khi chủng ngừa mà cần 10 – 14 ngày để cơ thể sản sinh ra kháng thể chống cúm đặc hiệu. Virus cúm biến đổi liên tục hàng năm, thậm chí nó sẽ diễn tiến theo mùa rất khó lường. Công dụng phòng bệnh của vắc xin cúm chỉ diễn ra trong 1 năm. Do đó, để duy trì bảo vệ cơ thể tối ưu, chúng ta cần chủng ngừa cúm nhắc lại hàng năm. Công thức trong vắc xin cúm đều được cập nhật mỗi năm để đảm bảo sự tương đồng với chủng virus cúm đang lưu hành theo từng khu vực.
Chị em khi có kế hoạch mang thai chỉ cần chủng ngừa 1 mũi vắc xin cúm là được. Vì kháng thể có khả năng duy trì hiệu quả trong khoảng 9 tháng mang thai. Nó sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả trẻ sơ sinh và mẹ bầu khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.
Hầu hết phản ứng phụ không mong muốn khi chị em tiêm vắc xin cúm trước lúc có thai đều rất nhẹ, bao gồm đau cơ, đau đầu, chảy nước mũi trong, hắt hơi,… Các phản ứng thường tự khỏi sau tiêm khoảng 1 – 2 ngày mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc gì để chữa trị.
Hiếm gặp những phản ứng phụ nghiêm trọng khác sau khi chủng ngừa vắc xin cúm. Cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay nếu gặp những phản ứng như khó thở (thở nặng nhọc, thở nhanh, có dấu hiệu tím tái), mệt mỏi, không tỉnh táo, phát ban, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, li bì,…
Nếu tiêm ngừa cúm trước khi mang thai, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
Thai phụ tuyệt đối không được tự ý chủng ngừa vắc xin cúm tại nhà hay tiêm phòng ở cơ sở y tế kém uy tín. Vì những cơ sở này không đáp ứng đủ điều kiện để cấp cứu nếu chẳng may xảy ra tình trạng sốc phản vệ.
Vì thế, mẹ bầu cần đến cơ sở y tế uy tín, mang đến dịch vụ tiêm ngừa cúm an toàn, chất lượng, có hệ thống bảo quản vắc xin tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, cơ sở tiêm ngừa phải có trang thiết bị, máy móc hiện đại và quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
Mẹ bầu cần thông báo cho bác sĩ biết khi thăm khám sàng lọc nếu bị dị ứng nặng hoặc có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với vắc xin phòng bệnh cúm hay mắc phải hội chứng Guillain-Barré. Bất kỳ ai bị dị ứng nặng hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin cúm cũng đều thuộc nhóm chống chỉ định chủng ngừa. Hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thuốc hay chất khác để được tư vấn toàn diện nhất.
Bạn cần ở lại cơ sở y tế theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút. Nếu xuất hiện phản ứng bất thường sau tiêm, bị sốc phản vệ, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Chị em hãy lưu ý những vấn đề kể trên để việc tiêm ngừa cúm diễn ra an toàn, đảm bảo hiệu quả nhé. Vậy tiêm phòng cúm trước khi mang thai ở đâu?
Nhiều bạn đọc thắc mắc tiêm phòng cúm trước khi mang thai ở đâu để nhận được hiệu quả tối ưu, đảm bảo an toàn? Tại Đà Lạt, bạn có thể đến chủng ngừa cúm tại Phòng khám Đa khoa Phương Nam, sở hữu những ưu điểm nổi bật dưới đây:
Chi phí tiêm ngừa cúm trước khi có thai sẽ dao động từ 190.000 – 356.000 đồng tùy vào từng loại vắc xin cũng như chất lượng dịch vụ của cơ sở y tế. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Đối tượng tiêm | Tiêm vắc xin | Xuất xứ | Giá (VNĐ) |
Người lớn > 18 tuổi, bao gồm phụ nữ trước và đang có thai | Ivacflu-S | Việt Nam | 190.000 |
Vaxigrip Tetra | Pháp | 356.000 | |
Influvac Tetra | Hà Lan | 356.000 | |
GC Flu Quadrivalent | Hàn Quốc | 345.000 |
Lưu ý, mức chi phí trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế được báo giá chi tiết nhé.