Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Chín 25, 2022
Mục Lục Bài Viết
Vắc xin phế cầu được điều chế từ những thành của phế cầu khuẩn, có thể chủng ngừa cùng lúc hoặc xen kẽ với bất kỳ loại vắc xin nào.
Vi khuẩn phế cầu thường gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi. Cụ thể là những bệnh lý về đường tai – mũi – họng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng. Nghiêm trọng hơn là bệnh nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi. Vi khuẩn có thể phát tán nhanh chóng trong cộng đồng vì lây qua đường hô hấp.
Ngoài những biến chứng nguy hiểm, tình trạng kháng kháng sinh cũng là trở ngại lớn trong quá trình chữa bệnh do phế cầu khuẩn. Thời gian chữa trị sẽ kéo dài và tốn nhiều chi phí do phải sử dụng thuốc kháng sinh mạnh. Vì thế, việc tiêm phòng vắc xin phế cầu 10 cho trẻ nhỏ giữ vai trò rất quan trọng.
Hiện nay, vắc xin phế cầu được chỉ định cho trẻ nhỏ từ 6 tuần – 5 tuổi với nhiều phác đồ khác nhau. Khi bé được hơn 4 tháng cần tiến hành chủng ngừa vắc xin phế cầu càng sớm càng tốt. Liều 2 tiêm cách liều 1 ít nhất 1 tháng. Liều 3 tiêm cách liều 2 ít nhất 1 tháng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phác đồ tiêm phòng vắc xin phế cầu 10 (Synflorix) cụ thể hơn ở phần tiếp theo nhé. Tìm hiểu một số lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu
Vắc xin phế cầu 10 giá bao nhiêu? Giá vacxin phế cầu 10 sẽ dao động trong khoảng 923.000 – 955.000 đồng/liều.
Phác đồ tiêm vắc xin Synflorix (Bỉ) như sau:
Vắc xin phế cầu 10 ngừa bệnh gì? Vắc xin Synflorix được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 6 tuần – 5 tuổi để ngăn ngừa các bệnh do phế cầu Streptococcus pneumoniae type huyết thanh 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F. Đồng thời tương tác chéo type huyết thanh 19A bao gồm viêm tai giữa cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não và phòng ngừa bệnh viêm tai giữa cấp gây ra bởi Haemophilus influenzae không định type.
Với trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi
Lịch trình tiêm ngừa gồm 3 liều cơ bản:
Hoặc tiêm theo lịch trình sau:
Liều đầu tiên của liệu trình này có thể bắt đầu từ lúc trẻ được 6 tuần tuổi. 3 liều đầu tiên có khoảng cách tối thiểu là 1 tháng. 6 tháng kể từ mũi 3 tiến hành tiêm nhắc lại.
Với trẻ từ 7 – 11 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)
Với trẻ từ 12 – 23 tháng (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)
Với trẻ từ 24 tháng đến 5 tuổi (chưa từng được tiêm phòng vắc xin trước đó)
Tương tự như những loại vắc xin khác, sau khi tiêm phòng vắc xin phế cầu 10 trẻ có thể bị sốt ở nhiều mức độ khác nhau, sưng đỏ vết tiêm, biếng ăn. Những triệu chứng trên có thể kéo dài khoảng 2 ngày nhưng không quá nguy hiểm. Do đó phụ huynh đừng quá lo lắng mà bỏ qua việc chủng ngừa vô cùng hữu ích này.
Nếu bé gặp phản ứng nặng sau tiêm như sưng quầng đỏ ở vết tiêm, phát ban, khó thở, tím tái, bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc kéo dài trên 3 giờ, co giật, sốt trên 39 độ C,… bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất theo dõi, thăm khám và chữa trị kịp thời.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh xuất hiện, bố mẹ vẫn nên đưa trẻ đi chủng ngừa vắc xin đúng lịch. Trì hoãn lịch tiêm sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh đã được loại trừ hoặc khiến các căn bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như viêm phổi, viêm họng, thủy đậu, sởi, cúm,… trở nặng và khó chữa trị hơn.
Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, chủng ngừa vắc xin đúng lịch có vai trò rất quan trọng và cần thiết để phòng chống các bệnh đã tiêm cũng như không bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Nếu tại giai đoạn này bé bị sốt hay ho sẽ khiến phụ huynh hoảng sợ. Vì một số triệu chứng của Covid-19 giống như bệnh cúm hoặc những vấn đề khác về đường hô hấp.
Chủng ngừa vắc xin đầy đủ chính là cách nâng cao sức đề kháng hiệu quả cho trẻ nhỏ. Nhất là trong 5 năm đầu đời khi hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Bố mẹ cũng cần lưu ý khi đưa bé đi chủng ngừa, tuân thủ đúng các khuyến cáo của Bộ Y Tế và WHO như rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang đúng cách. Ngoài ra, phụ huynh hãy cập nhật thông tin về việc tiêm ngừa Covid để bảo vệ bản thân, gia đình.
Ở những khu vực không có dịch bệnh, phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa đúng lịch nhưng hãy tránh nơi đông người. Bố mẹ nên đặt lịch trước để tránh tình trạng chờ đợi và đến chủng ngừa ở cơ sở y tế uy tín.