Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 1, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trên thực tế, trước và sau khi chủng ngừa vắc xin viêm gan B mọi người hãy ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Điều này giúp cơ thể được cung cấp đủ năng lượng và nâng cao sức đề kháng. Ngoại trừ những loại thức ăn dễ gây ra tình trạng dị ứng hoặc được bác sĩ dặn dò phải kiêng cữ đặc biệt để phù hợp với cơ địa. Trẻ em không nên bú quá no trước khi chủng ngừa vắc xin viêm gan B để tránh gặp tình trạng nôn trớ.
Dù không cần phải kiêng nhiều khi tiêm phòng viêm gan B, nhưng chúng ta vẫn nên chủ động áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh, tránh xa bia rượu, chất kích thích, món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,… Bên cạnh đó, hãy tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh trong chế độ ăn mỗi ngày nhé. Bạn cũng phải giữ vệ sinh cơ thể, tránh làm vết tiêm bị viêm nhiễm.
Thắc mắc tiêm phòng viêm gan B có phải kiêng gì không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được quan hệ?
Trên thực tế, cơ thể vẫn chưa sở hữu đủ kháng thể khi tiêm thiếu liều vắc xin viêm gan B. Do đó, nếu quan hệ tình dục không an toàn ngay sau khi tiêm bạn vẫn có khả năng bị lây virus viêm gan B.
Thông thường, sau 6 tháng (đã chủng ngừa đủ 3 mũi), khả năng miễn dịch của cơ thể có thể lên đến 95%. Lúc này khi quan hệ tình dục sẽ giảm tối đa nguy cơ nhiễm virus HBV từ bạn tình. Kháng thể sẽ tự động chống lại và ngăn ngừa virus HBV tấn công nếu chúng xâm nhập vào cơ thể, giúp bạn phòng bệnh một cách tối ưu.
Thế nhưng trong thời gian chưa chủng ngừa đủ 3 mũi vắc xin nhưng vẫn muốn đáp ứng nhu cầu tình dục của bản thân, bạn vẫn có thể quan hệ nếu đảm bảo an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Biện pháp này giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc với dịch tiết, vết thương hở, máu, ngăn chặn khả năng lây truyền viêm gan B cũng như những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Đặc biệt, phụ nữ mong muốn có con cần chủng ngừa vắc xin viêm gan B tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Việc làm này giúp bảo vệ sức khỏe thật tốt cho cả mẹ và bé. Đây cũng chính là khoảng thời gian an toàn và vắc xin sẽ không tác động tiêu cực đến quá trình mang thai.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chúng ta không nên uống bia rượu trước và sau khi chủng ngừa viêm gan B. Mặc dù vắc xin HBV ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên khi có sự góp mặt của rượu bia sẽ làm triệu chứng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, uống bia cũng gây khó khăn trong việc phân biệt tác dụng phụ của vắc xin với phản ứng do bia tạo ra.
Hiện vẫn chưa có thống kê chi tiết về việc hiệu quả của vắc xin bị ảnh hưởng ra sao nếu uống bia rượu sau tiêm. Để đảm bảo, bạn nên tiến hành kiểm tra lại HBsAb nhằm mục đích xem lượng kháng thể có đủ cao hay không.
Thế nhưng bia rượu vẫn là tác nhân gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chức năng gan. Chất cồn trong bia có thể được niêm mạc ruột và dạ dày hấp thụ nhanh. Trong đó chỉ có khoảng 10% lượng cồn được đào thải thông qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu. 90% còn lại sẽ đi qua gan, gây nhiễm độc nặng, tác động xấu đến sức khỏe.
Toàn bộ lượng máu ở hệ tiêu hóa sẽ đi qua gan trước khi đến tim. Do đó, gan chính là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Người thường xuyên sử dụng hay nghiện rượu bia sẽ có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan cao hơn bình thường. Những bệnh lý này có thể xảy ra cùng lúc hoặc sẽ ủ bệnh và tiến triển dần theo thời gian.
Hiện chưa có phương pháp điều trị viêm gan B đặc hiệu. Chúng ta chỉ có thể tầm soát sự phát triển của virus HBV, tiến hành giải độc và hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Mặc dù chưa có thuốc điều trị viêm gan B đặc hiệu nhưng vẫn phòng ngừa được bằng cách chủng ngừa vắc xin trước khi bị nhiễm virus HBV. Bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi tiêm ngừa viêm gan B: