Có Nên Tiêm Thuốc Trưởng Thành Phổi Cho Thai Nhi Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Có Nên Tiêm Thuốc Trưởng Thành Phổi Cho Thai Nhi Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 6, 2021

Mẹ bầu có rất nhiều vấn đề cần phải lo nghĩ trong thai kỳ, đặc biệt là khi em bé phát triển không thuận lợi, cần can thiệp những liệu pháp y khoa. Điển hình là việc tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có nên thực hiện hay không? Mang đến lợi ích gì? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu về thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi

Để giải đáp thắc mắc có nên tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi không, chúng ta cần hiểu rõ về loại thuốc này trước.

tiem-thuoc-truong-thanh-phoi-cho-thai-nhi-1
Thuốc trưởng thành phổi hay còn gọi là thuốc trợ phổi

Thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi là gì?

Thuốc trưởng thành phổi hay còn gọi là thuốc trợ phổi được sử dụng để tiêm dự phòng biến chứng suy hô hấp ở trẻ suy sinh dưỡng, sinh non. Loại thuốc này giúp thai nhi giảm nguy cơ tử vong, chậm phát triển, mắc phải những vấn đề sức khỏe như bệnh phổi, viêm ruột hoại tử, xuất huyết não, nhiễm trùng hệ thống. Hiện nay, có hai loại thuốc trưởng thành phổi được dùng là Betamethasone và Dexamethasone. Chúng đều mang đến tác dụng thúc đẩy trưởng thành phổi ở thai nhi và thuộc nhóm Corticosteroid.

Đối tượng sử dụng

Thai phụ có nguy cơ sinh non cao được bác sĩ chỉ định tiêm trưởng thành phổi. Những dấu hiệu cảnh báo sinh non gồm:

  • Cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất thường xuyên và gây đau.
  • Trì nặng bụng, đau thắt lưng, ra chất nhầy màu hồng hoặc máu ở âm đạo.
  • Bác sĩ nhận thấy cổ tử cung có sự biến đổi thông qua quá trình thăm khám.
  • Đau tức vùng xương chậu, vỡ ối.

Nguyên nhân gây sinh non thường gặp gồm có thai phụ có tiền sử sinh non, bị viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, cổ tử cung ngắn, hở eo tử cung, dị tật tử cung bẩm sinh,… Ngoài ra còn có những yếu tố khác từ thai nhi như em bé được thụ tinh trong ống nghiệm, bị khuyết tật, nhiễm khuẩn ối, rỉ ối, vỡ ối, đa ối, đa thai,…

Tuy nhiên, ước tính có khoảng 50% trường hợp sinh non không xác định được nguyên nhân. Do đó, mẹ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, để bác sĩ thăm khám và theo dõi sức khỏe. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế kiểm tra và chữa trị kịp thời, cũng như tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi nếu cần thiết.

Tác dụng

Sau khi tiêm vào cơ thể mẹ bầu, thuốc trưởng thành phổi sẽ qua nhau thai và truyền đến thai nhi, mang đến những tác dụng như:

Kích thích quá trình tổng hợp và phóng thích Surfactant vào phế nang của thai nhi. Trong thai kỳ bình thường, hoạt chất Surfactant chỉ xuất hiện khi em bé được 32 tuần tuổi. Sau khi trẻ ra đời, Surfactant hỗ trợ làm giảm sức căng bề mặt, giúp các phế nang luôn mở rộng, sẵn sàng cho việc trao đổi khí. Nguy cơ suy hô hấp cấp và hẹp phổi sẽ tăng lên nếu trẻ sơ sinh thiếu Surfactant.

Tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi còn giúp giảm lượng chất lỏng trong phổi, đồng thời kích thích thể tích phổi tăng lên.

Tác dụng phụ

Theo thông tin từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc Dexamethasone, Betamethasone được phân loại thuộc nhóm C, có khả năng gây ra những phản ứng phụ không mong muốn. Những bất lợi mà thai nhi và mẹ bầu có thể đối mặt như:

tiem-thuoc-truong-thanh-phoi-cho-thai-nhi-4
Tiêm thuốc trưởng thành phổi tiềm ẩn một số nguy hiểm nhất định

Ức chế trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận ở thai phụ.

Tác dụng tiêu cực lên não và chức năng của trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận ở thai nhi.

Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản ở người mẹ, nhiễm trùng sơ sinh sớm, nhiễm trùng bào thai và giảm miễn dịch của thai phụ.

Thai nhi có thể bị nhiễm độc thần kinh nếu dùng Dexamethasone liều cao.

Gây ra các phản ứng quá mẫn hoặc phản vệ, giảm huyết áp.

Trẻ điều trị trên 3 đợt thuốc trưởng thành phổi đối mặt với nguy cơ bị chậm phát triển thần kinh.

Mẹ bầu dùng Corticoid có liên quan đến tình trạng giảm chu vi vòng đầu và cân nặng của trẻ, do liền khớp sọ sớm, cốt hóa sớm các sụn xương.

Thai nhi có thể giảm vận động sau khi tiêm trưởng thành phổi. Tuy nhiên, trẻ có thể bị rối loạn tăng động sau này nếu tiêm trên 3 liều trưởng thành phổi.

Ngay sau mũi tiêm đầu tiên có thể làm tăng đường huyết nhẹ và kéo dài khoảng 5 ngày. Vì vậy, để tránh tình trạng tăng đường huyết mất kiểm soát, trước hoặc sau 5 ngày tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi, mẹ bầu cần tầm soát tiểu đường thai kỳ.

Thời điểm tiêm

Cần tiêm thuốc trưởng thành phổi cho mẹ bầu ở tuần 24 – 34. Nên tiêm nhắc lại nếu sau 7 ngày vẫn chưa sinh để ngăn ngừa nguy cơ sinh non trong 7 ngày tới. Việc tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi sẽ không còn tác dụng sau tuần thứ 34. Loại thuốc và liều lượng cụ thể như sau:

  • Thuốc Betamethasone 12 mg: Tiêm bắp 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều là 24 tiếng.
  • Thuốc Dexamethasone 6 mg: Tiêm bắp 4 liều, khoảng cách giữa các liều là 12 giờ.

Chúng ta vừa tìm hiểu xong những thông tin về thuốc trưởng thành phổi. Vậy có nên tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi không?

Có nên tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi không?

tiem-thuoc-truong-thanh-phoi-cho-thai-nhi-6
Mẹ bầu phải tiêm thuốc trưởng thành phổi theo chỉ định của bác sĩ

Có nên tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi không? Nhìn chung, đối với những trường hợp đối mặt với nguy cơ sinh non, xuất hiện dấu hiệu dọa sảy thai thì phương pháp tiêm thuốc trưởng thành phổi thật sự cần thiết. Tùy thuộc vào tình hình thực tế và thời điểm bác sĩ sẽ có chỉ định liệu nên tiêm thuốc trưởng thành phổi hay không. Nhằm tránh tình huống phải dùng lặp lại thuốc, cũng như giảm những rủi ro không mong muốn cho thai nhi và mẹ bầu. Nếu em bé phát triển bình thường thì không cần tiêm trưởng thành phổi, vì tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến thai kỳ.

Tiêm trưởng thành phổi là liệu pháp mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giảm bớt những biến chứng nguy hiểm mà trẻ sơ sinh có thể gặp phải, đặc biệt là suy hô hấp. Tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi tiềm ẩn các phản ứng phụ nhất định, do đó mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

Tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi có hiệu quả trong bao lâu?

Khi mẹ sinh con sau 24 giờ đến 1 tuần kể từ lúc tiêm mũi thứ 2 là thời điểm Corticosteroid đạt hiệu quả nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh ra trong vòng 24 giờ sau liều đầu tiên thì việc tiêm thuốc trưởng thành phổi vẫn mang đến lợi ích.

Khi nào không cần dùng Corticosteroid?

Chỉ trong trường hợp có biến cố xảy ra mới thực hiện tiêm trưởng thành phổi. Đây được xem là phương pháp điều trị dự phòng. Nếu trước đây chị em đã từng mang đa thai, sinh con sớm hoặc thực hiện những thủ thuật có liên quan đến cổ tử cung thì không được khuyến khích điều trị dự phòng bằng Corticosteroid sớm trong thai kỳ. Bởi vì không có nghiên cứu cho thấy loại thuốc này sẽ giúp ích cho thai nhi của bạn.

tiem-thuoc-truong-thanh-phoi-cho-thai-nhi-9
Không phải mẹ bầu nào cũng được khuyến khích tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi

Tóm lại, tiêm thuốc trưởng thành phổi cho thai nhi sẽ mang đến hiệu quả tích cực nếu mẹ bầu thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp em bé phát triển bình thường thì không cần áp dụng phương pháp dự phòng này, nhằm hạn chế các rủi ro nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ