Có Tiêm Vắc Xin Covid-19 Cho Người Có Tiền Sử Dị Ứng Không?

Trang chủ > Covid - 19 > Có Tiêm Vắc Xin Covid-19 Cho Người Có Tiền Sử Dị Ứng Không?

Tác giả: Kim Thành Ngày đăng: Tháng Mười Hai 7, 2021

Để ngăn ngừa dịch bệnh, việc tiêm vắc xin Covid-19 là điều nên thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng thì lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Vậy liệu có nên tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!

Tình trạng phản vệ và tiêm vắc xin

Trước khi giải đáp thắc mắc có nên tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng không, chúng ta cần hiểu rõ về tình trạng phản vệ trước. Phản ứng phản vệ có thể gặp khi tiêm vắc xin, dù tỉ lệ thấp. Đối với hầu hết các loại vắc xin, tỉ lệ vào khoảng vài trường hợp trên 1.000.000 mũi tiêm. Tuy nhiên, riêng với đại dịch Covid-19, thông qua việc triển khai chủng ngừa lớn nhất lịch sử loài người đã làm những biến cố gia tăng, trong đó có sốc phản vệ.

Vắc xin Covid-19 đã bắt đầu được đưa vào tiêm chủng tại Việt Nam từ đầu tháng 3/2020. Những phản ứng bất lợi cũng đã xuất hiện sau khi tiêm chủng. Gồm cả mức độ nhẹ như phản ứng dị ứng đến nặng điển hình là phản vệ.

Vắc xin AstraZeneca của Anh có tỉ lệ phản vệ khoảng 0,0018% thấp hơn những loại vắc xin mRNA khác như Moderna (0,023%) và Pfizer (0,027%). Dị ứng vắc xin là hệ quả của những phản ứng với chất ổn định, tá dược hoặc bản chất vắc xin.

tiem-vac-xin-covid-19-cho-nguoi-co-tien-su-di-ung-1
Vắc xin AstraZeneca có tỉ lệ phản vệ khoảng 0,0018%

Gelatine là Protein động vật có nguồn gốc từ bò và lợn. Người ta dùng Gelatine để làm chất ổn định trong vắc xin giảm độc lực. Có thể tìm thấy chất này trong nhiều loại vắc xin như thủy đậu, DTaP, viêm não Nhật Bản, Rubella. Giữa các loại vắc xin, lượng Gelatine sẽ thay đổi khác nhau. Y văn đã ghi nhận một số trường hợp phản ứng dị ứng qua trung gian IgE với vắc xin chứa Gelatine mặc dù rất hiếm, điển hình là vắc xin viêm não Nhật Bản, thủy đậu, Rubella. Tỉ lệ sốc phản vệ là 0,18/100000 liều với vắc xin sởi.

Khi đề cập đến dị ứng vắc xin, dị ứng trứng là vấn đề chính được quan tâm. Dị ứng trứng tại các nước phương Tây thường ảnh hưởng đến 1,6 – 2,4% số trẻ em. Vì trong quy trình nuôi cấy, sản xuất vắc xin như sốt vàng, cúm, Rubella, quai bị, sởi, Herpes simplex 1 và 2 có thể chứa lượng nhỏ Protein của trứng. Một số loại vắc xin có dấu vết của kháng sinh như Chlortetracycline, Polymyxin, Aminoglycosides và thuốc kháng nấm Amphotericin B nhằm chống nấm, nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc dị ứng với kháng sinh trong vắc xin là rất hiếm.

Thành phần tá dược được coi là nguyên nhân gây phản vệ khi tiêm vắc xin Covid-19. Polyethylene Glycol 2000 (PEG-2000) trong vắc xin mRNA-based (Moderna và Pfizer) có khả năng làm tăng tác dụng của vắc xin nhiều khả năng là nguyên nhân gây phản ứng dị ứng sau tiêm chủng. Polysorbate 80 là dẫn xuất của PEG (có trong vắc xin AstraZeneca) nhưng trọng lượng phân tử nhỏ hơn, vì thế ít xảy ra dị ứng hơn. Trong trường hợp dị ứng với mRNA-based vắc xin (Moderna và Pfizer), Astra Zeneca là loại vắc xin được khuyến cáo sử dụng thay thế.

Phản ứng phản vệ có liên quan đến những bệnh nhân có tiền sử dị ứng và xảy ra nhanh. Theo thống kê đến 86% trường hợp có tiền sử dị ứng trong số 21 bệnh nhân phản vệ với vắc xin Pfizer. Sau 15 phút tiêm vắc xin, 71% số bệnh nhân xuất hiện phản vệ. Do vậy, khi tiêm vắc xin Covid-19 nhiều người có cơ địa dị ứng cảm thấy lo lắng. Thế nguy cơ thực sự khi tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng ra sao?

tiem-vac-xin-covid-19-cho-nguoi-co-tien-su-di-ung-2
Khi tiêm vắc xin Covid-19 nhiều người có cơ địa dị ứng cảm thấy lo lắng

Tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng trong trường hợp nào?

Thắc mắc đặt ra là nên tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng trong trường hợp nào? Nguy cơ dị ứng với vắc xin Covid-19 liệu có cao hơn nếu từng bị dị ứng hay không?

Nếu bạn có tiền sử dị ứng được liệt kê dưới đây đều có chỉ định chủng ngừa vắc xin Covid-19 thường quy. Lưu ý, cần phải tiêm ở nơi có khả năng cấp cứu phản vệ và lưu viện để theo dõi theo khuyến cáo khoảng 15 – 30 phút:

  • Tiền sử dị ứng với nọc côn trùng, thức ăn hoặc các loại thuốc đã được xác định (không phải tá dược).
  • Dị ứng với dị nguyên hô hấp như phấn hoa, bọ nhà.
  • Gia đình có tiền sử bệnh dị ứng.
  • Phản ứng tại chỗ với vắc xin trước đó.
  • Quá mẫn với những loại thuốc chống viêm, giảm đau như Ibuprofen, Aspirin.
  • Dùng liệu pháp miễn dịch với dị nguyên.
  • Bệnh nhân hen phế quản ổn định.

Bạn phải trì hoãn chủng ngừa vắc xin Covid-19 và nên khám bác sĩ dị ứng cẩn thận để nhận tư vấn, chỉ định an toàn, phù hợp nếu có một trong số các yếu tố sau:

  • Tiền sử dị ứng với nhiều nhóm thuốc hoặc loại thuốc trong vòng 4g.
  • Bị dị ứng khi tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 và đang cần chủng ngừa mũi 2.
  • Phản ứng với các thành phần của vắc xin, trong đó có Polysorbate 80 hoặc PEG-2000.
  • Phản vệ độ 2 với bất kỳ yếu tố nào theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế Việt Nam.

Lưu ý, người chưa từng dị ứng cũng có khả năng bị dị ứng nặng với vắc xin Covid-19, thậm chí là sốc phản vệ. Do đó, việc chủng ngừa vắc xin cần được thực hiện ở cơ sở y tế có khả năng cấp cứu phản vệ. Để dự phòng các phản ứng tức thì nặng có thể xảy ra, bệnh nhân cần lưu lại cơ sở y tế để theo dõi ít nhất 15 – 30 phút. Cơ hội nào để tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng?

tiem-vac-xin-covid-19-cho-nguoi-co-tien-su-di-ung-3
Nên tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng trong trường hợp nào?

Cơ hội nào để tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng?

Cơ hội nào để tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng? Như đã phân tích ở phần trên, đối tượng có nguy cơ cao dị ứng với vắc xin Covid-19 cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá sức khỏe kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trong số những người tiêm vắc xin Covid-19, nhóm đối tượng này có tỉ lệ không cao. Test da với vắc xin và thành phần của vắc xin sẽ mang đến lợi ích.

Theo thông tư 51 về phản vệ của Bộ Y Tế, để chẩn đoán và lựa chọn thuốc thay thế, bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc thành phần liên quan sẽ được chỉ định test da. Áp dụng trong trường hợp chủng ngừa vắc xin Covid-19, những đối tượng sau đây theo thứ tự ưu tiên giảm dần có thể được cân nhắc test thử với thành phần của vắc xin và vắc xin:

  • Người có phản ứng khi tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19 với biểu hiện cấp tính trong vòng 4g sau chủng ngừa và đang nhận chỉ định tiêm mũi 2.
  • Người nghi ngờ dị ứng với tá dược chứa trong vắc xin: Tiền sử dị ứng với vắc xin khác có cùng thành phần của Polysobate 80 hoặc PGE-2000.
  • Người có tiền sử với nhiều nhóm thuốc hoặc loại thuốc chứa thành phần của Polysorbate 80 hoặc PGE-2000.

Hiếm khi test da dương tính với các thành phần của vắc xin. Hơn thế nữa, theo một công bố gần đây, ghi nhận 8 người dị ứng với liều vắc xin Pfizer đầu tiên nhưng lại cho kết quả test âm tính với Polysorbate 80 hoặc PGE-2000. Bên cạnh đó, vẫn chưa có khẳng định rõ ràng nào liên quan đến thành phần của vắc xin Covid-19 gây dị ứng. Thế nên, khi test cho những người này, cần phải test cả vắc xin và tá dược trong vắc xin hoặc lựa chọn thay thế. Những vấn đề còn tồn tại cần lưu ý của test da với thành phần của vắc xin và vắc xin:

  • Chưa chuẩn hóa.
  • Vì tỉ lệ gặp dị ứng rất thấp, nên giá trị dự báo của test cũng chưa được xác định rõ ràng.
tiem-vac-xin-covid-19-cho-nguoi-co-tien-su-di-ung-4
Đối tượng có nguy cơ cao dị ứng với vắc xin Covid-19 cần được bác sĩ thăm khám

Test da với vắc xin và tá dược của vắc xin có gây phản vệ không?

Để xác định nguyên nhân gây dị ứng, test da là biện pháp an toàn. Tuy nhiên, các phản ứng toàn thân do test da vẫn được ghi nhận. Đặc biệt, tỉ lệ phản vệ được ghi nhận là khoảng 0,022%.

Phản ứng toàn thân cũng được ghi nhận với test vắc xin Covid-19 và những thành phần chứa Polysorbate 80, PGE. Với PEG, phản ứng dường như có liên quan đến trọng lượng và nồng độ phân tử. Trọng lượng phân tử có trong PEG dao động từ 200 – 35000 g/mol. Nồng độ dung dịch test càng cao, trọng lượng phân tử càng lớn thì nguy cơ càng lớn. Như vậy, chúng ta cần test lấy da trước để đảm bảo an toàn. Nếu âm tính thì mới tiến hành test nội bì, nhưng cần lưu ý về trọng lượng phân tử, nồng độ của PEG khi test da, nhằm hạn chế nguy cơ phản ứng toàn thân.

Tóm lại, có nên tiêm vắc xin Covid-19 cho người có tiền sử dị ứng không? Tùy vào mức độ dị ứng, từng trường hợp nhất định mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Một số trường hợp phải khám sàng lọc kỹ lưỡng thì mới đủ điều kiện chủng ngừa. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng phải cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 để đảm bảo an toàn. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!

Tìm hiểu thêm:

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Top 10 Phòng Khám Sản Uy Tín Tại Đà Lạt
Bài viết tiếp theo
Khám Sức Khỏe Du Học Hàn Quốc Và Những Điều Cần Biết

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1