Có Nên Tiêm Vắc Xin Phế Cầu Cho Người Lớn Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Có Nên Tiêm Vắc Xin Phế Cầu Cho Người Lớn Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 21, 2022

Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Không chỉ riêng trẻ em mà người lớn cũng có khả năng bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy có nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn không? Lịch chủng ngừa phế cầu cho người lớn như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!

Phế cầu khuẩn gây bệnh gì?

Để biết có nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn không, chúng ta cần tìm hiểu về các đường lây truyền và triệu chứng của bệnh trước. Bên cạnh đó, mọi người phải nắm rõ một số thông tin về phế cầu và mức độ nguy hiểm của loại vi khuẩn này. 

Phế cầu khuẩn gây bệnh gì?
Tên khoa học của phế cầu khuẩn là Streptococcus pneumoniae

Tên khoa học của phế cầu khuẩn là Streptococcus pneumoniae. Nó là vi khuẩn kỵ khí, gram (+), lưỡng nghi với hơn 90 loại huyết thanh. Loại vi khuẩn này thường cư trú bên trong vùng mũi họng của cả người đang có sức khỏe tốt. Chúng có khả năng gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng xoang.
  • Nhiễm trùng tai.
  • Viêm phổi: Nhiễm trùng phổi.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Bệnh viêm màng não: Nhiễm trùng tủy sống và quanh não.

Các đường lây truyền của phế cầu khuẩn

Phế cầu khuẩn thường lây truyền thông qua:

  • Đường hắt hơi, ho.
  • Tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Các triệu chứng của bệnh phế cầu khuẩn

Triệu chứng của bệnh phế cầu khuẩn gồm có:

  • Bị cứng cổ.
  • Có cảm giác đau ngực.
  • Tình trạng khó thở, ho, sốt.
  • Có thể bị mất phương hướng và lú lẫn.
  • Tình trạng đau khớp.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Khó chịu, mất ngủ, đau tai, ớn lạnh.
  • Nghiêm trọng hơn có thể làm bệnh nhân mất thính lực, tổn thương não và tử vong.

Do đó, chủng ngừa vắc xin chính là phương pháp hữu hiệu nhất. Vậy có nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn không? 

Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì?

Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì?
Người lớn tuổi có thể bị viêm phổi do phế cầu

Trước khi giải đáp thắc mắc có nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn không. Chúng ta cần biết loại vắc xin này phòng bệnh gì? Cụ thể gồm có:

Bệnh viêm phổi

Nhiều trẻ em trên thế giới đã bị cướp đi sinh mạng vì bệnh viêm phổi do phế cầu. Thống kế năm 2008 cho thấy, đã có hơn 800.000 trẻ em tử vong vì bệnh viêm phổi. Tỷ lệ tử vong lên đến 15% với trẻ em dưới 5 tuổi. Cứ mỗi 39 giây, trên thế giới sẽ có thêm một trẻ qua đời vì viêm phổi. Hằng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ nhỏ bị bệnh viêm phổi tại Việt Nam. Ước tính khoảng 4.000 trẻ tử vong vì 1 trong 4 căn bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra.

Không chỉ riêng trẻ nhỏ, viêm phổi do phế cầu còn là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người mắc bệnh mạn tính, lớn tuổi, có sức đề kháng suy yếu,… Bệnh có thể chuyển biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nếu không tiến hành chẩn đoán, điều trị kịp thời. Nếu may mắn khỏi bệnh có thể dẫn đến các di chứng như mù, điếc, liệt và chậm phát triển về thần kinh.

Bệnh viêm màng não

Viêm màng não do phế cầu là bệnh đặc biệt nguy hiểm. Hậu quả là khiến lớp màng não (phần vỏ bao bên ngoài bảo vệ não và tủy sống) bị viêm. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Động kinh.
  • Tê liệt chân tay. 
  • Điếc.
  • Mù.
  • Hôn mê.
  • Phù não.
  • Tử vong.

Bệnh viêm tai giữa

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có hơn 350 triệu ca bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đa phần xảy ra ở các bé dưới 2 tuổi. Ước tính hơn 33% trong số đó (nhất là trẻ em dưới 1 tuổi) sẽ bị tái nhiễm nhiều lần trong năm. Thậm chí cần phải can thiệp phẫu thuật trong một số trường hợp nặng. Người lớn cũng có nguy cơ bị bệnh viêm tai giữa. Bệnh nhân có thể gặp những biến chứng dưới đây nếu không được điều trị kịp thời: 

  • Viêm xương chũm.
  • Suy giảm thính lực.
  • Thủng màng nhĩ.
  • Áp xe não.
  • Liệt mặt.
  • Viêm màng não.
  • Biến chứng áp xe não có thể đe dọa đến tính mạng.

Bệnh nhiễm trùng máu

Ước tính có đến 20% trẻ nhỏ tử vong vì bệnh nhiễm trùng máu. Tỷ lệ người lớn mắc bệnh cũng khá cao. Nhất là người già (gấp 13 lần so với người trẻ). Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người già bị suy yếu, dễ bị phế cầu khuẩn tấn công vào máu. Vi khuẩn sẽ sản sinh ra độc tố khi chúng xâm nhập vào hệ tuần hoàn đồng thời làm các cơ quan bị tổn thương. Điều này khiến cơ thể bệnh nhân suy yếu.

Ngoài ra, bệnh còn gây rối loạn đông máu trong khoảng thời gian bị nhiễm khuẩn. Lúc này, lượng máu di chuyển đến chân, tay, cơ quan nội tạng suy giảm. Đồng nghĩa với việc làm thiếu hụt dưỡng chất và Oxy để nuôi cơ thể. Sốc nhiễm khuẩn là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh nhiễm trùng máu. Nó sẽ gây ra tình trạng suy đa tạng.

Đối tượng nào nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn?

Vắc xin phế cầu có thể tiến hành tiêm vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Có thể chủng ngừa vắc xin phế cầu cùng lúc với vắc xin cúm. Tuy nhiên phải tiêm 2 loại vắc xin này ở 2 cánh tay khác nhau. Vậy đối tượng nào nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn? Có nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn không?

Những đối tượng nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn

Dưới đây là các đối tượng nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn:

Người già (> 65 tuổi). Vì càng lớn tuổi thì hệ miễn dịch càng suy yếu. Do đó, cơ thể sẽ gặp khó khăn khi chống lại bệnh viêm phổi và nhiễm trùng.

Người bệnh có hệ thống miễn dịch yếu vì bị giảm khả năng chống lại bệnh tật.

Đối tượng dễ bị suy giảm miễn dịch như: 

  • Đái tháo đường.
  • Bệnh tim.
  • Mắc các vấn đề về hô hấp như: Hen suyễn, khí phế thủng hoặc phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Bệnh nhân phải trải qua hóa trị liệu.
  • Người bệnh nhiễm HIV/AIDS.
  • Trường hợp đã cấy ghép tạng.

Người hút thuốc lá cũng dễ làm hệ miễn dịch bị suy giảm, có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Những đối tượng bị nghiện rượu nặng.

Bệnh nhân phải trải qua quá trình phẫu thuật hoặc đang mắc bệnh nặng.

Triệu chứng có thể gặp phải sau tiêm phế cầu khuẩn

Đối tượng nào nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn?
Có thể bị sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin phế cầu

Sau khi chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn có thể gặp các triệu chứng dưới đây: 

  • Đỏ, đau, sưng tại vị trí tiêm.
  • Đau cơ bắp.
  • Có thể bị sốt nhẹ.
  • Ăn mất ngon, cảm thấy khó chịu.

Ai không nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn?

Có nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn hay không sẽ còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Vì không phải ai cũng cần chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn. Người trưởng thành khỏe mạnh từ 18 – 50 tuổi có thể không cần chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn. Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị dị ứng với những thành phần có trong vắc xin thì không nên tiến hành tiêm. 

Vắc xin phế cầu khuẩn hoạt động như thế nào?

Để có góc nhìn rõ hơn về việc tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn. Chúng ta hãy cùng xem vắc xin phế cầu hoạt động như thế nào nhé.

Vắc xin phế cầu khuẩn hoạt động như thế nào?
Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn mấy mũi?

Các loại vắc xin phế cầu khuẩn

Hiện có hai loại vắc xin phế cầu khuẩn phổ biến. Chúng được dùng để bảo vệ và chống lại những tình trạng nhiễm trùng khác nhau. Cụ thể gồm có:

PCV13

  • Còn được gọi là Prevenar 13.
  • Loại vắc xin này giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi 13 loại vi khuẩn nguy hiểm nhất có thể gây ra bệnh viêm phổi.

PPSV23

  • Còn được gọi là Pneumo 23.
  • Giúp bảo vệ cơ thể chống lại 23 vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi khác. 
  • Mặc dù vắc xin không thể ngăn chặn hoàn toàn tất cả các tác nhân gây viêm phổi. Nhưng nó có thể chống lại hơn 30 loại vi khuẩn nghiêm trọng và phổ biến.

Vắc xin phế cầu cần tiêm 2 mũi: Mũi 1 là vắc xin PCV12. Một năm sau đó tiêm vắc xin PPSV23.

Những điều cần lưu ý khi tiêm

Bên cạnh việc tìm hiểu có nên tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn không. Bạn đọc cần biết một số điều cần lưu ý khi tiêm. Cụ thể, chúng ta cần tuân thủ đúng theo thời gian và chỉ định tiêm ngừa của bác sĩ. Cả 2 loại vắc xin PPSV23 và PCV13 đều được sử dụng với liều 0,5 ml. Các đường tiêm gồm có:

  • Vắc xin PCV13 nên được chủng ngừa ở bắp.
  • Vắc xin PPSV23 có thể được tiêm dưới da hoặc ở bắp.
  • Không nên sử dụng cả 2 loại vắc xin cùng lúc. Vì có thể gây ra phản ứng cục bộ nghiêm trọng.

Lịch tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn như thế nào? Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn mấy mũi? 

Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn mấy mũi? Trong trường hợp cần cả 2 loại vắc xin phế cầu thì nên chủng ngừa vắc xin PCV13 trước. Sau đó tiến hành tiêm vắc xin PPSV. Với người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm phế cầu khuẩn, khoảng cách khi tiêm 2 liều phải cách nhau tối thiểu 8 tuần. Đối với các trường hợp khác, khoảng cách giữa 2 liều tối thiểu là 1 năm. Cụ thể gồm có:

  • Người lớn chưa từng chủng ngừa vắc xin trước đó nên tiến hành tiêm PCV13 trước PPSV23 cách nhau tối thiểu 1 năm.
  • Các trường hợp từ 19 – 64 tuổi cần cả 2 loại vắc xin thì nên tiêm PCV13 trước PPSV23. Hai mũi vắc xin cách nhau tối thiểu 8 tuần. 
  • Với những người bệnh có chỉ định chủng ngừa từ 65 tuổi trở lên cần tiêm PCV13 trước PPSV23. Hai mũi cách nhau tối thiểu 1 năm. 

Tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn ở đâu?

Hiện nay có nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng, bạn nên chủng ngừa ở cơ sở y tế uy tín như Đa khoa Phương Nam, có nhiều ưu điểm như:

  • Cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn chất lượng, hiệu quả. Quy trình tiêm khoa học, an toàn, đầy đủ các bước như thăm khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm,…
  • Vắc xin có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám sàng lọc và tiêm ngừa.
  • Chi phí phải chăng, niêm yết, công khai, minh bạch, không phát sinh thêm. Hỗ trợ đặt lịch online, tiết kiệm thời gian chờ.

Tóm lại, tiêm vắc xin phế cầu cho người lớn là việc làm cần thiết. Nhất là các đối tượng có nguy cơ cao. Do đó bạn nên đến cơ sở y tế chủng ngừa nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ