Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 8, 2022
Mục Lục Bài Viết
Viêm gan B là bệnh lý gây ra bởi virus HBV. Virus sẽ sinh sôi, phát triển, tấn công và khiến tế bào gan bị tổn thương liên tục một cách âm thầm. Kháng thể trong cơ thể sẽ chống lại virus nhưng vẫn có trường hợp không thể tiêu diệt hết HBV. Thậm chí, khi virus phát triển mạnh mẽ, chúng có thể dẫn đến bệnh viêm gan B nguy hiểm.
Virus viêm gan B có thể lây lan thông qua 3 con đường: Quan hệ tình dục không an toàn, đường máu, từ mẹ sang con (trong thai kỳ hoặc lúc sinh nở). Virus HBV có khả năng lây truyền cao. Vì thế viêm gan B là căn bệnh phổ biến trên thế giới, kể cả Việt Nam.
Để phát hiện bệnh từ sớm, theo dõi quá trình chữa trị, phòng ngừa viêm gan B chuyển thành ung thư, xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm. Trên thực tế có rất nhiều hình thức xét nghiệm viêm gan B dựa vào cơ chế phát hiện kháng thể hoặc kháng nguyên của virus tương ứng với từng giai đoạn bệnh khác nhau. Vậy khi tiêm viêm gan B có cần xét nghiệm không?
Tiêm vắc xin được xem là biện pháp phòng bệnh viêm gan B hiệu quả nhất hiện nay. Trước khi chủng ngừa vắc xin HBV, người lớn cần thực hiện xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs (HBsAb) để biết cơ thể hiện đã nhiễm virus hay không hoặc đã có kháng thể chưa. Nếu kết quả cho thấy HBsAg âm tính (chưa bị nhiễm virus viêm gan B) và Anti-HBs âm tính (chưa sở hữu kháng thể viêm gan B) thì nên tiến hành tiêm phòng. Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp xong thắc mắc tiêm viêm gan B có cần xét nghiệm không. Thế những ai nên tiến hành chủng ngừa HBV?
Dưới đây là những đối tượng nên tiêm phòng viêm gan B:
Trẻ em và người lớn đều được khuyến cáo cần tiêm vắc xin viêm gan B đủ số mũi, đúng lịch, cụ thể như sau:
Với trẻ em
Thực hiện chủng ngừa theo khuyến cáo của chương trình Tiêm chủng mở rộng:
Lưu ý: Các bé sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B nên được kiểm tra tình trạng bệnh lúc 9 – 12 tháng hay tối thiểu 1 – 2 tháng sau khi hoàn tất lịch tiêm HBV cuối cùng (trong trường hợp chủng ngừa trễ).
Với người lớn
Lịch tiêm vắc xin viêm gan B cho người lớn như sau:
Lưu ý: Sau khi chủng ngừa viêm gan B, nên chủ động làm xét nghiệm Anti – HBs (HBsAb) 5 năm/lần và tiêm phòng mũi nhắc lại nếu kháng thể HBsAb < 10 mUI/ml.
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi chủng ngừa vắc xin viêm gan B:
Chống chỉ định chủng ngừa viêm gan B: Đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.