Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười Một 1, 2022
Mục Lục Bài Viết
Tiêm ngừa viêm gan B là phương pháp ngăn chặn bệnh hiệu quả. Vắc xin chứa phân tử Protein có trên bề mặt của virus ái tính với HBV nhằm mục đích thúc đẩy hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tương ứng chống lại virus và giúp làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh.
Chủng ngừa vắc xin viêm gan B được ứng dụng cho cả trẻ lớn, trẻ sơ sinh và người trưởng thành. Ở từng đối tượng và độ tuổi cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định, chống chỉ định và các lưu ý sau tiêm phù hợp. Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc tiêm viêm gan B có sốt không?
Theo các chuyên gia, phản ứng với vắc xin ở từng người sẽ khác nhau. Vì thế sẽ có người bị sốt và gặp một vài phản ứng phụ sau khi chủng ngừa. Ngược lại, có trường hợp gần như không phát triệu chứng hay xuất hiện những thay đổi sau tiêm ngừa. Vậy với trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B có sốt không?
Sốt sau khi chủng ngừa viêm gan B là hiện tượng phổ biến, xuất hiện ở nhiều trẻ nhỏ. Thế nhưng đây chính là phản ứng thông thường của cơ thể khi gặp “chất lạ” và bắt đầu sản sinh kháng thể. Chỉ sau 2 – 5 ngày tiêm, triệu chứng này có thể giảm nhanh.
Ngoài sốt, chủng ngừa vắc xin viêm gan B còn có khả năng gây ra một vài phản ứng phụ như sưng đau vết tiêm, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, đau cổ họng,… Hầu hết phản ứng phụ đều có mức độ nhẹ và giảm chỉ sau một thời gian ngắn.
Phản ứng phụ do chủng ngừa viêm gan B có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng, hầu như không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Thế nhưng những triệu chứng này có thể làm cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, cảm giác chán ăn, trẻ bỏ bú và thường xuyên quấy khóc. Vì vậy, bạn nên áp dụng một vài phương pháp làm giảm sốt và chăm sóc sau tiêm như:
Bên cạnh câu hỏi tiêm viêm gan B có sốt không, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc nếu bị sốt sau chủng ngừa vắc xin HBV thì khi nào cần gặp bác sĩ? Sốt là một trong các phản ứng của cơ thể sau khi tiếp nhận vắc xin và sản sinh ra kháng thể. Thế nhưng trong một vài trường hợp, sốt có thể là biểu hiện của sốc phản vệ hoặc phản ứng dị ứng. Do đó, cần đến gặp bác sĩ khi có những triệu chứng sau:
Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn nên đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất để bác sĩ thăm khám và kịp thời xử trí. Lưu ý, để hạn chế nguy cơ gặp tình trạng sốc phản vệ sau tiêm, bạn nên ở lại cơ sở y tế theo dõi trong vòng 30 phút. Đồng thời kiểm tra vết tiêm và thân nhiệt trước khi trở về nhà. Đối với trẻ em, phụ huynh nên tiến hành quan sát biểu hiện của bé trong 3 ngày để phát hiện những dấu hiệu bất thường kịp thời.
Sau khi chủng ngừa viêm gan B có thể gặp phải những phản ứng sau đây: Vết tiêm bị nóng, đỏ, sưng, đau trong khoảng 2 ngày. Với các trường hợp đặc biệt, vắc xin HBV có thể gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn như:
Phản ứng thường gặp
Phản ứng hiếm gặp
Phản ứng rất hiếm gặp
Hiện nay vẫn chưa có đủ cơ sở để kết luận chính xác chủng ngừa vắc xin viêm gan B dẫn đến những phản ứng kể trên. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là phải theo dõi cẩn thận các triệu chứng sau tiêm để khắc phục kịp thời.
Chủng ngừa viêm gan B đôi khi sẽ gây ra các phản ứng phụ đáng tiếc. Vậy nên bạn (nhất là những ai có con nhỏ) nên ghi nhớ những điều dưới đây để chủ động trong mọi tình huống:
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tỷ lệ lưu hành tại nước ta là rất cao (từ 10 – 20%). Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virus từ mẹ, nguy cơ tiến triển thành bệnh mạn tính có thể lên đến 90%. Trong đó, ước tính khoảng 25% bị xơ gan và ung thư. Vì thế, tiêm vắc xin viêm gan B là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng vắc xin viêm gan B.
Hiện nay, vắc xin viêm gan B có chỉ định cho nhũ nhi, trẻ sơ sinh và trẻ đến 19 tuổi. Với trẻ nhỏ, nhũ nhi và trẻ sơ sinh sẽ được chỉ định tiêm vào vùng trước bên đùi. Còn trẻ lớn sẽ được tiêm tại vùng cơ delta bắp tay. Người trên 19 tuổi vẫn có thể chủng ngừa. Tuy nhiên sẽ được tiêm 3 mũi, cách nhau 1 tháng, sử dụng liều 20 mcg/1 ml.
Tất cả trẻ sơ sinh đều nên tiêm 1 mũi vắc xin HBV trong vòng 24 giờ đầu sau khi ra đời. Riêng với trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm virus HBV thì cần tiêm thêm 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 24 tiếng đầu sau khi chào đời. Huyết thanh kháng viêm gan B sẽ tạo ra miễn dịch thụ động cho bé. Khi kết hợp thêm 1 mũi vắc xin viêm gan B tái tổ hợp sẽ làm sản sinh miễn dịch chủ động. Tuy nhiên, 2 lần tiêm này phải được thực hiện ở 2 vị trí khác nhau.
Ngoài mũi huyết thanh, trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan B được khuyến cáo nên tiến hành chủng ngừa thêm 4 mũi vắc xin HBV theo phác đồ sau:
Nên cho trẻ làm xét nghiệm HBsAg và anti HBs thêm 1 lần nữa cho đến khi được 15 – 18 tháng tuổi. Việc này sẽ đảm bảo bé được bảo vệ và không nhiễm virus viêm gan B từ mẹ.
Người bị bệnh viêm gan B mạn tính sẽ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Do đó nếu chưa làm xét nghiệm máu sẽ không thể phát hiện bệnh sớm được. Với người mắc bệnh viêm gan B tiến triển, virus sẽ xâm nhập và làm gan bị tổn thương, rồi dẫn đến xơ gan, ung thư,…
Chủng ngừa viêm gan B là việc làm cần thiết với tất cả mọi người. Nhưng không phải ai hay thời điểm nào cũng có thể dùng vắc xin HBV. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi chủng ngừa với những trường hợp dưới đây: