Trẻ Bị Hẹp Bao Quy Đầu Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Ngoại khoa > Bệnh nam khoa > Trẻ Bị Hẹp Bao Quy Đầu Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 1, 2023

Nhiều trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng phụ huynh lại chưa có thông tin về hiện tượng này. Một số trường hợp còn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, khiến trẻ đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vậy hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì? Tác động đến sức khỏe ra sao? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?

Dưới đây là một số thông tin về tình trạng hẹp bao quy đầu ở nam giới nói chung và trẻ em nói riêng. 

Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bất thường ở “cậu nhỏ”. Lúc này, không thể tuột phần da bao quy đầu xuống được ngay cả khi đang trong trạng thái cương cứng. Nếu tuột bao quy đầu xuống được thì cũng chỉ làm lộ ra một phần quy đầu rất nhỏ, thông thường là lỗ tiểu. Một khi tuột xuống thì kéo lên lại như bình thường rất khó.

Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau buốt và khó khăn khi đi tiểu vì nước tiểu khó thoát ra bên ngoài, bám lại tại các kẽ, khe bao quy đầu, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm “cậu nhỏ”. Ngoài ra, hẹp bao quy đầu còn tác động nhiều đến sinh hoạt tình dục và tâm lý của phái mạnh.

Như thế nào là trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Hầu hết các bé trai bị hẹp bao quy đầu khi mới sinh. Vì lúc này đầu dương vật và bao quy đầu vẫn chưa có sự phân tách. Thế nhưng tình trạng này sẽ tự khỏi khi trẻ được 5 tuổi (thời điểm hoàn thành quá trình phân tách). 

Rất có thể bé đã bị hẹp bao quy đầu nếu trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn bọc lấy đầu “cậu nhỏ” không tuột xuống được lúc đi tiểu hoặc khi dương vật cương cứng. Lúc này cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để chữa trị và thăm khám, nhất là khi trẻ gặp khó khăn khi tiểu tiện, kèm theo đó là hiện tượng đau, sưng viêm đầu dương vật.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Hầu hết các bé trai bị hẹp bao quy đầu khi mới sinh

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng gì không?

Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, bố mẹ cần tích cực theo dõi và chữa trị cho con đúng theo chỉ định của bác sĩ. Chủ quan trước chứng hẹp bao quy đầu có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Trẻ có khả năng đối mặt với một số vấn đề như nghẹt bao quy đầu, viêm niệu đạo, viêm quy đầu,…

Viêm niệu đạo

Việc vệ sinh “cậu nhỏ” sẽ gặp khó khăn khi bị hẹp bao quy đầu. Vi khuẩn gây hại sẽ tận dụng cơ hội để sinh sôi, phát triển. Chúng thậm chí có thể tấn công vào niệu đạo. Hậu quả là khiến bé bị viêm niệu đạo, vấn đề này hết sức nghiêm trọng. Bựa sinh dục rất dễ hình thành khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, dẫn đến một số vấn đề như viêm thận, viêm bàng quang. 

Viêm quy đầu

Nhiều trẻ không được phát hiện và xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu kịp thời đã gặp biến chứng viêm quy đầu. Tế bào dư thừa, cặn bã tích tụ quá nhiều lâu dần sẽ khiến quy đầu bị sưng, viêm nhiễm, tác động nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bé trai.

Nghẹt quy đầu

Tình trạng này xảy ra khi không thể kéo bao quy đầu trở về như bình thường. Máu không thể lưu thông tại vùng quy đầu bị nghẹt. Người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như sưng tấy, hoại tử quy đầu. 

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu

Bé trai bị hẹp bao quy đầu thường gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Không kéo tụt bao quy đầu xuống được hoặc chỉ để hở ra một lỗ tiểu nhỏ. 
  • “Cậu nhỏ” bị sưng phồng lên vì nước tiểu khó chảy hết ra ngoài. 
  • Trẻ phải dùng sức hoặc rặn khi đi tiểu.
  • Mỗi lần đi “nhẹ” có lượng nước tiểu ít. Tia nước tiểu yếu và không bắn ra theo đường thẳng (thông thường là sẽ tạt sang ngang).
  • Thường thấy các mảng trắng tại phần quy đầu khi lộn bao quy đầu.
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu

Những biến chứng khi trẻ bị hẹp bao quy đầu

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể dẫn đến những biến chứng dưới đây:

  • Khi bị viêm nhiễm sẽ khiến trẻ đau đớn, quấy khóc.
  • Có nguy cơ bị viêm bao quy đầu. Lý do là vì bao quy đầu hẹp khiến bựa sinh dục và nước tiểu dễ tích tụ lại, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Nếu không xử trí kịp thời tình trạng này sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn như viêm đường tiết niệu, hoại tử, ung thư dương vật, tác động đến thận.
  • Cản trở sự cương cứng: Vấn đề này thường xảy ra khi trẻ lớn hơn hay bước vào độ tuổi trưởng thành. Bao quy đầu hẹp sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau khi cương cứng, cản trở quá trình quan hệ tình dục.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Dưới đây là một số biện pháp để cải thiện tình trạng trẻ bị hẹp bao quy đầu: 

Kéo da quy đầu

Phụ huynh có thể tự kéo bao quy đầu cho trẻ tại nhà trong trường hợp bị hẹp bao quy đầu sinh lý, các bước thực hiện như sau:

  • Thoa chất bôi trơn lên cậu nhỏ của trẻ (có thể sử dụng sáp Vaseline, Baby Oil hoặc những tinh chất dưỡng thể lành tính, dành riêng cho trẻ em). 
  • Kéo nhẹ nhàng da quy đầu ra phía trước bằng tay. Bạn hãy cố gắng kéo ra càng xa càng tốt. Bạn nên thực hiện thao tác này nhiều lần.
  • Kéo ngược bao quy đầu lại phía sau một cách từ tốn và giữ trong vài phút. Hãy thực hiện thao tác này một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm bé đau.

Lưu ý: Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày và duy trì tối thiểu 1 – 2 tháng. Phụ huynh có thể thay đổi môi trường thực hiện bằng cách cho trẻ ngâm mình trong nước ấm để góp phần phân tán tư tưởng của bé, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái. Qua đó trẻ sẽ hợp tác với bố mẹ hơn. Nếu kết quả không như mong đợi sau 2 tháng thì cần thay thế bằng phương pháp khác.

Thoa thuốc hẹp bao quy đầu ở trẻ

Nếu phương pháp trên không mang đến hiệu quả, phụ huynh có thể bôi thêm thuốc trong quá trình thực hiện thao tác kéo da quy đầu. Thông thường là dùng thuốc mỡ chứa Steroid. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Thuốc mỡ Betamethasone 0,05% là loại thường dùng để bôi cho trẻ bị hẹp bao quy đầu. Nó có công dụng giúp da quy đầu mỏng, thúc đẩy quá trình làm căng hỗ trợ việc kéo căng diễn ra thuận lợi hơn. Phụ huynh có thể dùng thuốc kết hợp kéo da quy đầu đúng cách. 

Hãy bôi 1 lượng thuốc vừa đủ vào phía ngoài và trong của bao quy đầu trước lúc thực hiện. Kiên trì áp dụng trong 2 – 3 lần/ngày và duy trì tối thiểu 3 tháng. Có thể nghĩ đến việc phẫu thuật sau khoảng thời gian này nếu tình hình hẹp bao quy đầu của trẻ không cải thiện.

Nong bao quy đầu

Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu có thể cải thiện bằng cách nong. Kỹ thuật thực hiện nhanh gọn, đơn giản, chỉ mất 3 – 5 phút, do đó phụ huynh đừng quá lo lắng. Điều quan trọng là bố mẹ phải chăm sóc và theo dõi bé cẩn thận sau khi nong bao quy đầu. Vì lúc này phần quy đầu của trẻ có thể bị chảy máu, gây đau.

Cắt bao quy đầu

Nếu thanh thiếu niên vẫn gặp tình trạng bị khít bao quy đầu thì rất khó để thực hiện những kỹ thuật trên và chúng cũng không mang đến hiệu quả tốt. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định cho làm tiểu phẫu cắt bao quy đầu. 

Trước khi làm thủ thuật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê xung quanh cơ quan sinh dục, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ rồi tiến hành cắt, mở rộng bao quy đầu đồng thời loại bỏ vòng hẹp. Tiểu phẫu thường sẽ làm dương vật bị đau, sưng. Nhưng bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được chăm sóc hậu phẫu tốt. 

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?
Phụ huynh có thể tự kéo bao quy đầu cho trẻ tại nhà trong trường hợp bị hẹp bao quy đầu sinh lý

Viêm bao quy đầu ở trẻ em bôi thuốc gì?

Khi trẻ em bị viêm bao quy đầu, bác sĩ thường chỉ định cho bôi thuốc. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp chữa trị này một cách hiệu quả, bác sĩ cần tiến hành xác định nguyên nhân gây bệnh. Một số loại thuốc bôi có thể dùng để chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em gồm kháng viêm, kháng sinh, chống phù nề,… cụ thể bao gồm:

  • Thuốc bôi viêm bao quy đầu Hydrocortisone 2,5%: Loại kháng viêm này được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, cụ thể gồm có kem bôi, thuốc mỡ, viên uống. Trong đó, thuốc bôi viêm bao quy đầu Hydrocortisone là loại phổ biến nhất. Nó mang đến tác dụng giảm sưng đau, kháng viêm. Loại thuốc này có tác dụng với trường hợp viêm bao quy đầu do vi khuẩn, virus và nấm.
  • Nhóm thuốc bảo vệ da: Nó thường có thành phần từ Glycerin, mỡ cừu,… mang đến tác dụng kích thích hình thành lớp da mới, hạn chế những biểu hiện khó chịu do hiện tượng viêm gây ra. Loại thuốc này giúp làm giảm triệu chứng bỏng rát, ngứa ngáy, hạn chế tình trạng khô da. Với ưu điểm không gây kích ứng nên có thể dùng cho trẻ nhỏ.
  • Thuốc kháng sinh: Vi khuẩn là tác nhân thường gây ra chứng viêm bao quy đầu. Do đó không thể thiếu thuốc kháng sinh trong phác đồ chữa trị. Một vài loại kháng sinh dạng kem bôi có thể kể đến là Penicillin, Chloramphenicol, Polymyxin.
  • Thuốc kháng virus: Nếu bị viêm bao quy đầu do virus, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc bôi phù hợp, ví dụ như Valacyclovir, Famciclovir,…
  • Thuốc làm se da: Công dụng của nhóm thuốc này là làm đông Protein ở vị trí bôi thuốc. Qua đó, trẻ sẽ không còn cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Thuốc làm se da thường có thành phần Calamine, oxit Kẽm,… 

Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu

Có hai hình thức hẹp bao quy đầu ở trẻ:

  • Bán hẹp bao quy đầu: Bao quy đầu có thể để lộ ra một phần quy đầu “cậu nhỏ” khi dương vật cương cứng nhưng vẫn không thể tuột khỏi phần quy đầu. 
  • Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: Đây là hiện tượng bao quy đầu bị hẹp hoàn toàn, chỉ lộ ra lỗ tiểu nhỏ. 
Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu
Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu

Hình ảnh bao quy đầu bình thường ở trẻ

Kích thước dương vật của bé trai còn nhỏ. Hầu hết bé trai sơ sinh sẽ bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Bao quy đầu lúc này không thể tuột lên xuống. Nó sẽ chít hẹp vào quy đầu và chỉ làm lộ ra một nốt nhỏ đủ để bài tiết nước tiểu. Theo sự phát triển của trẻ, lớp bao quy đầu này sẽ tự tuột xuống, thường là khi được 3 – 4 tuổi. Tại thời điểm này, hình dáng bao quy đầu của bé được xem là bình thường.

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sẽ hẹp hơn so với phái mạnh trưởng thành. Do đó, phụ huynh không nên tự ý kéo xuống vì có thể khiến bao quy đầu của trẻ bị tổn thương. 

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nên cắt không?

Theo các chuyên gia, không nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Trường hợp trẻ trên 4 tuổi vẫn bị hẹp bao quy đầu thì bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn khắc phục thử bằng phương pháp không xâm lấn. Bác sĩ luôn gợi ý những biện pháp này trước.

Phụ huynh cần hỗ trợ trẻ tự chữa trị tại nhà mỗi ngày thông qua thao tác kéo căng bao quy đầu bằng tay. Tuy nhiên, bố mẹ phải thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh gây ra tình trạng đau đớn cho trẻ. Nếu tình trạng hẹp bao quy đầu không cải thiện dù trẻ đã 10 tuổi, khiến dương vật bị cản trở sự phát triển hoặc dẫn đến viêm nhiễm thì có thể phải can thiệp cắt bao quy đầu.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nên cắt không?
Không nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi

 

Tóm lại, trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể chỉ là tình trạng sinh lý bình thường. Khi bé lớn hơn, bao quy đầu sẽ có khả năng tuột xuống. Thế nhưng cũng có trường hợp bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nam khoa. Do đó, phụ huynh hãy quan tâm theo dõi để có thể xử trí phù hợp. Nếu thấy biểu hiện bất thường hãy đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người