Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 10, 2021
Mục Lục Bài Viết
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị, chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục của bé khi bị ho. Vì thế thắc mắc trẻ bị ho nên ăn gì luôn được các mẹ quan tâm. Những món ăn được liệt kê bên dưới đều có điểm chung là giúp nâng cao sức đề kháng, dễ tiêu hóa và phù hợp với các bé đang trong độ tuổi ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), mời các mẹ cùng tham khảo nhé:
Cháo là món dễ nấu, dễ ăn, nhanh chóng hấp thụ và giúp dạ dày giảm bớt áp lực. Mẹ nên ưu tiên nấu các món cháo có sự kết hợp bởi những nguyên liệu tươi sạch, cân bằng dưỡng chất, mang đến tác dụng chữa ho hiệu quả, điển hình như:
Trẻ bị ho nên ăn gì ngoài cháo? Chính là các loại trái cây có nhiều Vitamin C như cam, quýt, bưởi,… giúp giải nhiệt cho cơ thể, cung cấp nước làm giảm đờm, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng dịch nhầy ở cổ họng, tăng cường sức đề kháng,… Từ đó, triệu chứng ho của trẻ sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bị ho nên ăn gì, mẹ cần biết những thực phẩm, đồ uống mà bé cần kiêng để bệnh ho không trở nặng thêm, ví dụ như:
Thực phẩm, đồ uống lạnh: Những cơn ho do nhiễm trùng sẽ không thể trị dứt điểm nếu mẹ cho bé dùng thực phẩm, đồ uống lạnh. Đặc biệt, phổi sẽ dễ bị tắc khí, suy giảm khả năng hô hấp khi mẹ để trẻ uống đồ lạnh trong thời gian bị ho.
Thực phẩm ngọt: Sức đề kháng sẽ bị ức chế, nóng trong người là những ảnh hưởng xấu mà thực phẩm ngọt gây ra. Từ đó, chứng ho của trẻ cũng lâu khỏi hơn.
Món ăn chiên rán: Khi bị ho, mẹ không nên để bé dùng các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu hóa và kích thích dịch đờm tiết ra nhiều hơn.
Đồ ăn cứng: Những món như bánh quy, các loại hạt đem đến cảm giác khô cổ họng. Lúc ăn sẽ khó nhai nuốt và gây đau rát. Vì thế, cơn ho của bé sẽ không thể thuyên giảm, thậm chí là thêm trầm trọng.
Sau khi đã có đáp án cho thắc mắc trẻ bị ho nên ăn gì, không nên ăn gì, thì cách chăm sóc trẻ cũng rất quan trọng. Mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin cần lưu ý dưới đây nhé:
Lúc trời nóng, mẹ hãy giữ cơ thể của trẻ được thoáng mát và bảo đảm bé luôn ấm áp khi trời lạnh.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% mỗi ngày để cổ họng được sạch sẽ, thêm khỏe mạnh.
Để làm giảm đờm, mẹ nên cho bé uống nước đầy đủ.
Chỉ nên chọn những thực phẩm, đồ uống dễ tiêu hóa cho bé dùng.
Thỉnh thoảng hãy vỗ nhẹ vào lưng bé để đờm dễ bị đẩy ra ngoài khi ho.
Nếu trẻ có triệu chứng nghẹt mũi, mẹ hãy thường xuyên nhỏ thuốc mũi và giúp bé vệ sinh.
Có thể áp dụng một vài mẹo hoặc bài thuốc dân gian để chữa ho tại nhà.
Khi tình trạng ho kéo dài ngày một nặng, mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc, mà hãy đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi như Phòng khám Đa khoa Phương Nam thăm khám, để được bác sĩ kê đơn thuốc chữa trị hợp lý.