Trẻ Bị Tay Chân Miệng Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh?

Trang chủ > Nhi khoa > Trẻ Bị Tay Chân Miệng Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Sáu 19, 2020

Ngoài việc chăm sóc theo lời khuyên của bác sĩ, thì vấn đề trẻ bị tay chân miệng kiêng ăn gì cũng được các bậc phụ huynh quan tâm. Trước khi tìm hiểu trẻ bị tay chân miệng kiêng gì, chúng ta cần biết về khái niệm và biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng.

tre-bi-tay-chan-mieng-kieng-gi

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Tay chân miệng là bệnh lý khá phổ biến thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi do virus Coxsackie A16 và virus Entero 71 gây ra. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường miệng, các chất tiết từ mũi, miệng, các nốt ban trên da, phân và đồ dùng chung của trẻ bệnh.

  • Virus Coxsackie A16: Gây ra bệnh thể nhẹ, tự khỏi sau 7 – 10 ngày.
  • Virus Entero 71: Gây ra bệnh thể nặng, có thể dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh cạnh Virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4 – A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1 – B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Nếu không được điều trị và chăm sóc cẩn thận, bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Đây là lý do nhiều cha mẹ thắc mắc bé bị tay chân miệng kiêng ăn gì.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng bắt đầu xuất hiện vào thời gian giao mùa, thời tiết chuyển đổi bất ngờ. Sau khi nhiễm virus từ 3 – 7 ngày, trẻ sẽ có những dấu hiệu sốt cao mà không hạ. Ngoài ra, bệnh cũng có các triệu chứng đặc trưng như:

  • Nổi ban đỏ trên da và những vết loét ở vùng da bàn tay, bàn chân, khoang miệng, mông, hậu môn,…
  • Trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu.
  • Sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho…
tre-bi-tay-chan-mieng-kieng-gi
Tay chân miệng là căn bệnh khiến trẻ khó chịu và đau nhức

Các biến chứng của trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường sẽ tự khỏi và không đe dọa đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

  • Biến chứng về tiêm mạch gây viêm cơ tim, trụy mạch, tăng huyết áp.
  • Biến chứng về thần kinh gây viêm não, viêm màng não, liệt dây thần kinh sọ não.
  • Viêm phổi, phù phổi.
  • Yếu hoặc liệt chi.

Khi trẻ có biến chứng, nếu không điều trị kịp thời và đúng phác đồ thì có thể tử vong trong vài giờ.

Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì?

Sau khi nắm được kiến thức về bệnh tay chân miệng, chúng ta sẽ tìm hiểu khi trẻ bị tay chân miệng kiêng gì và không kiêng gì. Đây là kiến thức quan trọng giúp trẻ mau hết bệnh và duy trì một sức khỏe tốt.

Trẻ bị tay chân miệng kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm dinh dưỡng nên cho bé ăn (tìm hiểu chi tiết tại: trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì), thì vấn đề bé bị tay chân miệng kiêng ăn gì cũng hết sức quan trọng mà cha mẹ cần chú ý:

  • Không ăn thực phẩm cứng, nóng sẽ ảnh hưởng đến các vết loét, khiến trẻ đau đớn, khó ăn.
  • Không ăn những đồ ăn mặn, cay, nhiều dầu mỡ.
  • Tránh chọn loại muỗng, thìa có cạnh sắc để dùng cho trẻ.
  • Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi, môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn và không cố gắng ép trẻ ăn.
tre-bi-tay-chan-mieng-kieng-gi
Cần cho trẻ ăn các món dễ ăn, dễ nuốt

Giữ vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng

Bên cạnh cung cấp dinh dưỡng và biết trẻ bị tay chân miệng kiêng gì, bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh:

  • Cho trẻ súc miệng và để trẻ nghỉ ngơi sau khi ăn xong.
  • Rửa tay kỹ với xà phòng khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng.
  • Sát khuẩn đồ dùng và lau phòng ở của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Không cần kiêng tắm, bởi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Nên cho trẻ nghỉ học tạm thời để tránh lây lan.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Do vắc – xin  phòng bệnh tay chân miệng hiện chưa có, thế nên trẻ bị tay chân miệng kiêng gì vẫn rất cần thiết trong việc giúp bé mau chóng khỏi bệnh. Các bậc phụ huynh nên có kiến thức phòng bệnh để có thể chăm sóc trẻ tốt hơn.

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người trong mùa dịch.
  • Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.
  • Giữ vệ sinh thân thể, nơi ở, vật dụng sạch sẽ.
  • Rửa tay, chân bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh.
  • Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi phát bệnh để phòng lây bệnh.
tre-bi-tay-chan-mieng-kieng-gi
Vệ sinh thân thể thường xuyên là cách để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng

Trên đây là một số lời khuyên trẻ bị tay chân miệng kiêng gì dành cho bố mẹ. Trong quá trình điều trị nếu thấy trẻ có các triệu chứng bất thường, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về trẻ bị tay chân miệng kiêng gì. Khi cần được tư vấn về điều trị, chăm sóc, xin vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900 633698 hoặc đăng ký online TẠI ĐÂY. Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam tại Đà Lạt sẽ hỗ trợ cho bạn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Giải Đáp: Đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Không?
Bài viết tiếp theo
Bổ Sung Loại Canxi Nào Tốt Cho Trẻ Sơ Sinh Thì Hợp Lý?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1