Nếu Trẻ Không Tiêm Mũi Viêm Gan B Sơ Sinh Có Ảnh Hưởng Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Nếu Trẻ Không Tiêm Mũi Viêm Gan B Sơ Sinh Có Ảnh Hưởng Gì?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 23, 2022

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhiều bệnh lý nguy hiểm vì có sức đề kháng non yếu. Trong đó, viêm gan B là bệnh dễ truyền từ mẹ sang con, để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Thế nên chủng ngừa vaccine viêm gan sau khi sinh là việc làm vô cùng cần thiết. Vậy nếu trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng gì? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Con đường lây truyền virus viêm gan B?

Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những con đường lây bệnh nhé. Virus viêm gan B có thể dễ dàng lây nhiễm từ người sang người thông qua các con đường dưới đây:

  • Lây từ mẹ sang con: Đây là con đường truyền nhiễm viêm gan B dễ dàng nhất. Đa phần xảy ra trong giai đoạn từ tuần 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau khi trẻ ra đời.
  • Lây từ trẻ qua trẻ: Có thể xảy ra ở lớp học, bệnh viện hay tại nhà,… Trẻ có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với vết thương, trầy xước trên da, dịch tiết hoặc niêm mạc chảy máu.
  • Lây qua việc truyền máu hoặc tiêm chủng: Con đường lây nhiễm này vẫn có thể xảy ra dù không phổ biến. 
  • Lây qua đường tình dục: Nếu quan hệ tình dục không an toàn, mà nữ giới hoặc nam giới có vết trầy xước, tiếp xúc với dịch tiết hoặc máu của đối tác nhiễm virus sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị lây bệnh. 
tre-khong-tiem-mui-viem-gan-b-so-sinh-co-anh-huong-gi-1
Bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau

Tại sao phải thực hiện mũi tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

Viêm gan B là bệnh có thể gây viêm và hoại tử tế bào gan mãn tính hoặc cấp tính. Theo thống kê, ước tính trên thế giới có hơn 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B. Trong đó, có hơn 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Ước tính mỗi năm có ít nhất khoảng 1 triệu người trên thế giới tử vong do bệnh ung thư gan hoặc xơ gan.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao, ước tính chiếm khoảng 10 – 20%. Trong đó, tỷ lệ mẹ bầu nhiễm virus viêm gan B ở mức từ 10 – 16%, với trẻ em là 2 – 6%. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh viêm gan B. Do đó, việc chủng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh có vai trò vô cùng quan trọng, nó góp phần phòng chống bệnh lý này một cách hiệu quả. Với trẻ sơ sinh không được chủng ngừa viêm gan B thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất cao.

Chủng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh càng sớm thì hiệu quả càng cao. Khả năng phòng bệnh sẽ đạt 85 – 90% nếu tiêm vaccine trong 24 giờ đầu sau sinh. Hiệu quả sẽ giảm dần qua từng ngày. Nếu bé không được tiêm ngừa viêm gan B sau 7 ngày kể từ lúc sinh thì vaccine sẽ mất đi nhiều hiệu quả. Vậy trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng gì? 

tre-khong-tiem-mui-viem-gan-b-so-sinh-co-anh-huong-gi-2
Việc chủng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh có vai trò vô cùng quan trọng

Trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng gì? 

Trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng gì? Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm viêm gan B mà không được chủng ngừa thì tỷ lệ bị lây lên đến 100%. Đặc biệt, các bé bị lây bệnh trong quá trình mang thai mà vẫn không được tiêm vaccine khi ra đời thì sẽ có nguy cơ rất cao chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Do đó, chủng ngừa vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh là việc làm vô cùng cần thiết. Đây chính là biện pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bé. Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền virus viêm gan B sang cho người thân trong quá trình chăm sóc bé. 

Lịch tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Thắc mắc trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng gì đã được giải đáp. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh nhé. Phụ huynh cần ghi nhớ lịch tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh cụ thể như sau:

  • Mũi 1: Thực hiện trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
  • Mũi 2: Thực hiện lúc trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi 3: Thực hiện lúc trẻ được 3 tháng tuổi.
  • Mũi 4: Thực hiện khi bé được 4 tháng tuổi.
tre-khong-tiem-mui-viem-gan-b-so-sinh-co-anh-huong-gi-3
Phụ huynh cần ghi nhớ lịch tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Những trường hợp trẻ sơ sinh không được tiêm mũi viêm gan B?

Trẻ sơ sinh không được chủng ngừa viêm gan B trong những trường hợp dưới đây:

  • Đang mắc bệnh cấp tính hoặc nhiễm trùng.
  • Bé bị hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C hoặc sốt ≥ 37,5 độ C khi tiến hành đo tại nách.
  • Trẻ mới hoặc đang dùng Globulin miễn dịch.
  • Trẻ vừa kết thúc đợt chữa trị bằng thuốc Corticoid.
  • Trẻ có cân nặng < 2000 gam.

Tóm lại, trẻ không tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có ảnh hưởng gì? Nếu không được chủng ngừa, bé sẽ đối mặt với nguy cơ cao bị lây truyền virus viêm gan B. Điều này sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Do đó, phụ huynh cần tuân thủ theo chỉ định chủng ngừa viêm gan B sơ sinh được bác sĩ đề ra. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ