Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 5 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Rất nhiều trẻ tiêm phòng 5 trong 1 bị sưng đỏ tại vị trí chủng ngừa, đây là một trong những phản ứng sau khi tiêm vacxin 5 trong 1 nên mẹ không nên quá lo lắng, vậy nguyên nhân do đâu?
Thứ nhất, do vacxin thường có phản ứng và liều lượng cao. Điển hình như Quinvaxem và ComBE Five có chứa thành phần ho gà loại toàn tế bào. Nghĩa là vi khuẩn ho gà sẽ bị làm chết bằng nhiệt sau khi nuôi cấy tăng sinh trong môi trường phù hợp, rồi tinh chế thành vacxin. Nếu là Pentaxim thì phản ứng sẽ nhẹ hơn, do chứa kháng nguyên đặc hiệu (đã loại bỏ những thành phần không cần thiết của vi khuẩn).
Thứ hai, vết tiêm của trẻ sẽ sưng đỏ nhiều do có cơ địa quá nhạy cảm. Với người lớn, sức chịu đau tốt nên việc tiêm phòng chỉ như kiến cắn nhờ lớp da dày. Tuy nhiên, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy đau hơn vì sở hữu làn da mỏng manh. Bên cạnh đó, với sự tác động từ thành phần trong vacxin sẽ khiến vết tiêm thêm sưng tấy.
Thứ ba, kỹ thuật tiêm của nhân viên y tế không đạt chuẩn sẽ khiến trẻ tiêm phòng 5 trong 1 bị sưng đỏ lâu hơn. Vì thế, trong mỗi lần chủng ngừa, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam thực hiện.
Lưu ý: Bên cạnh triệu chứng đau và sưng đỏ chỗ tiêm, trẻ tiêm vacxin 5 trong 1 bị sốt cũng thường xuyên xảy ra. Trường hợp nếu bé sốt nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà và tự khỏi trong 1 – 2 ngày. Nhưng nếu sốt nặng trên 38,5 độ C và kèm theo triệu chứng thở khò khè, ngắt quãng, khóc thét, … thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra rõ hơn.
Thắc mắc vì sao trẻ tiêm phòng 5 trong 1 bị sưng đỏ đã tìm được câu trả lời. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.
Sau khi xác định được nguyên nhân trẻ tiêm phòng 5 trong 1 bị sưng đỏ, mẹ cần biết cách nhận định tình trạng như thế nào là bình thường hoặc nguy hiểm.
Cụ thể là:
Đa phần trẻ sẽ cảm thấy sưng đau tại vị trí chủng ngừa sau khi tiêm phòng 5 trong 1. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ vài giờ đến 1 ngày. Do đó, tâm trạng của bé trở nên không thoải mái, dễ quấy khóc, cáu kỉnh.
Trong một vài trường hợp, vết tiêm của bé sẽ bị nóng đỏ, sưng cứng. Thời gian đầu xuất hiện như cục cứng nhỏ bằng hạt đậu, sau đó mưng mủ, viêm, tấy. Khoảng 2 – 3 tuần biểu hiện này mới khỏi. Ngoài ra, vị trí chủng ngừa cũng có thể bị mẩn ngứa xung quanh và kéo dài từ 3 – 6 ngày. Theo thống kê, khoảng 5 – 10% trẻ gặp phản ứng này và không cần điều trị vẫn tự hết.
Bố mẹ cần lưu ý theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe của con, nếu thấy phần đỏ tại vị trí tiêm vacxin 5 trong 1 tăng dần hơn 2 cm, ngày càng to, nóng và cứng phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám gấp. Song song đó, thể trạng của trẻ sẽ bị đe dọa nếu kèm thêm một số dấu hiệu khác như:
Những tình trạng kể trên có thể là dấu hiệu của triệu chứng sốc phản vệ nguy hiểm. Vì thế, bố mẹ cần nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ càng sớm càng tốt.
Trên đây là các biểu hiện bình thường và nguy hiểm khi trẻ tiêm phòng 5 trong 1 bị sưng đỏ, mong rằng đã mang đến cho bạn kiến thức cần thiết. Từ đó, làm giảm đi sự lo lắng, hoang mang và bình tĩnh hơn trong cách xử lý.
Để giúp trẻ giảm cảm giác sưng đau, bố mẹ có thể áp dụng cách chườm mát ngay khi vừa tiêm xong. Hãy chọn một miếng vải sạch, làm lạnh nó và tiến hành đắp xung quanh vị trí chủng ngừa. Bạn lưu ý, để tránh làm vết tiêm nhiễm trùng, vải phải thật sạch.
Ngoài ra, sử dụng túi chườm đá cũng là phương pháp hay. Sau khi tiêm phòng, mẹ hãy đặt túi chườm sạch lên vị trí chủng ngừa khoảng 30 giây và nhất lên 5 giây.
Bố mẹ có thể đưa trẻ về nhà để tiếp tục theo dõi sau khi tiêm tối thiểu 30 phút. Tác dụng phụ sẽ khác nhau tùy vào từng mũi tiêm. Do đó, bạn nên nhận tư vấn từ bác sĩ để biết đâu là biểu hiện bất thường và bình thường.
Để vết sưng tấy mau biến mất, bạn có thể áp dụng cách chườm nóng cho con sau khi chủng ngừa 24 tiếng. Da sẽ có điều kiện tiếp xúc và trao đổi với điều kiện bên ngoài, giúp bé hồi phục nhanh chóng.
Lưu ý: Vì muốn làm giảm sưng đau cho trẻ tiêm phòng 5 trong 1 bị sưng đỏ, bố mẹ do thiếu kinh nghiệm đã thực hiện một số mẹo như sử dụng trứng gà, chanh, khoai tây,… Tuy nhiên, những phương pháp vừa kể không được bác sĩ khuyến khích. Vị trí tiêm của bé xem là vết thương hở, nếu đắp bất kỳ thứ gì lên cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.