Vắc Xin Phế Cầu 23 Chủng – Thông Tin Tổng Quát

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vắc Xin Phế Cầu 23 Chủng – Thông Tin Tổng Quát

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 27, 2022

Các bệnh lý do phế cầu rất nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì thế, tiêm vắc xin là việc làm cần thiết để ngăn chặn phế cầu khuẩn. Trong đó, vắc xin phế cầu 23 chủng (Pneumo 23) đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu thêm một số thông tin về loại vắc xin này nhé!

Sơ nét về vắc xin phế cầu 23 chủng (Pneumo 23)

Pneumo 23 là vắc xin ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn do phế cầu. Nó được chỉ định dành cho người lớn và trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên. Pneumo 23 được công ty Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất. Hiện loại vắc xin này đang được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Phụ huynh có thể đưa trẻ từ 2 tuổi trở lên đi chủng ngừa vắc xin phế cầu 23 chủng tại các cơ sở y tế dịch vụ trên cả nước. 

Sơ nét về vắc xin phế cầu 23 chủng (Pneumo 23)
Pneumo 23 là vắc xin ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn do phế cầu

Thành phần

Mỗi liều vắc xin Pneumo 23 (0,5 ml) chứa: Polysaccharide của vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae), các type huyết thanh 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F. Mỗi type huyết thanh có 25 mcg. Dung dịch đệm phenol giúp ổn định pH: Monosodium Phosphate Dihydrate, NaCl, Phenol, Disodium Phosphate Dihydrate và nước tiêm.

Quy cách đóng gói

Hộp 1 bơm kim tiêm sẽ chứa sẵn một liều vắc xin 0,5 ml dạng dung dịch dùng để chủng ngừa.

Chỉ định

Vắc xin phế cầu 23 chủng được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng do phế cầu khuẩn gây ra như viêm tai giữa, viêm phổi,… cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, loại vắc xin này còn được chỉ định cho những đối tượng có nguy cơ cao như:

  • Người trên 65 tuổi, nhất là khi đang sống ở cơ sở từ thiện, trung tâm bảo trợ xã hội.
  • Người bị suy giảm miễn dịch và khả năng đáp ứng miễn dịch: Cắt lách, mắc bệnh hồng cầu hình liềm, hội chứng thận hư,…
  • Người phải nhập viện thường xuyên: Bị viêm phế quản mạn, tiểu đường, suy tim, COPN, thiểu năng hô hấp, nghiện thuốc lá, rượu bia,…
  • Bệnh nhân bị rò dịch não tủy.
Chỉ định
Người trên 65 tuổi có thể tiêm vắc xin Pneumo 23

Lịch chủng ngừa

Liều cơ bản: Chủng ngừa 1 mũi 0,5 ml.

Nhắc lại: Cứ sau 3 – 5 năm tiến hành tiêm nhắc lại 1 lần.

Đường dùng

Pneumo 23 là vắc xin được chỉ định tiêm bắp hoặc dưới da. 

Chống chỉ định

Vắc xin phế cầu 23 chủng chống chỉ định tiêm cho:

  • Người bị dị ứng, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin. 
  • Mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trừ trường hợp phải tiến hành tiêm và đã được bác sĩ cho phép.

Một đợt nhiễm vi khuẩn phế cầu (nghi ngờ hoặc đã khẳng định) không phải là chống chỉ định của vắc xin.

Thận trọng

Trường hợp đang bị sốt, mắc bệnh cấp tính; tái phát, trong đợt cấp của bệnh mạn tính tốt nhất nên hoãn chủng ngừa cho đến khi sức khỏe ổn định. Chỉ được sử dụng vắc xin trong thai kỳ khi có chỉ định của bác sĩ. Tương tự như lúc tiêm ngừa những loại vắc xin khác, cơ sở y tế cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế để đề phòng tình trạng sốc phản vệ.

Thận trọng
Trường hợp đang bị sốt nên hoãn tiêm chủng

Phụ nữ có thai và cho con bú

Trước khi dùng Pneumo 23 cho những đối tượng này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mẹ bầu chỉ được sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ. 

Tác dụng không mong muốn

Một số phản ứng không mong muốn có thể xuất hiện sau khi chủng ngừa vắc xin Pneumo 23 như:

  • Phản ứng ở vị trí tiêm: Sưng nề, đau, đỏ, cứng vết tiêm. Những phản ứng này thường thoáng qua và có biểu hiện nhé.
  • Phản ứng toàn thân: Phát ban, sưng hạch bạch huyết, đau khớp, mày đay, dị ứng, phù Quincke. 
  • Hiếm gặp: Sốc phản vệ, phản ứng kiểu Arthus (nghiêm trọng) nhưng có thể hồi phục và không gây ra di chứng. 
  • Sốt: Sốt nhẹ thoáng qua, đôi khi cao hơn 39 độ C. Triệu chứng sốt thường xuất hiện sớm ngay sau khi chủng ngừa vắc xin và thường tự khỏi trong vòng 24 tiếng.

Tương tác thuốc

Người lớn có thể chủng ngừa cùng lúc Pneumo 23 với vắc xin cúm. Tuy nhiên phải dùng bơm tiêm riêng, không được trộn lẫn vắc xin. Bác sĩ phải tiến hành tiêm ở các vị trí khác nhau.

Bảo quản

  • Bảo quản tại nhiệt độ từ 2 – 8 độ C. 
  • Không để vắc xin đông đá.
  • Nếu vắc xin bị đông đá cần loại bỏ.

Trên đây là một số thông tin tổng quát về vắc xin phế cầu 23 chủng. Nhìn chung, loại vắc xin này mang đến cho chúng ta nhiều công dụng hữu ích. Bạn có thể tiến hành chủng ngừa ở các cơ sở y tế dịch vụ nhé. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ