Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 25, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc vacxin cúm có tác dụng bao lâu, chúng ta hãy tìm hiểu lý do vì sao cần tiêm phòng cúm trước.
Chích ngừa cúm để làm gì? Biện pháp chủ yếu để đề phòng bệnh cúm là chích ngừa cảm cúm. Vacxin cúm có khả năng phòng ngừa các thể cúm nhẹ và nặng một cách hiệu quả, an toàn. Hiệu quả bảo vệ vacxin cúm mang lại sẽ phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch và tuổi của người được tiêm, mức độ giống nhau giữa thành phần virus trong vacxin với các virus đang lưu hành.
Theo WHO, việc tiêm phòng cúm có hiệu lực bảo vệ lên đến 80 – 90%, làm giảm tỷ lệ tử vong tới 70 – 80%. Vậy đối tượng nào cần tiêm phòng cúm?
Những người có nguy cơ nhiễm bệnh cúm và chịu ảnh hưởng lớn từ biến chứng do cúm gây ra nên tiêm vacxin hàng năm, điển hình như:
*Lưu ý: Một số trường hợp chống chỉ định tiêm phòng cúm là trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Những trường hợp dị ứng nghiêm trọng với các thành phần của vacxin như gelatin, thuốc kháng sinh, hoặc các thành phần khác. Vì thế trước khi tiêm phòng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Trên đây là những đối tượng cần tiêm phòng cúm. Tiếp theo, hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm câu trả lời cho thắc mắc vacxin cúm có tác dụng bao lâu nhé.
Tiêm vacxin cúm là vô cùng quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất, tránh lây nhiễm cúm trong cộng đồng với diện rộng. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và mẹ bầu thì lại càng quan trọng. Vì thời điểm này, cơ thể của mẹ bầu và trẻ sơ sinh đều chưa có khả năng chống lại virus tấn công cơ thể. Tiêm vacxin phòng cúm là biện pháp duy nhất bảo vệ mẹ và bé tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, lượng vacxin trong cơ thể mẹ còn có thể giúp trẻ miễn dịch trong 6 tháng đầu đời thông qua sữa mẹ. Vì 6 tháng đầu, bé còn quá nhỏ chưa thể tiêm vacxin nên vacxin từ mẹ chính là lá chắn duy nhất bảo vệ trẻ. Vậy vacxin cúm có tác dụng bao lâu? Khi nào cần tiêm nhắc lại?
Tiêm vacxin cúm có tác dụng bao lâu? Hiệu quả mà vacxin cúm mang đến là rất cao, lên đến 90%. Vì virus cúm thường thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục theo chu kỳ năm cũng như có tính đột biến, nên hiệu lực bảo vệ của nó chỉ kéo dài 6 – 12 tháng. Do đó, loại vacxin dùng trong năm nay nhiều khả năng sẽ chẳng còn tác dụng vào năm sau nữa. Chính vì vậy, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa chủng virus cúm đang lưu hành với chủng virus có trong vacxin, các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta nên đi tiêm phòng mỗi năm 1 lần, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Tiêm cúm bao lâu thì có tác dụng? Trước khi quyết định tiêm phòng đây là băn khoăn của rất nhiều người. Vacxin bắt đầu có tác dụng bảo vệ bạn khỏi một số loại virus cúm trong mùa sau khi tiêm khoảng 2 – 3 tuần và không thể phát huy công dụng ngay lập tức được. Việc xác định thời gian phòng cúm đúng cách là rất quan trọng vì hiệu lực của vacxin cúm thường chậm.
Sau khi giải đáp thắc mắc vacxin cúm có tác dụng bao lâu, Đa khoa Phương Nam sẽ gửi đến bạn lịch tiêm, cụ thể như sau:
Đối với trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng chủng ngừa vacxin cúm
Đối với trẻ trên 9 tuổi và người lớn
Vậy tiêm vắc xin cảm cúm bao nhiêu tiền? Tùy theo loại vacxin mà có giá dao động từ khoảng 275.000 VNĐ đến khoảng 335.000 VNĐ. Bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở tiêm ngừa để nhận được tư vấn về mức giá chính xác nhất.
Nhằm nâng cao hiệu quả của vacxin cúm và đảm bảo an toàn, phòng tránh những tác dụng phụ không mong muốn, trong quá trình chủng ngừa cúm, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Trước khi chủng ngừa, bạn cần suy nghĩ và chọn lựa cơ sở y tế thật kỹ lưỡng, đảm bảo những tiêu chí như vacxin phải chất lượng, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, chi phí hợp lý.
Nếu chính mình hoặc người thân đang bệnh điển hình như ho, sốt, bạn cần thông báo với bác sĩ để nhận chỉ định chủng ngừa phù hợp nhất.
Hãy ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để theo dõi sức khỏe. Khi về nhà, tiếp tục theo dõi phản ứng của cơ thể trong 24 – 48 tiếng tiếp theo. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, nghiêm trọng, cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Có thể dán miếng hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể tăng cao. Nếu muốn dùng thuốc hạ sốt, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước.
Để tránh gây nhiễm trùng vết tiêm, không nên chạm tay vào hoặc bôi, đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí chủng ngừa.