Các loại vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng 2024

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Các loại vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng 2024

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 2, 2021

Vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng gồm những loại nào? Khi tiêm chủng trường hợp nào được chống chỉ định? Nếu bị nhỡ lịch tiêm chủng phải làm sao? Để khách hàng chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh hiệu quả, kịp thời, Phương Nam sẽ cung cấp thông tin mới nhất của từng năm trong bài viết này.

Vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Khái niệm tiêm chủng mở rộng chắc đã khá quen thuộc với mọi người bởi vì đây là chương trình tiêm chủng được phổ cập cả nước với mục đích giúp người dân, đặc biệt là trẻ em phòng tránh những bệnh, dịch bệnh thường gặp. Tuy nhiên, chương trình này thường bị giới hạn bởi số lượng vắc-xin và chỉ có hiệu quả với một số bệnh như: Bại liệt, sởi, viêm gan B, lao, ho gà,…

Vắc-xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng có đa dạng chủng loại để đáp ứng nhu cầu người dân
Vắc-xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng có đa dạng chủng loại để đáp ứng nhu cầu người dân

Chính vì lẽ đó đã dẫn đến sự xuất hiện của các loại vắc-xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng. Các loại vắc-xin này thường là những dòng mới hơn, có tác dụng cao hơn, giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn. Tuy nhiên, vì không nằm trong hệ thống tiêm chủng miễn phí của quốc gia nên khi tiêm, người dân sẽ phải một mức chi phí nhất định tùy vào loại vắc-xin, loại bệnh. Vậy vì sao bạn nên tìm hiểu loại vắc-xin này?

Sự cần thiết của vắc-xin ngoài chương trình

Vắc-xin ngoài chương trình mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng
Vắc-xin ngoài chương trình mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng

Sự hạn chế và thiếu linh hoạt của chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là một trong những lý do khiến nhiều người dân ngày càng có nhu cầu tìm đến vắc-xin dịch vụ. Khi người dân có nhu cầu tiêm chủng loại vắc-xin này, sẽ đảm bảo chủ động thời gian hơn, thoải mái lựa chọn được dòng vắc-xin phù hợp và tăng cường khả năng phòng bệnh hơn rất nhiều. Cụ thể:

  • Phòng ngừa các bệnh nguy hiểm không nằm trong CTCMR: Những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, cúm mùa, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt,… không được tiêm chủng trong CTCMR. Việc tiêm vắc-xin bổ sung sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh này, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các tình trạng quá tải cho hệ thống y tế của nước nhà.
  • Nâng cao miễn dịch, bảo vệ toàn diện: Khi áp dụng các loại vắc-xin ngoài chương trình sẽ giúp bổ sung thêm cho cơ thể các loại kháng thể khỏe mạnh hơn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cao hơn. Người dân có thể sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, hoặc đảm bảo cho cơ thể có khả năng kháng những loại bệnh, dịch bệnh nguy hiểm. 
  • Phù hợp với nhu cầu cá nhân: Chương trình này còn mang lại sự linh hoạt cho người dân trong việc lựa chọn các loại vắc-xin phù hợp với nhu cầu và nguy cơ mắc bệnh của mình. Vấn đề chi phí các loại vắc-xin luôn được những trung tâm, cơ sở y tế công khai cũng một phần giúp mọi người cân nhắc dễ hơn trước khi lựa chọn tiêm hay không.
  • Giảm gánh nặng cho hệ thống y tế: Một lợi ích đặc biệt khác nữa từ việc tiêm vắc-xin ngoài chương trình đó là giúp giảm áp lực lên hệ thống y tế, giảm chi phí điều trị đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người.

Một xã hội sẽ thật sự an toàn và khỏe mạnh nếu như mọi người dân đều biết cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân mình trước các loại bệnh, dịch bệnh lây nhiễm. Có sức khỏe mới có thể làm được tất cả mọi vấn đề khác trong cuộc sống và chung tay tạo nên một đất nước phát triển, lớn mạnh, đoàn kết.

Nếu nhỡ lịch tiêm chủng, hãy nhanh chóng tiêm các mũi còn lại càng sớm càng tốt. Bằng cách này giúp tối ưu khả năng phòng bệnh của vacxin hiệu quả. Trong trường hợp đã nhỡ lịch tiêm quá lâu, dựa vào kết quả thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn bổ sung các mũi còn thiếu hoặc phải tiêm lại từ đầu.

Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm vacxin là điều bắt buộc, từ đó giúp bác sĩ có góc nhìn chính xác nhất về tình hình sức khỏe của bạn hoặc người thân, trước khi chỉ định tiêm chủng. Trên thực tế, có rất nhiều người sau khi khám sàng lọc không đủ điều kiện để tiêm ngừa, còn được gọi là trường hợp chống chỉ định, cụ thể như sau:

  • Trẻ em không bị tác động bởi lý do nào khác nhưng có biểu hiện viêm não sau 7 ngày tiêm vacxin ho gà, bạch hầu, uốn ván thì không được tiếp tục bổ sung những mũi còn lại.
  • Vacxin sống giảm độc lực tuyệt đối không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai.
  • Nếu có biểu hiện dị ứng, phản ứng nặng sau khi tiêm 1 mũi vacxin trước đó, bạn sẽ bị chống chỉ định bổ sung tiếp các mũi còn lại.
  • Vacxin sống cũng không được tiêm cho người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh.
  • Khi chức năng của các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, gan, thận,… bị suy giảm. Bạn cũng không được chỉ định tiêm vacxin.
  • Người nằm trong trường hợp chống chỉ định tiêm chủng do nhà sản xuất vacxin khuyến cáo.
  • Bạn vừa xem xong các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng. Hãy tham khảo thật kỹ khi chính mình hoặc người thân chuẩn bị tiêm vacxin nhé.

Qua đây, chắc hẳn nhiều người sẽ cân nhắc được tầm quan trọng của việc tìm hiểu cũng như tham khảo kỹ loại vắc-xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng. Ở phần tiếp theo, Đa khoa Phương Nam sẽ phân tích các loại vắc-xin cần thiết cho người dân.

Các loại vắc-xin bổ sung phổ biến

Nếu chỉ gói gọn phạm vi phòng bệnh xung quanh chương trình tiêm chủng mở rộng thì người dân có thể sẽ phải đối mặt với nhiều loại bệnh nguy hiểm. Điều này đòi hỏi mọi người phải biết thêm những loại tiêm chủng bổ sung được đề cập bên dưới đây để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe tốt nhất cho bản thân và gia đình.

Vắc-xin viêm não Nhật Bản là dòng phổ biến, được rất nhiều người dân lựa chọn
Vắc-xin viêm não Nhật Bản là dòng phổ biến, được rất nhiều người dân lựa chọn

Vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản: Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm não Nhật Bản gây ra, thường lây truyền qua muỗi. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm não, tổn thương thần kinh, và thậm chí là tử vong. Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus này, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng liên quan

Vắc-xin phòng bệnh cúm mùa: Cúm mùa cũng được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, với triệu chứng như sốt, ho, đau họng, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim, hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt ở người cao tuổi, trẻ nhỏ. Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm mùa sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các chủng virus cúm phổ biến, giảm nguy cơ mắc bệnh đồng thời làm nhẹ các triệu chứng nếu bị nhiễm.

Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B: Viêm gan B cũng là loại bệnh phổ biến, người bị bệnh này có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Nếu bạn tham gia tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ chống lại virus này và giúp làm giảm các hậu quả lâu dài của bệnh

Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Hay còn gọi là vắc-xin DTP, một loại vắc-xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại cả ba loại vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Lịch tiêm của loại vắc-xin này bắt đầu từ khi trẻ sơ sinh và tiếp diễn các mũi tiêm nhắc lại trong suốt cuộc đời để duy trì khả năng miễn dịch tốt nhất. 

Vắc-xin phòng bệnh rotavirus: Chắc không nhiều phụ huynh biết rằng Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là loại bệnh nguy hiểm dẫn đến mất nước nghiêm trọng, phải nhập viện, thậm chí có thể gây tử vong. Hiện nay, các phụ huynh thường tiêm vắc-xin rotavirus để giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại virus này, giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng liên quan. Vắc-xin thường được tiêm 2 hoặc 3 mũi dành cho cho trẻ em trong những năm đầu đời.

Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu: Ai đã từng bị thủy đậu sẽ hiểu rõ rằng đây là bệnh lây nhiễm rất mạnh và gây ra những biến chứng xấu cho cơ thể. Nếu trẻ em mắc thủy đậu sẽ phát ban, ngứa, sốt rất nguy hiểm. Do đó nên tiêm vắc xin tự nguyện phòng bệnh thủy đậu cho cả người lớn và trẻ nhỏ để kháng virus varicella, giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm biến chứng nặng khi bị thủy đậu.

Đây là các loại tiêm chủng bổ sung nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng mà mọi người cần đặc biệt chú tâm và tìm hiểu. Ngoài việc hiểu rõ tên, lợi ích của từng loại thì cũng cần tìm một nơi cung cấp dịch vụ tiêm uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn Y tế, đồng thời tìm hiểu về phí tiêm chủng để đạt hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện của bản thân.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia đến bạn các loại vacxin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng 2023. Nếu còn thắc mắc khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người