[Giải Đáp] Vì Sao Trẻ Nhỏ Ăn Kẹo Rất Dễ Bị Sâu Răng?

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Phẩu thuật Miệng - Hàm mặt > [Giải Đáp] Vì Sao Trẻ Nhỏ Ăn Kẹo Rất Dễ Bị Sâu Răng?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 25, 2022

Răng của trẻ nhỏ thường dễ bị sâu. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do trẻ thường thích ăn kẹo. Vậy vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Bệnh sâu răng ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ? Cách phòng ngừa tình trạng ăn kẹo sâu răng ra sao? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sâu răng là gì?

Sâu răng là gì? Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Sâu răng là các lỗ xuất hiện trên răng, nếu không được điều trị có thể phát triển lớn hơn. Chúng là những vùng hư hỏng vĩnh viễn hiện diện trên bề mặt của răng. Sâu răng được tạo ra khi có sự phá hủy men răng. Tình trạng này có khả năng gây ra cảm giác vô cùng đau đớn. Bên cạnh đó, ê buốt khi uống, ăn thứ gì quá lạnh hoặc nóng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng. 

Đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy các lỗ sâu trên răng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đến nha sĩ để kiểm tra và can thiệp sớm ngay từ lúc xuất hiện cảm giác đau khi ăn, nhai. Lúc vi khuẩn (mảng bám) hình thành trên răng chính là yếu tố thuận lợi để gây sâu răng. Người lớn trên 50 tuổi và trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị sâu răng. Nhất là khi vệ sinh răng miệng kém và ăn ngọt thường xuyên. Vậy vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng

vi-sao-tre-nho-an-keo-rat-de-bi-sau-rang-2
Sâu răng là các lỗ xuất hiện trên răng, nếu không được điều trị có thể phát triển lớn hơn

Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Thức uống có ga, đồ ngọt, bánh kẹo là những thực phẩm được trẻ em yêu thích, vì sở hữu mùi vị và màu sắc hấp dẫn. Và nó chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em bị sâu răng. 

Theo các chuyên gia, đồ uống, bánh kẹo của bé thường có hàm lượng đường cao như Fructose, Glucose, Saccarose,… Những mảng bám còn sót lại sẽ bám vào kẽ răng sau khi ăn. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào men răng, chuyển hóa thành Axit Lactic. Lâu dài sẽ hình thành các lỗ sâu gây ra bệnh sâu răng sữa.

Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng? Trẻ nhỏ thường không có thói quen vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi dùng đồ uống, thức ăn ngọt, bánh kẹo. Từ đó khiến sâu răng dễ xuất hiện hơn. Ngoài ra, răng sữa của trẻ vốn chưa phát triển một cách bền vững như răng vĩnh viễn. Nên lớp men răng rất dễ bị tác nhân xấu tấn công, gây hại dẫn đến tình trạng sâu răng. 

Thắc mắc vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy giai đoạn phát triển của sâu răng ra sao? Quý phụ huynh hãy theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu nhé!

vi-sao-tre-nho-an-keo-rat-de-bi-sau-rang-1
Vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Các giai đoạn phát triển của sâu răng bố mẹ cần biết

Răng sâu thường không có khả năng tự hồi phục mà phải được điều trị dứt điểm. Việc chữa trị giúp tình trạng sâu răng không lây sang những chiếc răng khác đồng thời hạn chế nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm, tác động đến sức khỏe răng miệng. Bệnh sâu răng sẽ liên tục phát triển từ mức độ nhẹ đến nặng, cụ thể như sau:

 Giai đoạn 1: Sâu men

Sâu men răng là tình trạng men răng bị mất khoáng. Nguyên nhân là do vi khuẩn đã tạo ra vùng tổn thương rõ ràng, bắt đầu từ hiện tượng ăn mòn bề mặt men răng. Lúc này, răng sẽ có màu đen hoặc vàng nâu rất dễ nhận thấy. Trẻ sẽ có cảm giác đau nhức răng, ê buốt khi ăn món lạnh hay nóng. 

 Giai đoạn 2: Sâu ngà

Sâu ngà răng là tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều lỗ sâu. Các lỗ sâu sẽ phát triển to ra nếu không được chữa trị kịp thời. Khi chúng ăn sâu vào trong, phần men răng còn lại sẽ nhanh chóng bị phá hủy. Tại giai đoạn này, trẻ sẽ cảm nhận được cảm giác đau nhức rõ ràng hơn khi mảng bám, thức ăn thừa bị nhét vào lỗ sâu hoặc lúc dùng món quá lạnh hay nóng. Nếu quá đau, phụ huynh có thể cho bé dùng thuốc và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế thăm khám.

 Giai đoạn 3: Viêm tủy

Ở giai đoạn viêm tủy, vi khuẩn đã tấn công sâu vào tủy răng, khiến bé gặp nhiều phiền toái. Viêm tủy sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như liên tục đau nhức, lỗ sâu to dần, gia tăng mức độ nhiễm trùng, khiến răng lung lay, bị áp xe, viêm nướu và xương hàm, thậm chí có khả năng mất răng hoàn toàn. 

 Giai đoạn 4: Chết tủy

Vi khuẩn tích tụ nhiều, viêm tủy nặng sẽ gây tổn thương xương ổ răng, chân răng và những vùng xung quanh chóp. Khi vi khuẩn lây lan do viêm tủy nặng sẽ khiến chân răng bị áp xe, dẫn đến chết tủy. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ bị sưng mặt, đau răng dữ dội phải dùng đến thuốc giảm đau. Và đây chính là nguyên nhân gây tiêu xương, mất răng. Một số trường hợp răng bị hoại tử nặng, chết tủy, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời, thậm chí gây tử vong.

vi-sao-tre-nho-an-keo-rat-de-bi-sau-rang-3
Bệnh sâu răng sẽ liên tục phát triển từ mức độ nhẹ đến nặng

Bệnh sâu răng ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ?

Bên cạnh câu hỏi vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng, nhiều phụ huynh cũng thắc mắc không biết bệnh lý này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con yêu. Trên thực tế, sâu răng có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của trẻ, cụ thể như sau:

  • Gây đau nhức răng: Trong giai đoạn đầu có thể sẽ không xuất hiện dấu hiệu nghiêm trọng. Thế nhưng nếu bị sâu răng nặng, trẻ sẽ đối mặt với tình trạng đau nhức thường xuyên và kéo dài. Từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt mỗi ngày của trẻ.
  • Ảnh hưởng đến tính cách của bé: Răng sâu sẽ gây khó chịu, đau nhức triền miên. Trẻ sẽ luôn trong trạng thái dễ nổi giận, mệt mỏi, không muốn nói chuyện với ai,… Nếu cứ tiếp diễn như thế, tích cách của con sẽ trở nên khó gần. 
  • Hư tủy: Tình trạng sâu răng ở trẻ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Khi sâu răng ăn vào tủy sẽ dẫn đến bệnh viêm tủy. Lúc này, nha sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ để tránh làm ảnh hưởng đến những chiếc răng xung quanh. Với răng sữa, nếu tiến hành nhổ quá sớm, răng vĩnh viễn sau này có thể sẽ mọc lệch hoặc chậm.

Phương pháp giảm đau nhức khi bé ăn kẹo bị sâu răng

Chúng ta đã biết vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng. Vậy nếu răng bé đau nhức thì phụ huynh phải xử lý thế nào? Khi chưa sắp xếp được thời gian đưa con đến cơ sở y tế thăm khám, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ làm giảm đau tại nhà, cụ thể như sau:

 Dùng lá hẹ

Bố mẹ hãy giã lá hẹ tươi đã được rửa sạch rồi đắp lên vùng răng bị tổn thương. Nguyên liệu này sẽ giúp làm giảm triệu chứng viêm lợi, đau răng.

 Sử dụng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp loại bỏ thức ăn còn sót lại, đồng thời hỗ trợ làm sạch kẽ răng. Thành phần sát trùng tự nhiên của muối mang đến công dụng giảm sưng viêm hiệu quả. Bố mẹ lưu ý hãy mua nước muối ở tiệm thuốc uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Phụ huynh cũng có thể tự pha nước muối tại nhà. Sau đó cho con ngậm khoảng vài phút và thực hiện lại nhiều lần trong ngày.

 Dùng nước chanh

Bố mẹ hãy nhỏ nước cốt chanh vào phần răng ê buốt của con. Chanh sẽ hỗ trợ sát trùng vùng tổn thương hiệu quả. Đồng thời nó còn làm giảm bớt cảm giác đau nhức, hạn chế tình trạng lây lan của vi khuẩn. 

 Tỏi và húng quế

Bố mẹ hãy giã nát vài lá húng quế và tỏi rồi đắp trực tiếp lên vùng răng sâu của bé để hỗ trợ làm dịu tình trạng đau nhức. Tỏi và húng quế là hai dược liệu Đông y được áp dụng để chữa trị nhiều bệnh lý rất hiệu quả. 

vi-sao-tre-nho-an-keo-rat-de-bi-sau-rang-4
Hẹ giúp làm giảm triệu chứng viêm lợi, đau răng

Biện pháp phòng ngừa tình trạng ăn kẹo sâu răng

Thắc mắc vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Không chỉ có các bé, người lớn ăn kẹo cũng dễ bị sâu răng. Vậy chúng ta cần phòng ngừa tình trạng này như thế nào?

Hiểu khả năng nhạy cảm răng với sâu răng

Nhiều cơ sở y tế, nha khoa hiện nay có thể tính độ nhạy cảm của vi khuẩn gây sâu răng. Phương pháp được áp dụng là thử nghiệm nhạy cảm với sâu răng Cari Screen. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thu được để đề xuất cách thức làm giảm số lượng vi khuẩn xấu xuất hiện trên răng. Ví dụ như: Dùng kem đánh răng chuyên biệt để ngăn ngừa sâu răng hoặc chú ý đến các thành phần trong chế độ dinh dưỡng.

Giới hạn tần suất ăn vặt

Nồng độ pH trong miệng sẽ giảm xuống mỗi khi ăn uống. Đồng nghĩa với tính Axit sẽ gia tăng. Đây là điều kiện bất lợi cho men răng khi vi khuẩn gây sâu răng sở hữu khả năng phát triển mạnh trong điều kiện có tính Axit. Bên cạnh đó, Axit cũng làm hòa tan những khoáng chất ra khỏi men răng, tạo thành điểm yếu giúp vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn. 

Thế nên mỗi khi chúng ta ăn, răng sẽ phản ứng khử khoáng tại chỗ đồng thời kết hợp với nước bọt để chống lại sự tấn công của Axit. Tuy nhiên, hàm răng dù khỏe mạnh cũng chỉ có khả năng trung hòa số lần tiếp xúc với Axit khoảng 4 – 5 lần/ngày trước khi phản ứng khử khoáng bị quá tải. 

Do đó, nước bọt sẽ không thể đạt được mức cân bằng tự nhiên nếu bạn ăn nhiều bữa suốt cả ngày. Lúc này, các khoáng chất không có cơ hội bám lại trong men răng, vi khuẩn khỏe mạnh chết đi, còn vi khuẩn ưa Axit lại sinh sôi. Thế nên sức khỏe men răng sẽ bị đe dọa nếu bạn ăn liên tục.

Thiết lập thói quen lành mạnh sau khi ăn

Sau khi ăn, bạn nên làm sạch răng. Thế nhưng cần lưu đừng chà quá mạnh vào men răng đang suy yếu do bị Axit tấn công. Bạn nên chờ khoảng 30 phút trước khi đánh răng. Điều này sẽ giúp các khoáng chất có cơ hội bám lại trên men răng. Thay vào đó, trong lúc chờ đợi, bạn hãy súc miệng bằng nước lã để chống lại Axit mảng bám và loại bỏ các mảnh vụn thức ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc xịt miệng hoặc nước súc miệng để điều chỉnh độ pH. 

vi-sao-tre-nho-an-keo-rat-de-bi-sau-rang-5
Nên tập thói quen đánh răng sau khi ăn uống

Chọn đúng loại kẹo

Bạn nên tránh dùng kẹo dính, tan chậm hoặc có chứa thêm Axit trong thành phần. Thay vào đó hãy chọn loại kẹo tránh tiếp xúc lâu trong miệng và không có Axit bổ sung. Điển hình như socola sẽ là sự lựa chọn tốt hơn so với kẹo trái cây có chứa Axit Citric. Bên cạnh đó, Xylitol (chất làm ngọt tự nhiên không có dinh dưỡng) được chứng minh là sở hữu khả năng hỗ trợ chống lại tình trạng sâu răng. Trên thị trường có cung cấp một số loại kẹo cao su Xylitol, bạn hãy chọn dùng nếu thích nhé. 

Tránh ăn trước khi đi ngủ

Ăn khuya trước lúc đi ngủ sẽ khiến men răng chịu ảnh hưởng xấu, nhất là khi bạn không đánh răng. Tiết nước bọt sẽ giảm nếu bạn ăn uống trước khi đi ngủ, gia tăng nguy cơ làm răng bị tổn thương. Tốt nhất bạn nên ăn trước lúc ngủ tối thiểu 30 phút để môi trường miệng có thời gian điều chỉnh. 

Thắc mắc vì sao trẻ nhỏ ăn kẹo rất dễ bị sâu răng đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Nhìn chung thực phẩm không ảnh hưởng hoàn toàn đến tình trạng và sức khỏe răng miệng. Mà cách chăm sóc mới là yếu tố quyết định chính yếu. Do đó, bố mẹ hãy tập cho con thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng mỗi ngày, nhất là sau khi ăn uống nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ