Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 17, 2022
Mục Lục Bài Viết
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ sau mắc Covid-19 (MIS-C) được xác định lần đầu vào tháng 4 năm 2020. Đây là một hội chứng viêm toàn thân có liên quan đến việc bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Lúc này, các bộ phận của cơ thể có khả năng bị viêm như hệ tiêu hóa, mắt, da, não, thận, phổi, tim.
Cơ chế của hội chứng này cho đến nay vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Các biểu hiện liên quan đến thần kinh và tim mạch xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên nhiều hơn trẻ nhỏ. Ước tính khoảng 50% bệnh nhân bị viêm đa hệ thống phải đối mặt với tình trạng sốc và hạ huyết áp do giãn mạch, tăng đáp ứng viêm hoặc tổn thương cơ tim. Trẻ nhỏ có khả năng phải nhập viện và được chăm sóc đặc biệt. Vậy trẻ ở độ tuổi nào dễ mắc MIS-C?
Tại Mỹ, ước tính khoảng 3.000 – 4.000 trẻ dương tính với SARS-CoV-2 sẽ có 1 trường hợp bị MIS-C sau đó. Hiện nay, tỷ lệ viêm đa hệ thống ở trẻ sau mắc Covid-19 tại Việt Nam và các quốc gia châu Á vẫn chưa được thống kê. Tuy nhiên theo dự đoán, tỷ lệ này sẽ thấp hơn ở những nước Âu – Mỹ.
Độ tuổi trung bình ở trẻ bị MIS-C là từ 8 – 9 tuổi. Hơn nửa trong số đó lớn hơn 5 tuổi. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở tuổi nhũ nhi và thanh niên. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra dấu hiệu nhận biết một trẻ đang nhiễm Covid sẽ mắc MIS-C sau đó. Tuy nhiên có nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ chưa tiêm vaccine sẽ dễ bị MIS-C hơn trẻ đã chủng ngừa Covid.
Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ sau mắc Covid-19 xảy ra chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2 – 6 tuần khi đã âm tính với SARS-CoV-2. Theo WHO, MIS-C được chẩn đoán thông qua một số dấu hiệu dưới đây:
Sốt ≥ 3 ngày (trên 38,5 độ C).
Trẻ xuất hiện 2 trong các dấu hiệu sau:
Tăng các chỉ số viêm khi xét nghiệm máu (Procalcitonin, máu lắng, CRP).
Đã loại trừ những nguyên nhân nhiễm trùng khác.
Trẻ dương tính với SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với người bị Covid trong vòng 2 – 6 tuần.
Tuy nhiên, nếu bố mẹ thấy bé có những dấu hiệu dưới đây sau khi khỏi Covid khoảng 2 – 6 tuần thì nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám sớm:
Trẻ được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị sớm thì diễn biến bệnh sẽ trở nên thuận lợi, nhanh chóng hồi phục. Ngược lại, trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tỷ lệ mắc Covid ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng vì trường học đã mở cửa trở lại, học sinh được đến lớp học trực tiếp. Để hạn chế nguy cơ dương tính với SARS-CoV-2 và tránh gặp di chứng hậu Covid, bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp như:
Chủng ngừa vaccine Covid cho trẻ theo khuyến cáo. Khi bé được tiêm chủng đầy đủ, những biến chứng của bệnh sẽ giảm bớt, đặc biệt là MIS-C.
Để tránh bị lây nhiễm, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người.
Đeo khẩu trang cho bé ở nơi công cộng.
Thường xuyên rửa tay cho con bằng xà phòng.
Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng.
Bổ sung dưỡng chất cho trẻ một cách hợp lý:
Trẻ em mắc hội chứng viêm đa hệ thống phải được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị trong bệnh viện. Một số trường hợp phải chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ em. Đa phần các bé gặp hội chứng này đều sẽ hồi phục nếu được chăm sóc y tế đúng cách, kịp thời.
Phác đồ chữa trị cho từng bệnh nhân sẽ khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng và vị trí bộ phận, cơ quan bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm. Về cơ bản, phương pháp điều trị MIS-C bao gồm chăm sóc giảm nhẹ và điều trị viêm tại cơ quan bị ảnh hưởng để ngăn chặn hiện tượng tổn thương vĩnh viễn.
Chăm sóc giảm nhẹ có thể bao gồm:
Các liệu pháp dưới đây sẽ được sử dụng để điều trị viêm: