Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 4, 2022
Mục Lục Bài Viết
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HBV, khiến tế bào gan bị tổn thương. Bệnh sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của gan. Bệnh lý này có thể làm gan bị nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B có thể chia thành 2 thể là: Hoạt động và thể ngủ.
Viêm gan B thể ngủ là khi virus HBV ở trạng thái không hoạt động. Lúc này chúng tồn tại trong cơ thể nhưng vẫn chưa tác động đến gan. Thậm chí, chỉ số men gan vẫn cho ra kết quả bình thường khi tiến hành làm xét nghiệm.
Viêm gan B thể ngủ về cơ bản thuộc dạng lành tính. Virus chưa nhân lên và không tác động đến gan. Tuy nhiên không có nghĩa là viêm gan B thể ngủ hoàn toàn lành tính. Vì virus chỉ đang tạm thời không hoạt động. Chúng có thể “thức dậy” vào bất kỳ thời điểm nào, tấn công, phá hủy tế bào gan.
Viêm gan B thể ngủ cũng có khả năng lây nhiễm tương tự như thể hoạt động. Bệnh nhân viêm gan B thể ngủ có thể lây virus qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Đa phần trẻ nhiễm viêm gan B thể ngủ sẽ dần chuyển sang giai đoạn mạn tính. Đáng nói là viêm gan B mạn tính thể ngủ có diễn biến rất phức tạp. Theo thời gian, bệnh có thể sẽ thay đổi.
Bệnh viêm gan B thể ngủ có thể lây nhiễm cho người khác nhưng tỷ lệ này thường không cao, chỉ ở mức khoảng 5%. Các con đường lây nhiễm cụ thể gồm có:
Đường máu: Đây là con đường lây truyền viêm gan B thể ngủ phổ biến nhất. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc bơm kim tiêm sẽ khiến nguy cơ bị lây bệnh cao hơn.
Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với bệnh nhân viêm gan B thể ngủ vẫn có nguy cơ bị lây virus HBV. Do đó, tốt nhất hãy áp dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ, điển hình là dùng bao cao su.
Từ mẹ sang con: Mẹ bầu bị viêm gan B thể ngủ vẫn có thể truyền bệnh cho thai nhi. 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, dễ dàng lây bệnh. Do đó, trẻ sau khi sinh ra phải được tiêm vắc xin sớm để ngăn ngừa nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ.
Như đã đề cập ở phần trên, mẹ bầu khi bị viêm gan B thể ngủ vẫn có thể truyền bệnh cho thai nhi. Do đó, thai phụ cần đến cơ sở y tế thăm khám định kỳ, kiểm tra, xét nghiệm để bác sĩ đề ra phương pháp kiểm soát bệnh phù hợp, hạn chế nguy cơ lây sang cho em bé trong bụng. Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh viêm gan B phải được tiêm phòng đầy đủ.
Viêm gan B thể hoạt động thường không biểu hiện dấu hiệu cụ thể. Do đó, đa phần những trường hợp xét nghiệm thấy virus thì bệnh đã chuyển sang mạn tính. Với bệnh viêm gan B thể ngủ cũng tương tự. Vì thế, phát hiện ra căn bệnh này không hề dễ dàng. Dưới đây là các phương pháp giúp chúng ta phát hiện bệnh viêm gan B thể ngủ:
Xét nghiệm HbsAg
Hiện nay, chỉ có một biện pháp duy nhất để phát hiện ra bệnh viêm gan B thể ngủ là làm xét nghiệm đặt mục tiêu tìm kiếm. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tìm kiếm và xét nghiệm HbsAg trong máu. Nếu chưa từng hoặc đã mắc nhưng hoàn toàn khỏi thì kết quả xét nghiệm sẽ là âm tính và ngược lại. Trường hợp men gan vẫn bình thường nhưng kết quả cho ra dương tính thì về cơ bản bạn đã mắc bệnh viêm gan B thể ngủ.
Xét nghiệm HBV DNA
Nếu đã xác định bản thân bị viêm gan B thể ngủ, bước tiếp theo bạn cần thực hiện là đánh giá mầm bệnh có nguy lây nhiễm thấp hay cao. HBeAg và HBV DBA là những xét nghiệm cần làm tại thời điểm này.
Xét nghiệm HBV DNA chính là sự phát triển của sinh học phân tử. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành nuôi virus trong môi trường nhân tạo để chúng sinh sản theo cấp số nhân. Thông qua đó có thể đo được lượng virus tồn tại trong máu. Nếu HBV DNA cao nghĩa là bệnh nhân bị viêm gan B thể ngủ nhưng vẫn có khả năng lây truyền mạnh.
Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra đánh giá tổng quát. Chúng đặc biệt có ý nghĩa với mẹ bầu hoặc chị em đang muốn mang thai để tránh truyền bệnh cho con. Vậy căn bệnh viêm gan B thể ngủ có thể chữa được không? Xem tiếp bài viết để tìm hiểu nhé!
Viêm gan B thể ngủ nhìn chung không quá nguy hiểm. Bạn có thể sống với căn bệnh này một cách hòa bình trong nhiều năm mà không cần tiến hành chữa trị. Trong nhiều trường hợp, virus còn “không tỉnh dậy” cho đến khi người đó qua đời. Vì thế, nếu biết mình mang bệnh, bạn cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta được phép chủ quan.
Như đã đề cập ở trên, virus có thể hoạt động lại vào bất kỳ thời điểm nào. Khi không còn sự dung nạp miễn dịch, hàng rào bảo vệ cơ thể phát hiện vật lạ và tích cực tiến hành đào thải virus ra ngoài. Tại gan, hệ thống miễn dịch cũng được huy động để chống lại virus. Điều này sẽ khiến men gan giải phóng ra máu, làm gia tăng nồng độ. Song song đó, người bệnh sẽ bộc lộ những dấu hiệu của viêm gan cấp tính, mạn tính. Lúc này việc chữa bệnh sẽ rất khó khăn.
Viêm gan B thể ngủ không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến cơ sở y tế thăm khám, nhận tư vấn phòng bệnh từ bác sĩ.
Những lưu ý
Nếu có ai khuyên bạn nên tiêm vắc xin thì hãy bỏ qua ý tưởng đó. Vì tại thời điểm này việc chủng ngừa vắc xin không còn ý nghĩa. Vắc xin vốn chỉ giúp phòng ngừa chứ không phải là biện pháp điều trị bệnh. Một khi virus HBV đã tồn tại trong cơ thể, vắc xin hoàn toàn không mang đến công dụng gì.
Nếu bác sĩ không chỉ định cho bạn dùng bất kỳ loại thuốc kháng virus nào thì cũng đừng quá bất ngờ. Vì những loại thuốc này chỉ giúp bạn ức chế sự phát triển ồ ạt của virus viêm gan B ở dạng cấp hoặc mạn tính. Uống thuốc để chữa viêm gan B thể ngủ không mang đến tác dụng như mong đợi.
Cách phòng tránh
Dưới đây là một số cách phòng tránh, bạn hãy tham khảo nhé: