Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Chín 26, 2022
Mục Lục Bài Viết
Viêm phổi do phế cầu khuẩn là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm khuẩn. Điều này khiến phổi bị nhiễm trùng, viêm, tổn thương. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và dẫn đến nhiều biến chứng.
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) là vi khuẩn Gram dương. Nó thuộc chi Streptococcus. Loại vi khuẩn này trú ngụ tại vùng mũi họng của người mạnh khỏe. Ước tính có gần 50% trẻ nhỏ khỏe mạnh mang phế cầu khuẩn trong mũi họng. Chúng đang chờ cơ hội gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Do đó, các bệnh do phế cầu khuẩn, nhất là viêm phổi rất dễ bùng phát ở đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người cao tuổi, trẻ em, người bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc mắc phải các bệnh lý mạn tính.
Phế cầu khuẩn sẽ gây ra các căn bệnh phế cầu xâm lấn (viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não), có tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó là các bệnh phế cầu không xâm lấn (viêm tai giữa, viêm phổi) có tần suất mắc cao, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người lớn, quá trình phát triển và tương lai của trẻ nhỏ.
WHO chỉ ra rằng, viêm phổi chính là bệnh lý lây truyền gây tử vong số 1 đối với trẻ nhỏ. Mà nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phổi chính là phế cầu khuẩn. Liên minh Toàn cầu Phòng chống Viêm phổi Trẻ em đã kêu gọi những hành động cấp thiết nhằm kết thúc tình trạng tử vong do bệnh viêm phổi do phế cầu vào năm 2030. Vì bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
Tương tự như các triệu chứng nhiễm vi khuẩn, virus đường hô hấp thông thường khác. Khi phế cầu khuẩn tấn công gây ra bệnh viêm phổi, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện cấp tính như đau ngực, sốt cao, ho nhiều,… Trẻ nhỏ dễ gặp nguy cơ diễn tiến nặng khi bị viêm phổi. Triệu chứng ban đầu thường là sốt cao, ho nhiều, bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh (40 – 50 lần/phút).
Với người lớn, bệnh viêm phổi dẫn đến những biểu hiện như đau tai, cứng cổ, đau đầu, đau tức ngực, ớn lạnh, ho dữ dội, sốt cao. Nếu người lớn mắc bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn nặng sẽ gây ra những tổn thương lâu dài, thậm chí đe dọa tính mạng.
Phế cầu khuẩn trở nên phổ biến trong cộng đồng là do khả năng lây truyền nhanh chóng thông qua đường hô hấp từ người sang người. Cụ thể là khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Đặc biệt là trong môi trường chật chội, đông đúc. Từ đó vi khuẩn phế cầu sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh viêm phổi. Ước tính phế cầu khuẩn chính là nguyên nhân của khoảng 30 – 50% ca bệnh viêm phổi.
Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn thường diễn tiến nhanh chóng và để lại di chứng, đe dọa đến tính mạng. Nếu may mắn khỏi bệnh thì cũng có khả năng gặp biến chứng liệt, điếc, mù và chậm phát triển tâm thần kinh,… Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ nhỏ bị bệnh viêm phổi. Đồng thời ước tính có khoảng 4.000 trẻ tử vong vì bệnh lý này.
Biến chứng tại chỗ
Biến chứng xa
Điều đáng nói, bệnh viêm phổi do phế cầu không chỉ tiến triển phức tạp, gây biến chứng nặng, lây lan nhanh mà còn kháng kháng sinh. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc chữa trị và cứu sống bệnh nhân, khiến ngành y tế chịu áp lực lớn hơn khi những loại thuốc kháng sinh trở nên kém hiệu quả.
Tỷ lệ nhiễm phế cầu khuẩn tập trung nhiều ở các đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người trên 54 – 64 tuổi. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở đối tượng trên 85 tuổi. Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh viêm phổi do phế cầu. Trong đó, đối tượng dễ mắc nhất là người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và người bị bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận, gan, phổi, tim mạch, hen suyễn,… Trên nền bệnh mạn tính, vi khuẩn phế cầu có thể khiến bệnh trở nặng, làm gia tăng tỷ lệ tử vong.
Ngoài ra, một số đối tượng khác có sức khỏe yếu cũng dễ mắc bệnh viêm phổi do phế cầu, cụ thể là:
Trước khi có vắc xin, viêm phổi và những bệnh lý khác do phế cầu ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng như: Khiến trẻ nhỏ mắc bệnh tật, đau đớn kéo dài, giảm năng suất lao động của người lớn. Nếu bệnh chuyển biến nặng có thể gây tử vong. Trường hợp may mắn chữa khỏi thì vẫn mất nhiều chi phí, thời gian, gây áp lực cho gia đình và xã hội.
Để bảo vệ cơ thể trước phế cầu khuẩn và những bệnh lý do chúng gây ra, chúng ta cần có môi trường sống lành mạnh, không ô nhiễm, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ. Với trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu đời. Bên cạnh đó, chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn chính là phương pháp hiệu quả để bảo vệ người lớn, trẻ em, người cao tuổi đang bị bệnh mạn tính.
Tại Việt Nam hiện có 2 loại vắc xin phế cầu là Synflorix và Prevenar 13. Thông tin cụ thể như sau:
Vắc xin | Synflorix (Bỉ) | Prevenar 13 (Bỉ) |
Phòng bệnh | Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính. | Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính. |
Đối tượng | Trẻ em từ 6 tuần – 5 tuổi. | Trẻ từ 6 tuần, người lớn, người cao tuổi mắc bệnh mạn tính. |
Lịch tiêm | Trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi:
Trẻ từ 7 – 11 tháng (chưa từng chủng ngừa vắc xin trước đó):
Trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi (chưa từng chủng ngừa vắc xin trước đó):
|
Trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi:
Trẻ từ 7 – 11 tháng (chưa từng chủng ngừa vắc xin trước đó):
Trẻ từ 12 – 23 tháng (chưa từng chủng ngừa vắc xin trước đó):
Trẻ từ 24 tháng tuổi và người lớn:
|
Để chẩn đoán tình trạng xâm lấn của phế cầu khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp dưới đây:
Tiến hành lấy dịch não tủy hoặc mẫu máu để làm xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu do phế cầu khuẩn.
Nếu phế cầu khuẩn gây ra các căn bệnh kể trên, bác sĩ có thể đưa vi khuẩn đến phòng thí nghiệm nuôi cấy nhằm mục đích:
Còn đối với những bệnh lý do phế cầu khuẩn không xâm lấn (nhiễm trùng xoang hoặc tai), bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh lý kèm theo kết quả thăm khám lâm sàng.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này hiện nay đang kháng lại hầu hết các kháng sinh vốn được sử dụng để chữa bệnh nhiễm trùng.
Với các bệnh nhiễm trùng phế cầu xâm lấn được chữa trị bằng kháng sinh thì sẽ dùng loại kháng sinh phổ rộng. Việc điều trị sẽ được thực hiện cho đến khi có kết quả về thử nghiệm độ nhạy. Loại kháng sinh này giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Khi đã biết vi khuẩn nhạy cảm với loại kháng sinh nào, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một loại kháng sinh sở hữu khả năng ức chế mạnh hơn để chữa trị.
Bên cạnh kháng sinh có thể dùng vắc xin phế cầu liên hợp. Tình trạng kháng kháng sinh rất hiếm xảy ra với loại vắc xin này. Khi kết hợp cùng những loại thuốc kháng sinh hữu ích sẽ có hy vọng khiến tình trạng nhiễm trùng diễn tiến chậm lại.