Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 1, 2022
Mục Lục Bài Viết
Bệnh dại là bệnh nhiễm virus dại cấp tính Rhabdovirus. Nó sẽ gây độc hệ thần kinh trung ương, lây lan từ động vật sang người thông qua chất tiết, thường là nước bọt. Đa phần các ca bệnh đều xuất phát từ vết cắn, liếm của động vật dại. Rất ít trường hợp nhiễm bệnh qua việc tiếp xúc với khí dung hay ghép tổ chức mới, phẫu thuật.
Sau khi lây truyền, bệnh dại sẽ tiến triển theo những giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn tiền triệu chứng
Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 1 – 4 ngày với những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, có biểu hiện sợ hãi, đau và tê tại vết thương.
Giai đoạn viêm não
Người bệnh có biểu hiện mất ngủ, gia tăng cảm giác kích thích như sợ gió, ánh sáng, tiếng động,… Ngoài ra có thể bị rối loạn thần kinh thực vật như tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, giãn đồng tử, hạ huyết áp, xuất tinh tự nhiên. Căn bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày. Nếu đã lên cơn dại thì kể cả người hay động vật đều sẽ tử vong, không thể chữa trị.
Ở châu Phi và châu Á, chó là nguồn gây bệnh dại chủ yếu. Mỗi năm số người tử vong vì mắc bệnh dại rất cao. Riêng ở Trung Quốc năm 2000 có đến 226 người tử vong vì bệnh dại. Con số này đã tăng lên đến 3300 người trong năm 2007. Tại các quốc gia Đông Nam Á, tỷ lệ tử vong do bệnh dại vào mỗi năm cũng rất cao. Tỷ lệ này đặc biệt tăng từ năm 2004 đến nay.
Theo thống kê ở Việt Nam, bệnh dại lây lan và phát triển ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Trung bình mỗi năm có khoảng 350 – 500 ca tử vong trong giai đoạn 1990 – 1995. Đến năm 1996, số ca tử vong đã giảm đáng kể khi Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường phòng chống bệnh dại.
Ở người khi các triệu chứng chưa xuất hiện thì không thể phát hiện được virus dại từ sớm. Nhìn chung, xét nghiệm bệnh dại trên người ít được áp dụng và chủ yếu tiến hành với những trường hợp đã có triệu chứng lâm sàng. Xét nghiệm virus dại bao gồm hai loại:
Những phương pháp xét nghiệm thường được áp dụng gồm có:
Bên cạnh đó, còn có một số hình thức xét nghiệm chẩn đoán bệnh ít được áp dụng nhưng mang đến kết quả chính xác như:
Hình thức xét nghiệm bệnh dại ở động vật chủ yếu được thực hiện với chó. Hiện tại không có cách xét nghiệm chính xác bệnh dại ở động vật đang sống. Chỉ có thể xét nghiệm khi con vật đã chết. Để tiến hành làm xét nghiệm cần lấy não của động vật và gửi đến phòng thí nghiệm nhằm mục đích xác định xem một người có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh dại sau khi bị mèo, chó cắn hay không.
Một khi phát bệnh dại thì chắc chắn sẽ tử vong, không thể chữa trị. Do đó, xét nghiệm bệnh dại có vai trò rất quan trọng đối với người mới bị động vật cắn, đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao. Việc làm này giúp chúng ta phòng chống bệnh dại hiệu quả, tránh trường hợp phát bệnh không thể chữa trị.
Nếu đã phát bệnh dại thì chắc chắn sẽ tử vong, không thể chữa trị được. Cho đến nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị bệnh dại nào mang đến hiệu quả. Những phương pháp chữa trị chỉ giúp kéo dài diễn biến của bệnh. Nghĩa là thời gian sống của bệnh nhân chỉ kéo dài tối đa 3 tuần, không có khả năng điều trị khỏi.
Cần tiến hành rửa thật kỹ tất cả các vết cắn, cào trong 15 phút ngay sau khi bị động vật cắn bằng xà phòng, nước sạch. Sau đó dùng cồn 45 – 70 độ hoặc cồn iod sát khuẩn. Điều này giúp làm giảm và tiêu diệt bớt hàm lượng virus dại lây truyền thông qua vết cắn. Bạn cũng có thể dùng những chất khử trùng thông thường như rượu, dầu tằm, cồn, xà phòng các loại,…
Lưu ý không khiến vết thương bị dập nát, tránh làm tổn thương rộng hơn. Bên cạnh đó, không nên khâu kín vết thương ngay. Trong trường hợp phải khâu thì cần trì hoãn vài giờ đến 3 ngày. Bạn nên khâu ngắt quãng sau khi chủng ngừa huyết thanh kháng dại. Tùy vào từng vết cắn và tình trạng của bệnh nhân mà có thể sử dụng kháng sinh hay tiêm phòng uốn ván.
Những trường hợp bị nặng như vết thương sâu rộng, bị cắn ở cổ, tay, mặt, đầu hoặc con vật đã có biểu hiện của bệnh dại thì cần chữa trị huyết thanh kháng dại khẩn cấp. Chủng ngừa càng sớm thì hiệu quả phòng chống bệnh càng cao. Nên tiến hành điều trị huyết thanh kháng dại trước khi tiêm vắc xin. Hiện đang có 2 loại huyết thanh kháng bệnh dại là:
Sau khi bị động vật cắn việc đầu tiên bạn cần quan tâm là phải xử lý vết thương đúng cách. Tiếp theo nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám. Thông qua tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định hình thức xét nghiệm bệnh dại phù hợp. Người bệnh cũng có thể được tư vấn chủng ngừa vắc xin dại càng sớm càng tốt.
Chi phí chủng ngừa vắc xin dại trung bình ở mức từ 300.000 VNĐ trở lên tùy vào từng loại. Giá xét nghiệm bệnh dại cũng không có định mức cụ thể. Vì mỗi hình thức xét nghiệm sẽ có chi phí khác nhau. Khi đến cơ sở y tế bạn sẽ được tư vấn và báo giá chi tiết hơn.
Để nhận được kết quả xét nghiệm bệnh dại chính xác, bạn nên thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, đáp ứng những tiêu chí dưới đây: