Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 2, 2022
Mục Lục Bài Viết
EBV là virus lây truyền từ người sang người thông qua nước bọt. Do đó nó còn được gọi là bệnh của nụ hôn. EBV cũng có thể lây nhiễm thông qua chất bài tiết của đường sinh dục. Đối với trẻ bị nhiễm virus cấp thường, bệnh sẽ không có triệu chứng hay biểu hiện gì khác biệt.
Ước tính khoảng 30 – 50% người bệnh ở độ tuổi trưởng thành có biểu hiện của bệnh bạch cầu đơn nhân, bao gồm cảm giác khó chịu, mệt mỏi, sốt, lách to, đau đầu, hạch bạch huyết bị sưng,… Virus EBV còn liên quan đến các rối loạn Lympho hoặc một số bệnh ung thư, ví dụ như u Lympho Burkitt, ung thư dạ dày, ung thư Lympho Hodgkin, ung thư mũi họng,… đối với người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch.
EBV gồm 2 loại chính là EBV loại 1 và EBV loại 2. Gen EBNA-3 là sự khác nhau giữa 2 loại này. Nó khiến khả năng kích hoạt và biến đổi của hai loại EBV có sự khác biệt. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm EBV để chẩn đoán xem người bệnh đang nhiễm virus EBV ở giai đoạn cấp tính hay đã từng bị hoặc tái phát.
Dưới đây là một số bệnh do virus EBV gây ra:
Virus EBV là nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân (Mononucleosis). Trẻ em thường không có triệu chứng sau khi bị nhiễm virus. Ở người trưởng thành và thiếu niên, ước tính có khoảng 30 – 50% trường hợp mắc bệnh bạch cầu đơn nhân. Triệu chứng sẽ xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 4 – 6 tuần, ví dụ như viêm họng, sốt, khó chịu, mệt mỏi, yếu đau cơ, phát ban, gan sưng, lách to, nổi mẩn, sưng Amidan, đau đầu, sưng hạch ở cổ và nách,…
Đa phần bệnh nhân sẽ khỏe sau 2 – 4 tuần. Tuy nhiên, sau khoảng vài tuần nữa một số người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi. Đôi khi, triệu chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có thể kéo dài đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn. Bệnh nhân nên đi khám ngay lập tức nếu gặp những biểu hiện sau:
Virus EBV có thể liên quan đến một số dạng đặc biệt của bệnh ung thư ở trường hợp suy giảm miễn dịch, ví dụ như u Lympho hệ thần kinh, ung thư dạ dày, ung thư biểu mô vòm họng, u Lympho Hodgkin, u Lympho Burkitt và những tình trạng liên quan đến virus HIV.
Bên cạnh đó, nhiễm EBV cũng có liên quan đến nguy cơ cao mắc phải một số bệnh lý tự miễn, điển hình là Dermatomyositis, viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, đa xơ cứng,… Hội chứng Guillain – Barre, tiêu chảy và nhiễm trùng tai ở trẻ em cũng liên quan đến tình trạng nhiễm virus EBV. Ước tính có khoảng 200.000 ca bệnh ung thư mỗi năm liên quan đến EBV.
Để xác định xem có tồn tại virus EBV trong máu hay không, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm EBV, cụ thể bao gồm:
Do đó, khi nhiễm EBV, EBNA-1 IgG được xem là một trong những chỉ dẫn. Ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc nhiễm EBV mãn tính EBNA-1 IgG thường cho ra kết quả âm tính hay có mức độ thấp.
Xét nghiệm EBV được chỉ định trong những trường hợp dưới đây:
Thực hiện xét nghiệm EBV nhằm mục đích xác định sự có mặt của kháng thể kháng kháng nguyên virus EBV. Kết quả sẽ là âm tính nếu không tìm thấy kháng thể hoặc có nhưng ở mức thấp chưa thể phát hiện được. Ngược lại có kháng thể là dương tính. Thông qua hình thức xét nghiệm này, hiệu giá kháng thể trong cơ thể bệnh nhân cũng có thể được xác định.
Thông qua xét nghiệm EBV, một số kháng thể Immunoglobulin cũng có khả năng được phát hiện. Việc xác định kháng thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng xảy ra vào lúc nào. Có thể tìm thấy kháng thể IgM khi nhiễm EBV ở giai đoạn cấp tính. Bạch cầu đơn nhân cũng hoạt động ở giai đoạn này. Sau khi nhiễm virus từ 3 – 4 tuần có thể tìm thấy kháng thể IgG. Chúng ta sẽ thu được kết quả sau khi thực hiện xét nghiệm khoảng 3 ngày.
Hiệu giá sẽ nhỏ hơn và ở khoảng từ 1 – 10 (1:10) đối với người bình thường. Nếu hiệu giá tiêu chuẩn dưới 1:10 nghĩa là bạn chưa từng tiếp xúc với virus EBV và có kháng thể EBV VCA IgM âm tính. Kháng thể IgG sẽ được tìm thấy nếu bạn đã từng tiếp xúc với EBV trong quá khứ.
Trong trường hợp hiệu giá lớn hơn 1 đến 10 nhưng nhỏ hơn 1:320 có nghĩa là bạn đã từng nhiễm EBV. Nếu hiệu giá ở mức 1:320 hay cao hơn, nghĩa là bạn đang bị bệnh bạch cầu đơn nhân hoặc đang nhiễm EBV hoạt động. Lúc này, kháng thể EBV VCA IgM thường cho ra kết quả dương tính.
Xét nghiệm kháng thể chống EBV có thể cho ra kết quả âm tính giả trong vài tuần đầu khi bị nhiễm EBV. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm lần đầu tiên âm tính nhưng bệnh nhân vẫn xuất hiện triệu chứng thì có thể lặp lại xét nghiệm sau đó khoảng 1 – 2 tuần.