Xét Nghiệm Giang Mai Là Gì? Thực Hiện Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Xét Nghiệm Giang Mai Là Gì? Thực Hiện Như Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 5 29, 2022

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, có thể lây nhiễm qua đường tình dục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Xét nghiệm giang mai được xem là phương pháp tối ưu giúp bác sĩ phát hiện ra bệnh. Từ đó kịp thời đề xuất phác đồ chữa trị phù hợp. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn về hình thức xét nghiệm này nhé!

Xét nghiệm giang mai

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra, lây qua đường hậu môn, miệng, âm đạo khi quan hệ tình dục với người đã nhiễm phải loại vi khuẩn này. Hình thái lâm sàng của bệnh rất đa dạng và tiến triển qua nhiều giai đoạn. Giang mai có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí đến vài năm. Vì vậy các xét nghiệm cần được thực hiện để xác định bệnh càng sớm càng tốt. Trong đó, xét nghiệm giang mai chính là phương pháp quan trọng nhất. Những giai đoạn chủ yếu của bệnh giang mai gồm có:

  • Giai đoạn 1: Triệu chứng sẽ xuất hiện khoảng 6 – 8 tuần rồi tự động biến mất. Điển hình là loét cơ quan sinh dục như âm đạo, môi bé ở nữ giới và bao quy đầu với phái mạnh. Vết loét bầu hoặc tròn, màu đỏ, không ngứa. Nếu tiến hành xét nghiệm giang mai ở giai đoạn này thì quá trình điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
  • Giai đoạn 2: Lúc này bệnh giang mai đã xuất hiện được 6 – 9 tháng, biểu hiện lâm sàng rất rõ rệt như lở loét da và niêm mạc, nổi vết sần, ban hồng như phỏng nước,… 
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn này rất nguy hiểm vì vi khuẩn đã xâm nhập vào các cơ quan bên trong và tiếp tục sinh trưởng, phát triển ở đó, ví dụ như não, cơ, gan, tim,…

Nếu không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng trong các giai đoạn tiến triển thì được gọi là bệnh giang mai kín. Lúc này chỉ có thể phát hiện ra bệnh thông qua việc xét nghiệm giang mai huyết thanh. Vi khuẩn Treponema Pallidum vốn có thời gian ủ bệnh lâu, do đó nếu tiến hành xét nghiệm giang mai sớm và kịp thời chữa trị thì khả năng hồi phục sẽ cao hơn, không gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

xet-nghiem-giang-mai-2
Bệnh giang mai sẽ tiến triển qua nhiều giai đoạn

Xét nghiệm giang mai như thế nào?

Dưới đây là những phương pháp xét nghiệm giang mai phổ biến đang được áp dụng tại các cơ sở y tế:

 Xét nghiệm bằng soi kính hiển vi trường tối

Bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn đầu thường được chỉ định thực hiện hình thức xét nghiệm này. Lý do là vì xoắn khuẩn chưa xâm nhập sâu vào máu nên có thể soi thấy được dưới kính hiển vi trường tối. Bác sĩ sẽ soi mẫu dịch âm đạo hay niệu đạo, vết loét của bệnh nhân dưới kính hiển vi trường tối nhằm mục đích tìm ra vi khuẩn.

 Xét nghiệm bằng phản ứng sàng lọc RPR

Phương pháp này thường được áp dụng cho bệnh nhân đang ở giai đoạn 2. Cơ chế thực hiện là tìm những kháng thể trong cơ thể người bệnh chống lại sự nhiễm trùng. Nhờ đó góp phần giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh giang mai.

 Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu giang mai

Dịch não tủy và mẫu máu của người bệnh sẽ được lấy để bác sĩ kiểm tra xem kháng thể chống vi khuẩn Treponema Pallidum có xuất hiện hay không. Hiện nay, xét nghiệm này có 2 dạng phổ biến là định tính/định lượng và Syphilis tự động nhằm mục đích tìm kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh giang mai.

Có thể bạn quan tâm:

 

xet-nghiem-giang-mai-3
Xét nghiệm Syphilis tự động có thể tìm kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn gây bệnh giang mai

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không?

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần xác định đầy đủ các dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của vi khuẩn Treponema Pallidum trong cơ thể người bệnh thông qua kỹ thuật xét nghiệm giang mai. 

Xét nghiệm máu có khả năng kiểm tra sự hiện diện của kháng thể chống nhiễm trùng. Xét nghiệm dịch và mô được lấy từ vết thương giang mai trên cơ thể bệnh nhân giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn Treponema Pallidum. Kháng thể giang mai tồn tại trong môi trường máu người bệnh. Do đó bác sĩ có thể phát hiện ra bệnh thông qua hình thức xét nghiệm máu. Thậm chí có khả năng chẩn đoán được bệnh từ sớm khi vừa tiếp xúc với nguồn lây từ 1 – 2 tuần. 

Xét nghiệm máu còn cho biết trước đây bệnh nhân đã bị nhiễm vi khuẩn Treponema Pallidum hay chưa. Trường hợp nhận kết quả âm tính, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm thêm một lần nữa. 

Xét nghiệm giang mai bao gồm rất nhiều loại, có thể tìm ra xoắn khuẩn gây bệnh một cách trực tiếp. Bên cạnh đó, các phương pháp phản ứng huyết thanh cũng có khả năng phát hiện ra bệnh một cách chính xác. Tùy vào giai đoạn và thể bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện loại xét nghiệm giang mai phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các bệnh xã hội từ sớm. 

xet-nghiem-giang-mai-1
Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai không?

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu có kết quả?

Nếu chưa có biểu hiện thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm RPR trước tiên. Trường hợp kết quả RPR âm tính thì không cần tiến hành xét nghiệm thêm nữa. Ngược lại, khi RPR dương tính, bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm TPHA kết hợp. Thông qua hai kết quả này, bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ khả năng mắc giang mai của người bệnh cao hay không. 

Thông thường khoảng 1 tháng là có thể làm xét nghiệm giang mai nếu nhiễm bệnh. Thế nhưng giang mai sẽ ủ bệnh khoảng 3 – 90 ngày. Tức là có thể phải mất 3 tháng mới xuất hiện triệu chứng. Lúc này quá trình xét nghiệm giang mai trở nên đơn giản hơn vì bác sĩ sẽ dựa vào dấu hiệu của bệnh.

Tóm lại, xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả sẽ phụ thuộc vào diễn biến và giai đoạn bệnh. Người bệnh có triệu chứng sẽ nhận được kết quả nhanh hơn. Bệnh nhân chưa có dấu hiệu sẽ cần thêm thời gian để bác sĩ tiến hành một số loại xét nghiệm kết hợp khác để chẩn đoán một cách chính xác. 

xet-nghiem-giang-mai-4
Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả sẽ phụ thuộc vào diễn biến và giai đoạn bệnh

Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mức giá xét nghiệm giang mai tại các cơ sở y tế dao động từ 320.000 – 1.000.000 đồng. Lý do có sự chênh lệch này là vì chi phí xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Tình trạng bệnh: Tùy vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện những phương pháp xét nghiệm khác nhau. Do đó chi phí cũng có sự chênh lệch.
  • Cơ sở y tế: Trình độ của bác sĩ, trang thiết bị, máy móc cũng ảnh hưởng đến mức giá xét nghiệm. Thông thường, chi phí xét nghiệm giang mai ở bệnh viện công lập sẽ thấp hơn cơ sở y tế tư nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ nhận được kết quả sớm hơn nếu thực hiện xét nghiệm ở phòng khám tư. 

Tóm lại, xét nghiệm giang mai có vai trò rất quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả. Nếu có triệu chứng hoặc nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh giang mai, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và thực hiện xét nghiệm từ sớm nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ