Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 14, 2023
Mục Lục Bài Viết
Tế bào hồng cầu giữ vai trò vận chuyển CO2 và O2 đi khắp cơ thể. Nó còn được gọi là khí máu. Vì thế, xét nghiệm khí máu động mạch là để theo dõi những chỉ số có liên quan đến O2 và CO2 trong máu. Sự cân bằng của nồng độ O2 và CO2 cũng như pH máu sẽ phản ánh tình trạng bệnh thận, phổi, tim mạch,…
Xét nghiệm khí máu động mạch (ABG) hỗ trợ đo nồng độ O2 và CO2 có trong máu động mạch. Qua đó, bác sẽ có thể xem xét, đánh giá chức năng đưa O2 vào máu và thải CO2 ra máu ở phổi. Mẫu máu dùng để làm xét nghiệm phải được lấy từ động mạch. Hình thức xét nghiệm này sẽ cho biết:
Thông qua những chỉ số này, bác sĩ sẽ đánh giá được sự cân bằng của axit và base, tình trạng thông khí cùng hiện tượng oxy hóa ở bệnh nhân. Qua đó có thể đề ra cách thức chữa trị phù hợp.
Những trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm khí máu động mạch:
Những trường hợp phình động mạch, động mạch ghép bị hỏng, nhiễm trùng tại chỗ, rối loạn đông máu chưa điều chỉnh hoặc chưa kiểm soát được hiện tượng tăng huyết áp kịch phát,… sẽ không thực hiện phương pháp xét nghiệm kể trên.
Cần khoảng 2 ml mẫu máu ở động mạch để tiến hành làm xét nghiệm. Mẫu thường được lấy ở cánh tay, cổ tay hoặc bẹn. Bệnh nhân sẽ được bôi cồn khử trùng lên da trước khi chích kim tiêm vào mạch máu. Trong vòng 10 phút sau khi lấy, mẫu máu sẽ được máy xét nghiệm chuyên dụng phân tích.
Quy trình làm xét nghiệm khí máu động mạch khá đơn giản. Thế nhưng bệnh nhân có thể gặp phải một vài phản ứng phụ như tụ máu, đau ở vị trí lấy mẫu. Bạn không nên nâng, mang vật nặng sau khi xét nghiệm khoảng 24 giờ, tránh làm vị trí lấy mẫu máu bị ảnh hưởng. Sau khi làm xét nghiệm, nếu gặp dấu hiệu bất thường thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn:
Ngoài ra, bạn cũng cần biết một vài tác dụng phụ có thể xuất hiện liên quan đến hình thức xét nghiệm khí máu động mạch, cụ thể bao gồm:
Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu tại động mạch của người bệnh để làm mẫu xét nghiệm. Những vị trí thường được lấy mẫu là động mạch cánh tay, động mạch quay ở cổ tay và động mạch bẹn. Trong đó, lấy mẫu ở động mạch bẹn là dễ nhất. Khó nhất là lấy mẫu ở động mạch quay. Vì đường kính động mạch quay khá nhỏ. Đường kính động mạch bẹn to. Thế nhưng, lấy mẫu máu tại động mạch quay được đánh giá là an toàn nhất.
Trên lâm sàng, động mạch quay là vị trí thường được dùng nhất. Nếu thất bại, bác sĩ mới chỉ định thực hiện lấy mẫu ở vị trí khác. Lý do là vì khi đưa kim vào trong lồng động mạch để lấy máu sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng tắc mạch, hình thánh huyết khối. Đây chính là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có hai động mạch cấp máu ở bàn tay, đó là động mạch trụ và động mạch quay. Nếu hình thành huyết khối và làm tắc hoàn toàn động mạch quay thì động mạch trụ vẫn có khả năng cấp máu. Điều này giúp bàn tay không bị hoại tử.
Trước khi lấy máu, việc đánh giá chức năng động mạch trụ có vai trò rất quan trọng. Nó sẽ đảm bảo hoạt động của động mạch trụ ở trạng thái ổn định, có thể cung cấp đủ máu cho bàn tay nếu xảy ra tình trạng huyết khối động mạch quay.
Nghiệm pháp Allen là biện pháp thường được áp dụng, cách thực hiện như sau:
Mặc dù không gây ra biến chứng gì nhưng bạn vẫn cần cẩn thận ở chỗ lấy máu tại chân và tay. Trong vòng 24 giờ sau khi lấy máu ở động mạch, bạn không nên nâng hay mang vật nặng. Bạn sẽ nhận được kết quả sớm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện để được giải đáp và tư vấn.
Chỉ số khí máu bình thường sẽ thuộc những khoảng giá trị dưới đây:
Phương pháp đọc khí máu động mạch cơ bản có thể được thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Tiến hành so sánh pH với khoảng giá trị bình thường. Nếu pH > 1,45 nghĩa là bệnh nhân có kiềm máu. Trường hợp pH < 7,35 chứng tỏ người có toan máu. Thế nhưng, trong một vài trường hợp, bệnh có thể chuyển hóa kết hợp (nhiễm kiềm và toan đồng thời). Lúc này, nồng độ pH của người bệnh có thể trong phạm vi bình thường.
Bước 2: Xác định những rối loạn tiên phát khiến pH thay đổi:
Xác định các thay đổi của HCO3- và PaCO2:
Quá trình tìm rối loạn tiên phát được thực hiện như sau:
Khi người bệnh có tình trạng toan máu (pH < 7,35) và những yếu tố:
Khi người bệnh có tình trạng kiềm máu (pH > 7,45) và những yếu tố:
Bước 3: Đánh giá đáp ứng bù trừ
Thận sẽ cố gắng điều chỉnh HCO3- về mức pH bình thường nếu rối loạn tiên phát là do hô hấp. Phổi sẽ điều chỉnh CO2 về mức pH bình thường nếu rối loạn tiên phát do chuyển hóa. Tùy vào bù chuyển hóa hay hô hấp, tốc độ bù trừ sẽ có sự khác nhau. Bù hô hấp sẽ diễn ra ngay lập tức nếu rối loạn chuyển hóa. Thông qua các chỉ số PaCO2 và HCO3, triệu chứng lâm sàng, đánh giá, so sánh, bác sĩ sẽ xác định mức bù trừ liệu có phù hợp hay không. Từ đó đưa ra chỉ định chữa trị phù hợp.
Đánh giá thông khí dựa vào PaCO2:
PaO2 là áp suất phần của O2 có trong máu, sử dụng để đánh giá hiện tượng suy hô hấp:
PaO2 | Độ suy hô hấp |
79 – 60 | Nhẹ |
59 – 40 | Trung bình |
< 40 | Nặng |
PaO2 cũng hỗ trợ đánh giá hiệu quả của liệu pháp oxy:
FiO2 chỉ % oxy trong thể tích được đo. Trong tự nhiên, oxy chiếm khoảng 20,9% tương đương với FiO2 là 0,0209. FiO2 sẽ cao hơn so với bình thường nếu bệnh nhân được thở máy (có hàm lượng oxy cao).
PaO2 (mmHg) | Ý nghĩa và cách xử lý |
< 60 | Giảm O2 máu chưa được điều chỉnh nếu đã gia tăng FiO2. |
60 < PaO2 < 100 | Giảm O2 máu đã điều chỉnh nhưng sẽ giảm nếu giảm FiO2. |
100 < PaO2 < PaO2 dự đoán | Giảm oxy máu đã điều chỉnh dư. |
PaO2 > PaO2 dự đoán | Sẽ giảm O2 máu trong trường hợp ngưng cung cấp O2 nhưng có thể giảm FiO2 được. |
Giảm oxy máu đã điều chỉnh quá dư. Nếu cung cấp O2 có thể không giảm O2 máu. Phải giảm từ từ FiO2. |
Tỷ số PaO2/FiO2 được sử dụng để theo dõi hiện tượng shunt và tình trạng suy hô hấp cấp:
< 10 | Shunt bình thường. |
10 – 19 | Shunt bất thường, chưa có ý nghĩa lâm sàng. |
20 – 29 | Shunt đáng kể, nguy hiểm nếu thần kinh, tim mạch bất thường. |
> 30 | Nguy hiểm, chữa trị hô hấp tim mạch tích cực. |
> 60 | Giới hạn cuối. |
Dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý trong quá trình làm xét nghiệm khí máu động mạch: