Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 14, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trong việc khám thai, siêu âm đầu dò là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò quan trọng. Hình thức thăm khám này có nhiều điểm khác so với phương pháp siêu âm qua thành bụng. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ siêu âm vào đường âm đạo. Sau đó tiến hành quan sát, đánh giá và chẩn đoán.
Siêu âm đầu dò có khả năng chẩn đoán cao. Nhất là ở những tuần đầu thai kỳ, lúc này thai vẫn còn nhỏ làm quá trình siêu âm qua thành bụng bị hạn chế. Thông qua việc siêu âm đầu dò âm đạo, bác sĩ dễ dàng quan sát được kích thước, vị trí của khối thai,… Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ bác sĩ nhận biết tim thai sớm và chính xác. Bác sĩ còn tìm thấy những bất thường (nếu có) tại buồng trứng, tử cung, xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu đáng ngại trong thai kỳ.
Chúng ta vừa tìm hiểu một số thông tin về hình thức siêu âm đầu dò. Vậy ý nghĩa của việc xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm đầu dò không thấy là gì?
Nếu xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm đầu dò không thấy thì mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Có thể vì chị em quá nôn nóng nên đã siêu âm trước khi thai làm tổ, túi thai chưa tiến vào tử cung. Lúc này, bác sĩ sẽ hẹn bạn tái khám lại sau để chờ trứng và tinh trùng đã thụ tinh tiến về đúng vị trí.
Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm máu. Điều này sẽ giúp bác sĩ tìm ra vị trí thai đang phát triển. Bên cạnh đó, cần làm thêm những xét nghiệm khác để kiểm tra mức độ Hormone thai kỳ đồng thời theo dõi xem chúng thay đổi ra sao. So với hình thức thử nước tiểu, xét nghiệm máu mang đến kết quả chính xác hơn.
Nếu siêu âm chưa thấy thai thì có thể là vẫn còn sớm. Khoảng 2 tuần sau đó bạn hãy quay lại tái khám. Hoặc khi có dấu hiệu ra máu, đau bụng thì phải đến gặp bác sĩ thăm khám ngay.
Bạn đọc chắc hẳn đã biết ý nghĩa của việc xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm đầu dò không thấy. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng siêu âm đầu dò không thấy thai nhé.
Mẹ tiến hành siêu âm quá sớm nên chưa thể quan sát phôi thai
Đây là một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến trường hợp siêu âm đầu dò không thấy thai. Kết quả thử que hai vạch cho thấy người mẹ đã mang thai. Thế nhưng nếu siêu âm quá sớm khi thai còn nhỏ hay vẫn trên đường đến tử cung làm tổ thì sẽ chưa thể phát hiện ra.
Các chuyên gia cho biết, vào khoảng tuần 5 của thai kỳ hoặc lúc nồng độ Beta-hCG ở mức 1100 thì sẽ thấy được phôi thai qua hình ảnh siêu âm. Vì thế nếu mẹ nóng lòng siêu âm trước thời điểm này thì có thể sẽ chưa nhìn thấy hình ảnh thai trong tử cung. Mẹ bầu hãy làm lại siêu âm sau 1 – 2 tuần nữa để nhận được kết quả chính xác.
Sảy thai
Nếu chẳng may mẹ bị sảy thai sớm thì khi siêu âm cũng không thấy hình ảnh phôi thai. Đây là tình trạng phôi thai bị đẩy ra ngoài vì một lý gì nào đó sau khi làm tổ. Khi bị sảy thai, chị em sẽ gặp những dấu hiệu bất thường như co cứng, đau bụng, chảy máu âm đạo,…
Que thử thai bị sai lệch
Tình trạng này có nghĩa là que báo 2 vạch nhưng bạn vẫn chưa mang thai. Lý do có thể là do dùng que kém chất lượng, bị hỏng hay sử dụng sai cách. Để khẳng định chính xác, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm Beta-hCG.
Thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung còn được gọi là chửa ngoài dạ con. Đây là tình trạng trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung làm tổ mà lại tiến hành làm tổ tại buồng trứng, ống dẫn trứng hay ổ bụng. Nếu không được phát hiện và kịp thời xử lý thì thai ngoài tử cung có thể sẽ bị vỡ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người mẹ. Những triệu chứng khi chửa ngoài dạ con là chảy máu bất thường, đau bụng âm ỉ,…
Mẹ có thể sẽ thấy hụt hẫng khi siêu âm đầu dò không thấy thai. Thế nhưng bạn đừng nên quá hoang mang, lo lắng. Vì lúc này rất có thể phôi thai vẫn chưa kịp làm tổ trong tử cung. Chị em cần đợi thêm khoảng vài tuần để phôi thai làm tổ đúng vị trí rồi mới nên tiến hành siêu âm lại. Nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai, bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác, đưa ra cách chữa trị hợp lý, đảm bảo an toàn.