Tại sao cần xét nghiệm máu khi mang thai? Xét nghiệm máu cơ bản khi mang thai gồm những loại nào? Là những vấn đề được các mẹ bầu quan tâm khi được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu trong quá trình mang thai. Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm máu thai 12 tuần tuổi, tức là trong 3 tháng đầu của thai kỳ để:
Theo dõi, đánh giá sức khỏe của mẹ và tình hình phát triển của thai nhi.
Tầm soát, dự đoán và phát hiện những dấu hiệu hay dị tật bất thường ở thai nhi.
Phát hiện sớm những bệnh lý có thể lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi như viêm gan B, giang mai, thiếu sắt, hay HIV.
Giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về tuổi thai và có những hướng xử lý tốt nhất cho cả mẹ và con.
Xét nghiệm máu khi có thai – Những điều cần biết
1. Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần bao nhiêu?
Việc xét nghiệm máu khi mang thai cần phải thực hiện theo từng giai đoạn phát triển của thai kỳ. Thông thường, bác sĩ khuyến khích các mẹ bầu nên xét nghiệm vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.
2. Xét nghiệm máu khi mang thai bao nhiêu tiền?
Thực tế thì rất khó để đưa ra một mức giá chuẩn xác khi xét nghiệm máu trong quá trình mang thai. Bởi vì chi phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở xét nghiệm, số lượng xét nghiệm cần tiến hành hay kỹ thuật, phương pháp xét nghiệm.
Nhưng theo khảo sát thì chi phí xét nghiệm máu cho mẹ bầu sẽ dao động trong khoảng 100.000 – 1.000.000 VNĐ cho tổng các loại xét nghiệm cần thực hiện.
3. Đọc kết quả xét nghiệm máu khi mang thai
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ cần tiến hành và đọc các kết quả xét nghiệm máu có thai dưới đây:
Xét nghiệm huyết đồ
Xét nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể người mẹ, từ đó đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của mẹ bầu để bổ sung thêm sắt khi mang thai.
Đặc biệt, xét nghiệm huyết đồ còn giúp phát hiện bệnh lý tế bào hình liềm, bệnh thalassemia.
Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá yếu tố Rh ở người mẹ. Để xem yếu tố này ở người mẹ có chứa những kháng thể phá hủy tế bào hồng cầu ở thai nhi hay không? Để tìm biện pháp khắc phục hiệu quả.
Xét nghiệm Beta HCG
Xét nghiệm để chẩn đoán tuổi thai hay tình trạng phát triển của thai nhi như tình trạng đa thai, mang thai ngoài tử cung, thai lưu…
Ý nghĩa đầu tiên của việc xét nghiệm máu chính là xác định nhóm máu của người mẹ. Để biết mẹ bầu thuộc nhóm máu nào, từ đó chuẩn bị để truyền máu cho những trường hợp khẩn cấp khi sinh.
Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm
Xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm những bệnh lý có khả năng truyền nhiễm từ mẹ sang con như viêm gan B, giang mai, HIV, Rubella… Để từ đó tìm biện pháp hay cách khắc phục hiệu quả nhất, tốt cho cả mẹ và con.
Một trong những xét nghiệm quan trọng được thực hiện khi mang thai đó là xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm double test và triple test.
Double test được dùng để phát hiện những bệnh lý hay dị tật về thần kinh ở thai nhi như hội chứng Adward và bệnh Down. Tìm hiểu thêm xét nghiệm máu phát hiện hội chứng Down.
Triple test được dùng khi bác sĩ muốn chắc chắn hơn về những bệnh lý đã phát hiện sau khi tiến hành double test và kiểm tra những nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ có thể xét nghiệm máu để biết trai hay gái nhằm chuẩn bị thật tốt cho bé khi chào đời.
Một số lưu ý khi xét nghiệm máu khi mang thai
Để quá trình xét nghiệm máu diễn ra thuận lợi, các mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
Xét nghiệm máu khi mang thai có cần nhịn ăn không? – Câu trả lời là có! Mẹ bầu sẽ phải nhịn ăn ít nhất từ 6 – 8 tiếng trước khi xét nghiệm để không làm ảnh hưởng đến kết quả.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng không được uống cafe, nước ngọt có gas hay sử dụng rượu, bia trước khi xét nghiệm kiểm tra trong quá trình mang thai.
Nên đi xét nghiệm vào buổi sáng và báo với bác sĩ nếu mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh lý về tim, tiểu đường…
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của loại xét nghiệm này. Hãy liên hệ đến hotline 1800 2222 để được tư vấn chi tiết hơn nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan nhé!