Xét Nghiệm Máu Nghĩa Vụ Quân Sự – Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Xét Nghiệm > Xét nghiệm máu > Xét Nghiệm Máu Nghĩa Vụ Quân Sự – Những Điều Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười Hai 19, 2020

Xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự là kỹ thuật cần thực hiện khi khám nghĩa vụ quân sự. Vậy quá trình xét nghiệm máu này được thực hiện như thế nào? Khi xét nghiệm máu cần lưu ý những gì? Khám nghĩa vụ bao gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chi tiết.

Xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự được thực hiện trong quá trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Nhằm mục đích đánh giá chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của công dân và đưa ra quyết định xem người này có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ hay không?

Thường thì quá trình xét nghiệm máu sẽ được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của người thăm khám sau đó gửi về trung tâm y tế làm xét nghiệm. Bởi khi xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ thực hiện phân tích các yếu tố liên quan cũng như đánh giá xem công dân có sử dụng ma túy hay bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm như HIV hay không?

Xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự
Xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự nhằm mục đích đánh giá tình trạng bệnh lý của công dân.

Xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự cần lưu ý những gì?

Khi đi xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự, thì để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả, các bạn cần lưu ý tuân thủ đúng theo những lưu ý sau:

  • Không được uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích hay hút thuốc lá trước khi đi xét nghiệm.
  • Không được uống café, nước ngọt có gas… khi đi khám nghĩa vụ quân sự. Vì café sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ các chất trong máu.
  • Nên nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi xét nghiệm, bởi vì nếu ăn trước khi xét nghiệm máu sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, khiến kết quả xét nghiệm bị nhầm lẫn.
  • Nếu bệnh nhân đang bị bệnh hoặc đang sử dụng các loại thuốc điều trị thì cũng phải báo với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm máu.
Xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự cần lưu ý những gì?
Không sử dụng chất kích thích, uống cafe, hút thuốc lá trước khi xét nghiệm máu.

Khám nghĩa vụ quân sự là khám những gì?

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ 2015 thì bên cạnh xét nghiệm máu, quá trình khám nghĩa vụ quân sự sẽ bao gồm:

Khám thể lực: Khám thể lực là bước đầu tiên trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Thường thì công dân sẽ phải cởi bỏ hết quần áo, dày dép, mũ nón và được đo chiều cao, cân nặng, đo 3 vòng để đánh giá tổng quan tình trạng cơ thể bên ngoài.

Khám răng – hàm – mặt: Công dân sẽ được kiểm tra tổng quan về răng hàm mặt cũng như đánh giá chi tiết các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu…

Khám mắt: Công dân được tiến hành đo thị lực để biết có bị cận thị hay không?

Khám tai mũi họng: Công dân được do sức nghe khi nói thầm, nói bình thường, kiểm tra tình trạng họng và mũi để biết xem có nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng hay không?

Khám ngoại khoa: Lúc này công dân sẽ được khám trĩ và khám các hội chứng bàn chân bẹt và giãn tĩnh mạch thừng.

Khám nội khoa: Bác sĩ tiến hành kiểm tra huyết áp, mạch, tim, phế quản bằng các loại máy chuyên dụng nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của hệ tuần hoàn.

Khám thần kinh: Công dân khám nghĩa vụ quân sự sẽ được cho kiểm tra hệ thần kinh để đảm bảo không mắc các bệnh lý thần kinh.

Khám da liễu: Ngoài ra, công dân còn được khám da liễu để chẩn đoán về các bệnh lý về da thường mắc như nấm, vảy nến, giang mai…

Khám nam khoa: Công dân có thể sẽ được khám nam khoa để biết được nguy cơ mắc các bệnh nam khoa.

Khám nghĩa vụ quân sự là khám những gì?
Công dân được khám sức khỏe tổng quát khi khám nghĩa vụ quân sự.

Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự

Những trường hợp được miễn đi nghĩa vụ quân sự bao gồm các công dân thuộc những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân tâm thần
  • Bệnh nhân mắc bệnh động kinh.
  • Người bị mù hay chột một mắt.
  • Bệnh nhân mắc bệnh Parkinson
  • Công dân bị mù, điếc và câm.
  • Công dân bị nhiễm HIV.
  • Công dân mắc các di chứng do lao xương.
  • Công dân mắc di chứng do bệnh phong.
  • Công dân mắc các bệnh lý ác tính như u ác tính hay bệnh máu ác tính.
  • Người khuyết tật hay bị thiểu năng.
Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự
Bệnh nhân nhiễm HIV sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự.

Thường thì nhiều công dân không muốn đi nghĩa vụ quân sự sẽ nghĩ ra nhiều cách để có thể “qua mặt” các bác sĩ trong quá trình khám sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế thì các chuyên gia và bác sĩ rất giỏi phát hiện các trường hợp cố tình gian dối, nên bạn hãy tuân thủ đúng quy định khám nghĩa vụ quân sự nhé!

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề xét nghiệm máu nghĩa vụ quân sự sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 của Đa khoa Phương Nam để nhận giải đáp chi tiết hơn từ chuyên gia của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Xét Nghiệm Máu Kiểm Tra Chức Năng Gan
Bài viết tiếp theo
Ung Thư Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1