Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Tuần 32 Và Những Điều Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Tuần 32 Và Những Điều Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 29, 2022

Bệnh tiểu đường thai kỳ ở tuần 32 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32, kiểm tra và đánh giá thể trạng của mẹ bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra chẩn đoán và chỉ định biện pháp chữa trị, kiểm soát bệnh phù hợp. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này bạn nhé!

Mang thai tuần thứ 32

Trước khi tìm hiểu về việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32, chúng ta hãy cùng khám phá xem cơ thể mẹ bầu và thai nhi có những biến đổi gì tại thời điểm này nhé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 32

  • Theo bảng cân nặng chuẩn của thai nhi ở tuần thứ 32, bé sẽ đạt khoảng 1,8 kg, dài hơn 43 cm. 
  • Lúc này khung xương của trẻ trở nên cứng cáp hơn.
  • Thai nhi không hoạt động nhiều.
  • 5 giác quan của trẻ đã có khả năng hoạt động.
  • Đây cũng là giai đoạn mọc móng chân, móng tay và tóc.
  • Não sở hữu hàng tỷ tế bào đã hoạt động.
  • Đồng tử co giãn để thích nghi với ánh sáng, mắt tương đối hoàn thiện.
  • Bé tăng cân và tiếp tục tích trữ mỡ.

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

  • Cân nặng của mẹ cũng tăng lên theo cân nặng của em bé.
  • Mẹ bầu thường thấy khó thở ở tuần thứ 32.
  • Thai phụ dễ bị khó tiêu, ợ nóng, trào ngược Axit dạ dày.
  • Thân nhiệt mẹ bầu cao hơn người bình thường.
  • Có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch ở chân.
  • Đi tiểu ít hơn những giai đoạn trước.
  • Bụng thường xuyên cứng và căng ra trong vài giây.
xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-tuan-32-1
Bụng mẹ bầu thường cứng và căng ra trong vài giây ở tuần 32

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32

Ở phần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quát về tình trạng tiểu đường thai kỳ và hình thức xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 bạn nhé. 

Làm sao để biết bị tiểu đường thai kỳ?

Nếu mẹ bầu ở tuần 32 gặp các dấu hiệu như khô miệng, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, thường xuyên khát nước,… thì hãy đến gặp bác sĩ thăm khám. Một số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 có thể sẽ được chỉ định. Mẹ bầu được chẩn đoán là bị tiểu đường thai kỳ ở tuần 32 nếu có tỉ lệ đường huyết như sau:

  • Đường huyết đo vào lúc đói ≥ 126 mg/dl (7 mmol/l).
  • Đường huyết đo vào thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl (11 mmol/l).

Tiểu đường ảnh hưởng đến thai kỳ tuần 32 như thế nào?

Đa phần em bé vẫn phát triển khỏe mạnh khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ở tuần 32. Tuy nhiên, nếu không biết cách ngăn ngừa bệnh vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Thai nhi bị béo phì, chỉ số cân nặng, chiều cao gia tăng đột biến gấp 2 – 3 lần so với tiêu chuẩn bình thường. 
  • Não bộ của em bé có thể bị tổn thương.
  • Trẻ khi ra đời dễ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Trường hợp nghiêm trọng sẽ phải thở Oxy vì bệnh lý tiểu đường thai kỳ tuần 32 sẽ tác động đến phổi.
  • Quá trình phát triển đồng tử sẽ chịu ảnh hưởng, lòng trắng của mắt có khả năng bị đổi màu.
  • Tác động trực tiếp đến quá trình hấp thụ Oxy. Móng và tóc chậm phát triển. Khung xương của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-tuan-32-4
Em bé có thể chịu một số ảnh hưởng nhất định nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ở tuần 32

Kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu khi bị tiểu đường thai kỳ tuần 32

Thông qua việc kiểm tra, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32, mẹ bầu sẽ biết được tình hình sức khỏe của bản thân. Thai phụ nên giữ lượng đường trong máu ổn định ở mức từ 5,7 – 6,1 mmol/l. Bên cạnh đó, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn để theo dõi những vấn đề như:

  • Đo lượng đường bên trong máu một cách chính xác.
  • Thời điểm phù hợp để tiến hành đo lượng đường trong máu. Phần lớn mẹ bầu đều được khuyên nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 trước khi ăn sáng hoặc hơn 1 tiếng sau mỗi bữa ăn. 

Lời khuyên dinh dưỡng cho chị em bị tiểu đường thai kỳ tuần 32

  • Năng lượng cung cấp mỗi ngày dao động trung bình từ 1.800 – 2.500 calo.
  • Tiến hành chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh để bản thân bị đói kéo dài hoặc quá no. 
  • Nên giảm mỡ trong khẩu phần ăn. Hãy ưu tiên dùng cá, thịt nạc,…
  • Hãy ăn ít nhất 5 phần hoa quả mỗi ngày, tăng cường trái cây và rau.
  • Tránh dùng thức ăn có đường. Mẹ bầu không cần phải áp dụng chế độ ăn hoàn toàn không chứa đường. Bạn chỉ nên hạn chế dùng đồ ngọt, thức ăn nhanh, bánh quy,… 
  • Hạn chế uống nước có đường. Nếu dùng sinh tố, nước ép, hãy chọn loại quả không chứa nhiều đường và lưu ý tránh cho thêm đường. Cẩn thận hơn, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
  • Nếu mẹ bầu đã điều chỉnh chế độ ăn uống nhưng đường huyết trong máu vẫn cao, có thể phải cần kết hợp điều trị bằng Insulin. 
xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-tuan-32-3
Mẹ bầu nên áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, tốt cho sức khỏe

Sử dụng thuốc

Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tuần 32 có lượng đường trong máu quá cao, vượt mức kiểm soát khoảng 1 – 2 tuần cần được bác sĩ cho phép trước khi dùng thuốc. Tùy vào thể trạng của mẹ bầu, bác sĩ sẽ chỉ định cho uống thuốc viên hoặc tiêm Insulin.

Những bài thể dục phù hợp với tiểu đường thai kỳ tuần 32

Mẹ bầu cần tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ thực hiện những bài tập an toàn cho bản thân và thai nhi. Bài tập nên hướng đến việc tăng nhịp tim, hỗ trợ thai phụ thở nhanh và cải thiện tình trạng bệnh lý. Thông thường, mẹ bầu nên áp dụng các bài tập có cường độ trung bình trong khoảng 2 tiếng rưỡi mỗi ngày. 

Kiểm soát thai kỳ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ tuần 32 phải theo dõi sát sao tình hình phát triển của em bé như lượng nước ối, cân nặng, chiều cao,… Thai phụ hãy đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

xet-nghiem-tieu-duong-thai-ky-tuan-32-2
Thai phụ hãy đến cơ sở y tế thăm khám, kiểm tra đường huyết thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ

Tóm lại, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32 là hình thức kiểm tra sức khỏe quan trọng. Nhờ đó giúp mẹ bầu phát hiện, kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả, ngăn chặn những nguy cơ có thể tác động đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ