Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 5, 2023
Mục Lục Bài Viết
Nội soi phế quản là một phương pháp sử dụng ống mềm nhỏ, có gắn nguồn sáng và máy thu hình để đưa vào phế quản, giúp bác sĩ nhìn thấy rõ toàn bộ đường dẫn khí từ ngoài vào phổi. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi do tính ưu việt mà nó mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật nội soi phế quản tùy thuộc vào thể trạng và đặc tính bệnh lý của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật phù hợp.
Nội soi phế quản cho phép bác sĩ quan sát toàn bộ đường dẫn khí từ thanh quản, khí quản, phế quản, các nhánh nhỏ của phế quản thông qua kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Hiện nay, tại bệnh viện, có hai loại ống nội soi phế quản được dùng là ống nội soi cứng và ống nội soi mềm. Ống nội soi mềm sử dụng nhiều hơn do khả năng linh hoạt hơn và đi vào các đường dẫn khí nhỏ.
Ống nội soi cứng thường được sử dụng trong trường hợp kiểm tra đường thở trên, kích thước lớn, hút lượng lớn máu hoặc dịch tiết có trong phế quản, loại bỏ dị vật hoặc mô tổn thương, mô bệnh, kiểm soát tình trạng chảy máu, thực hiện các can thiệp ở phế quản,…
Trong khi đó, ống nội soi mềm thường dùng để lấy mẫu mô sinh thiết, hút dịch tiết, đặt ống cung cấp oxy bên trong đường thở, bơm thuốc điều trị vào phổi,…
Việc sử dụng nội soi phế quản thông qua đường mũi hoặc đường miệng cũng phụ thuộc vào trường hợp cụ thể. Bác sĩ sẽ đưa thiết bị di chuyển xuống cổ họng của người bệnh và đi qua thanh quản, khí quản, phế quản gốc đi vào phế quản hai bên phổi, các cấp phân chia của hệ thống phế quản.
Kỹ thuật nọi soi phế quản có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi mãn tính, viêm phế quản, dị vật trong đường thở, những bất thường ở phổi, phế quản, đánh giá tiến triển bệnh.
Ngoài ra, nội soi phế quản còn được sử dụng để lấy mẫu mô của người bệnh nhằm kiểm tra tình trạng khối u và hỗ trợ cho việc xét nghiệm, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Kỹ thuật này cũng cũng góp phần loại bỏ các dị vật trong đường thở, lấy mẫu máu, dịch tiết trong phế quản người bệnh.
Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi phế quản trong những trường hợp sau:
Các trường hợp thực hiện nội soi phế quản gồm có:
Không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được nội soi phế quản. Bác sĩ sẽ chống chỉ định thực hiện phương pháp này đối với những nhóm đối tượng sau đây:
Mặc dù nội soi phế quản là một thủ thuật an toàn và rất hiếm khi xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một số nguy cơ tiềm ẩn như:
Đa số những biến chứng do thực hiện nội soi phế quản gây ra thường được giải quyết nếu có điều kiện y tế đầy đủ, sử dụng thuốc để điều trị viêm phổi, đặt ống thông nội khí quản khi người bệnh khó thở, dùng thuốc an thần, trợ tim, cầm máu,…
Quy trình nội soi phế quản gồm các bước sau:
Nội soi phế quản và nội soi phổi là hai thủ thuật khác nhau. Quy trình nội soi phổi bao gồm chèn ống nội soi thông qua cổ họng, đi qua khí quản vào phổi để xem các vùng bên trong phổi.
Dù vậy, cả hai thủ thuật đều được coi là an toàn và hiếm khi gây ra biến chứng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân về những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, nhưng đây là trường hợp hiếm.
Trong quy trình nội soi, bệnh nhân thường được hướng dẫn về các bước thực hiện, đồng ý thực hiện kiểm tra sức khỏe trước khi thủ thuật. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân không ăn uống tối thiểu 4 tiếng trước lúc nội soi cũng như không dùng thuốc làm loãng máu như Aspirin hoặc Ibuprofen.
Sau khi thực hiện nội soi, bệnh nhân có thể mệt mỏi, hoặc xuất hiện cảm giác nghẹt ở cổ do thuốc tê. Do đó, người bệnh nên đi cùng người nhà sau khi hoàn thành thủ thuật. Ngoài ra, bệnh nhân cũng dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
Khi bước vào phòng nội soi, bác sĩ thường hướng dẫn người bệnh nằm lên giường, điều chỉnh tư thế sao cho đầu cao hơn người và cổ ngửa ra sau. Lúc này, bác sĩ sử dụng thuốc tê phun vào miệng hoặc cổ họng của bệnh nhân để giúp quá trình nội soi phổi diễn ra dễ dàng hơn, giảm thiểu cảm giác khó chịu, buồn nôn cho người bệnh.
Sau khi thực hiện gây tê xong, bác sĩ bắt đầu đặt ống nội soi mềm qua miệng hoặc lỗ mũi người bệnh, từ từ đưa xuống phổi nhằm kiểm tra đường hô hấp. Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết và có nghi ngờ về tổn thương, bác sĩ thường thực hiện sinh thiết hoặc bơm một lượng dịch nhỏ vào phổi người bệnh rồi hút ra để quan sát tế bào lấy được bên trong phổi.
Sau khi hoàn thành quá trình nội soi phế quản, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh nghỉ ngơi và đợi kết quả. Vì đây là một thủ tục y tế khiến người bệnh mệt mỏi, các bác sĩ thường khuyến cáo họ không nên làm việc hay tham gia hoạt động mạnh ngay sau đó.
Sau khi nội soi phế quản, người bệnh có các triệu chứng như ho ra máu (nhiều hơn 30ml) hoặc khó thở, sốt cao hơn 24 giờ thì cần phải quay lại cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ C, không cần phải quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi, sử dụng chườm mát nhằm giảm bớt cảm giác khó chịu.
Hiện nay có nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ nội soi phế quản. Để tránh tiền mất tật mang bệnh nhân cần ưu tiên những địa chỉ y tế uy tín đầu tư hệ thống máy móc xét nghiệm, thiết bị hiện đại tân tiến.
Bên cạnh đó, cơ sở y tế cũng cần quy tụ các chuyên gia, bác sĩ được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, giúp đọc kết quả nội soi chính xác. Từ đó có phác đồ điều trị và tiết kiệm nhất cho bệnh nhân.
Chi phí nội soi phế quản tại các cơ sở y tế hiện nay thường rơi vào 1.500.000 – 3.000.00 đồng/lần. Tùy theo địa chỉ bạn chọn lựa thực hiện thủ thuật mà giá có thể chênh lệch khác nhau.
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về phương pháp nội soi phế quản:
Nói chung, bệnh nhân thường có thể cảm thấy hơi khó chịu, cổ họng bị rát, nóng và hơi đau trong quá trình nội soi phế quản. Tuy nhiên, tình trạng này thường được kiểm soát tốt bởi thuốc tê, do đó người bệnh không cần phải quá lo lắng.
Nội soi phế quản được xem là một thủ thuật có độ an toàn cao, tuy nhiên trong một số trường hợp cũng sẽ gặp phải các rủi ro nhất định. Các nguy cơ bao gồm khó thở, đau họng, khàn tiếng, rối loạn nhịp tim, xuất huyết tại vị trí sinh thiết, ngạt thở khi nuốt, nhiễm trùng, sốt, nhồi máu cơ tim đối với những người bị bệnh tim, dị ứng, nồng độ oxy trong máu thấp và tràn khí màng phổi.
Tuy nhiên, các biến chứng này khá hiếm gặp và đa phần đều có thể được xử lý, điều trị hiệu quả. Nếu người bệnh gặp những dấu hiệu vừa kể trên sau khi nội soi phế quản, cần liên hệ với bác sĩ để nhận sự hướng dẫn cụ thể về cách xử lý.
Thường thì kết quả của nội soi phế quản sẽ có trong ngày. Người bệnh thường được hướng dẫn ở lại bệnh viện chờ bác sĩ đọc kết quả hoặc hẹn tái khám vào ngày hôm sau nếu nội soi tiến hành vào buổi chiều muộn.
Đối với nội soi yêu cầu sinh thiết, thì cần phải chờ từ 2 – 4 ngày để có kết quả chính xác.
Đây là hai thủ thuật dùng để chẩn đoán những bệnh lý về đường hô hấp, tại các khoa hô hấp hoặc chẩn đoán hình ảnh.
Việc quan sát các thương tổn trên nội soi giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá trực quan những bệnh lý đường hô hấp, trong khi sinh thiết phế quản lại có giá trị khẳng định chẩn đoán ở mức độ tế bào.
Khác với nội soi, sinh thiết là thao tác lấy một mẫu mô nghi ngờ bị ác tính và mẫu bệnh phẩm này sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để kiểm tra
Vì vậy, các bác sĩ chỉ tiến hành lấy mẫu sinh thiết phế quản khi kết quả nội soi phế quản đang có dấu hiệu bị tổn thương ác tính. Thông thường, việc lấy mẫu sinh thiết phế quản sẽ được thực hiện cùng lúc với thủ thuật nội soi phế quản.
Nội soi phế quản không chỉ giúp bác sĩ quan sát tổn thương đường dẫn khí, mà còn cung cấp bệnh phẩm cho các xét nghiệm. Kết quả của những xét nghiệm này có vai trò quan trọng trong khẳng định chẩn đoán từ chuyên gia.
Nếu có nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh lao phổi, hoặc vi trùng lao không được tìm thấy trong dịch hầu họng, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ nội soi phế quản để tiến hành các xét nghiệm lao như AFP, X-PERT hoặc cấy vi khuẩn.
Mẫu bệnh phẩm này cho phép phát hiện có hay không có vi khuẩn lao trong phổi với độ chính xác gần như tuyệt đối. Tương tự, khi nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư phổi, thủ thuật nội soi phế quản kết hợp với sinh thiết là cặp xét nghiệm quan trọng để xác định chẩn đoán.