Xét Nghiệm Dịch Màng Phổi Có Những Loại Nào?

Trang chủ > Xét Nghiệm > Xét Nghiệm Dịch Màng Phổi Có Những Loại Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 11, 2022

Tràn dịch màng phổi là tình trạng lượng dịch trong khoang phổi gia tăng nhiều hơn so với định mức bình thường. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm. Để xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, xét nghiệm dịch màng phổi thường được bác sĩ chỉ định. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn về các phương pháp xét nghiệm dịch màng phổi trong bài viết dưới đây nhé!

Tràn dịch màng phổi là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về các xét nghiệm dịch màng phổi, chúng ta cần biết bệnh lý này có cơ chế như thế nào, triệu chứng ra sao và nguyên nhân gây ra là gì? 

Cơ chế gây bệnh tràn dịch màng phổi

Dịch trong màng phổi lúc bình thường ước tính có khoảng vài ml. Công dụng chính là bôi trơn màng phổi, hỗ trợ phổi di chuyển trong khoang phổi được dễ dàng, mượt mà hơn. Nếu lượng dịch vượt mức sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi. Điều này làm phổi phải chịu nhiều áp lực, khiến bệnh nhân khó thở.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân làm tràn dịch màng phổi chủ yếu là do áp lực thủy tĩnh gia tăng. Cụ thể hơn, khi gia tăng sự chênh lệch giữa áp lực trong khoang màng phổi với lòng mạch sẽ khiến tốc độ hình thành dịch ở khoang màng phổi tăng lên. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng có thể kể đến là:

  • Tăng tính thấm mao mạch do nhiễm khuẩn, viêm hoặc ung thư.
  • Áp lực hệ thống tĩnh mạch trung tâm gia tăng làm suy giảm dòng bạch mạch đổ vào hệ thống tuần hoàn tĩnh mạch.
  • Tăng áp lực khoang màng phổi hoặc xẹp phổi giai đoạn đầu.
xet-nghiem-dich-mang-phoi-1
Nguyên nhân làm tràn dịch màng phổi chủ yếu là do áp lực thủy tĩnh gia tăng

Triệu chứng nhận biết tràn dịch màng phổi

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh tràn dịch màng phổi:

  • Tức ngực, khó thở.
  • Cảm thấy khó thở khi nằm xuống.
  • Ho khan, sốt.
  • Đau ngực bên bị tràn dịch.

Bệnh nhân cũng có thể gặp một số triệu chứng khác chưa được đề cập. Do đó, khi có biểu hiện bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám và xét nghiệm dịch màng phổi từ sớm. 

Các loại xét nghiệm dịch màng phổi

Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại xét nghiệm dịch màng phổi nhé:

Mục đích của xét nghiệm dịch màng phổi

Xét nghiệm dịch màng phổi được thực hiện nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ đưa một cây kim nhỏ qua màng phổi rồi tiến hành rút mẫu nhỏ chất lỏng. Mẫu này sẽ được xác định dịch thấm hay dịch tiết, phân tích thành phần, tìm tế bào ác tính với các trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính, xét nghiệm vi sinh để khẳng định căn nguyên do vi sinh vật,… Nhìn chung, phương pháp này được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. 

xet-nghiem-dich-mang-phoi-4
Bác sĩ sẽ đưa một cây kim nhỏ qua màng phổi rồi tiến hành rút mẫu nhỏ chất lỏng

Phân loại xét nghiệm

Xét nghiệm dịch màng phổi được phân loại như sau:

Xét nghiệm tế bào dịch

Kết quả xét nghiệm dịch màng phổi sẽ được bác sĩ đánh giá và đưa ra kết luận tùy vào từng trường hợp cụ thể: 

 Dịch màu vàng chanh (thanh tơ huyết)

Trường hợp tràn dịch cấp tính:

  • Xét nghiệm tìm thấy một ít hồng cầu, nhiều tế bào biểu mô, Lymphocyte: Nguyên nhân là do bệnh lao, giang mai và tim mạch.
  • Xét nghiệm tìm thấy một ít hồng cầu, Lymphocyte và nhiều tế bào biểu mô: Nguyên nhân là do bệnh tim mạch hoặc thận.
  • Xét nghiệm thấy nhiều bạch cầu đoạn trung tính chưa bị hủy hoại: Nguyên nhân là do bệnh viêm màng phổi.
  • Xét nghiệm thấy nhiều bạch cầu đoạn ưa Axit: Nguyên nhân là do viêm màng phổi thứ phát của bệnh lao màng phổi cấp, giang mai hoặc thấp khớp cấp.

Trường hợp tràn dịch mãn tính: 

  • Xét nghiệm thấy nhiều tế bào biểu mô và Lymphocyte: Nguyên nhân là do bệnh lao màng phổi.
  • Xét nghiệm thấy nhiều hồng cầu, tế bào ung thư và biểu mô: Nguyên nhân là do ung thư phổi và màng phổi.
  • Xét nghiệm thấy nhiều tế bào biểu mô, ít hồng cầu và Lymphocyte: Nguyên nhân do bệnh tim mạch, phổi.

 Dịch màu đục (mủ)

Xét nghiệm dịch màng phổi thấy nhiều bạch cầu trung tính bị thoái hóa: Nguyên nhân gây ra là bệnh lao, viêm màng phổi do vi khuẩn.

 Dịch màu đỏ hồng (máu)

Đây là trường hợp thường thấy ở bệnh lý gây chấn thương màng phổi hoặc phổi, xuất huyết, ung thư phổi hay màng phổi.

Dịch màu trắng đúc (dưỡng chấp)

Xét nghiệm tìm thấy các mảnh tế bào và nhiều hạt mỡ: Nguyên nhân là do bị vỡ ống ngực.

xet-nghiem-dich-mang-phoi-2
Xét nghiệm dịch màng phổi được phân thành nhiều loại khác nhau

Xét nghiệm tìm tế bào ác tính

Tràn dịch màng phổi ác tính do những loại ung thư khác ngoài cơ quan hô hấp di căn hay ung thư màng phổi nguyên phát (u trung biểu mô màng phổi ác tính).

Xét nghiệm tế bào bạch cầu gợi ý chẩn đoán nhiễm khuẩn

Các trường hợp có nguyên nhân do vi khuẩn thường xuất hiện nhiều tế bào dịch màng phổi. Tế bào bạch cầu dịch màng phổi tăng Lympho trên 70 – 90% thường gặp ở bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi xuất phát từ bệnh lao. 

Trường hợp tế bào bạch cầu đa nhân trung tính trong thoái hóa hoặc xét nghiệm dịch màng phổi tăng cao thường xuất phát từ bệnh tràn dịch màng phổi bởi vi khuẩn. Nếu dịch màng phổi tế bào bạch cầu ái toan gia tăng không đặc hiệu cho tác nhân nào thì sẽ tìm thấy loại bạch cầu này thường tăng trong bệnh tràn dịch màng phổi và màng phổi máu có nguyên nhân xuất phát từ ký sinh trùng. 

Tóm lại, xét nghiệm dịch màng phổi có vai trò rất quan trọng, giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ do bệnh phổi thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
[Hot] Cách Giảm Cân Cho Người Lười Hiệu Quả Nhất
Bài viết tiếp theo
Xét Nghiệm Sán Lá Gan - Những Điều Quan Trọng Cần Biết

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1