Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 14, 2022
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm miễn dịch là loại xét nghiệm được thực hiện khi bác sĩ cần tìm ra tác nhân gây bệnh thông qua cơ chế miễn dịch của cơ thể. Từ đó đánh giá, chẩn đoán tình trạng bệnh lý một cách nhanh chóng.
Loại xét nghiệm này đưa ra kết quả dựa trên việc tìm ra kháng nguyên chóng lại vi khuẩn, virus, hormone,… trong cơ thể. Bởi vì khi cơ thể bị các tác nhân bên ngoài tấn công, nó sẽ tự động tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể. Nên nếu tìm thấy kháng nguyên của những loại vi khuẩn, virus hay nồng độ hormone thay đổi,… thì có nghĩa người bệnh đang nhiễm bệnh.
Hiện nay có khá nhiều loại xét nghiệm miễn dịch, mỗi loại sẽ có mục đích và chức năng khác nhau. Tuy nhiên, có 7 loại xét nghiệm hệ miễn dịch được thực hiện nhiều nhất. Chi tiết về 7 loại xét nghiệm này sẽ có ở phần tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trong y học, xét nghiệm miễn dịch được thực hiện vô cùng phổ biến. Và về cơ bản, nó thường được tiến hành trong các trường hợp sau:
Xét nghiệm hệ miễm dịch được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa, cụ thể là ung thư. Vì nó có thể phát hiện sắc tố hemoglobin ở trong máu hoặc máu ở trong phân.
Thông thường, khi máu xuất hiện ở phân thì người bệnh có thể đang bị polyp trực tràng, bệnh trĩ hoặc ung thư ruột.
Vì vậy, bác sĩ luôn khuyến khích các bệnh nhân thuộc nhóm đối tượng dưới đây nên xét nghiệm miễn dịch tầm soát ung thư tiêu hóa càng sớm càng tốt:
Loại xét nghiệm miễn dịch tiếp theo thường được tiến hành để kiểm tra tình trạng dị ứng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ, con đường dị ứng,… để áp dụng kỹ thuật xét nghiệm dị ứng phù hợp (xét nghiệm da, xét nghiệm máu,…)
Thông thường, tình trạng dị ứng là phản ứng thái quá của cơ thể trước một tác nhân nào đó từ môi trường như phấn hoa, khói bụi, lông động vật, hải sản, thực phẩm,…
Khi mang thai, nồng độ HCG trong máu và nước tiểu của thai phụ sẽ tăng lên, vì vậy, việc xét nghiệm máu và nước tiểu trong giai đoạn này sẽ giúp phát hiện chuẩn xác khả năng mang thai của người bệnh.
Và thử thai cũng được xem là một loại xét nghiệm miễn dịch, bởi nó sẽ tận dụng kháng thể ở phần đầu của que thử thai để đánh giá phản ứng của hormone beta-HCG. Nếu que thử thai chỉ hiện 1 vạch nghĩa là trong máu hoặc nước tiểu chưa có hormone beta-HCG, còn nếu que thử thai 2 vạch thì có nghĩa trong cơ thể bạn đã có hormone beta-HCG.
Để nhận diện các loại virus gây bệnh như viêm gan C, HIV hay HPV, Streptococcus thì bác sĩ cũng sẽ cho bệnh nhân tiến hành xét nghiệm hệ miễn dịch. Việc tiến hành xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về bệnh lý người bệnh đang mắc và đưa ra hướng điều trị phù hợp, hiệu quả hơn.
Một số trường hợp, phụ nữ có thai cũng sẽ được chỉ định thực hiện loại xét nghiệm này để kiểm tra sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi mang thai.
Khi bị bệnh huyết khối và nhồi máu cơ tim, nồng độ Protein đặc hiệu tồn tại bên trong cơ thể sẽ tăng lên, nên khi xét nghiệm miễn dịch sẽ dễ dàng phát hiện hơn.
Tiến hành xét nghiệm, kiểm tra nồng độ đường, máu, tế bào viêm hay protein trong nước tiểu sẽ giúp chẩn đoán các tổn thương ở vùng thận, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh tiểu đường hiệu quả. Vì vậy, khi cần kiểm tra các bệnh lý về hệ bài tiết, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu.
Để đảm bảo quá trình xét nghiệm hệ miễn dịch diễn ra thuận lợi, cho kết quả chuẩn xác, thì khi được chỉ định thực hiện loại xét nghiệm này, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: