Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 1, 2022
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc thai 12 tuần làm xét nghiệm gì, chúng ta hãy cùng khám phá xem trẻ phát triển ra sao ở giai đoạn này nhé. Thai nhi đã có sự phát triển nhanh về cân nặng và kích thước ở tuần thứ 12. Ước tính em bé nặng hơn 28 gam và dài từ 3 – 5 cm. Những bộ phận quan trọng của cơ thể như tim, gan, thận, đầu đã hoàn thiện. Đặc biệt, ống thần kinh cột sống cũng bắt đầu căng ra từ tủy, xương sống đã hình thành rõ rệt.
Thai nhi 12 tuần cũng có những phản xạ đầu tiên như nuốt, buông tay, nằm, đá chân,… Bác sĩ và mẹ có thể quan sát được thông qua kết quả siêu âm. Tại thời điểm này, ruột của thai nhi cũng đã phát triển nhanh, vào dây rốn và di chuyển đến khoang ổ bụng.
Ở tuần thứ 12, thận bắt đầu thực hiện nhiệm vụ bài tiết nước tiểu. Song song đó, những tế bào thần kinh khác cũng gia tăng vượt trội. Trong não của trẻ, khớp nối thần kinh đang hình thành mạnh mẽ. Khuôn mặt của trẻ dần rõ nét. Thay vì nằm cách xa nhau như những tuần trước đó, mắt lúc này đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau.
Thai 12 tuần làm xét nghiệm gì? Dưới đây là một số hình thức xét nghiệm mẹ bầu nên thực hiện ở tuần thai thứ 12:
Thai 12 tuần làm xét nghiệm gì? Mẹ bầu cần xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh. Vì hai nhóm máu này đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền máu. Sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con sẽ dẫn đến hiện tượng tán huyết vô cùng nguy hiểm, mặc dù hiếm gặp. Yếu tố Rh (Rhesus) là một Protein hay kháng nguyên nằm bên trên bề mặt hồng cầu. Kháng nguyên D sẽ góp phần quyết định yếu tố Rh. Nếu cơ thể mang kháng nguyên D, nghĩa là người đó cũng có Rh dương. Ngược lại, Rh âm tức là không có kháng nguyên D.
Khi mẹ bầu có Rh âm tiếp xúc với Rh dương của con, lập tức sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch. Cơ thể người mẹ lúc này sẽ sản xuất ra các kháng thể Anti D, nhằm chống lại những tế bào hồng cầu mang Rh dương của thai nhi xâm nhập vào cơ thể mình.
Trong tương lai, nếu mẹ mang thai em bé tiếp theo sở hữu Rh dương thì những kháng thể Anti D có sẵn sẽ đi qua nhau và tấn công vào các tế bào hồng cầu của trẻ, dẫn đến bệnh tán huyết. Tính mạng của trẻ sơ sinh mắc bệnh tán huyết sẽ bị đe dọa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Thai 12 tuần làm xét nghiệm gì? Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm công thức máu ở giai đoạn này, qua đó giúp:
Thai 12 tuần làm xét nghiệm gì? Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm giúp phát hiện ra những bệnh lý có nguy cơ lây qua đường máu, tình dục, từ mẹ sang con như viêm gan B, giang mai, lậu, HIV,… Ước tính khoảng 50 – 60% bệnh lây truyền từ mẹ sang con xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Em bé sẽ tiếp xúc trực tiếp với máu hay dịch âm đạo của mẹ khi chào đời bằng phương pháp sinh thường. Hoặc do sự trao đổi máu giữa mẹ và thai nhi. Khả năng lây nhiễm càng cao nếu mẹ khó sinh, khiến bộ phận cơ thể bị tổn thương.
Thai 12 tuần làm xét nghiệm gì? Nên xét nghiệm nước tiểu định kỳ để phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bệnh lý này sẽ khiến sức khỏe của thai nhi và mẹ bị ảnh hưởng. Thế nhưng có thể điều chỉnh, giảm nhẹ tình trạng tiểu đường thai kỳ thông qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Thừa đạm trong nước tiểu cũng có khả năng là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng. Đồng thời tiềm ẩn nguy cơ kèm theo bệnh cao huyết áp khiến thai phụ đối mặt với chứng tiền sản giật.
Thai 12 tuần làm xét nghiệm gì? Xét nghiệm Double Test và Triple Test giúp phát hiện, tầm soát những nguy cơ gây dị tật ở thai nhi. Các xét nghiệm này dễ thực hiện và không xâm lấn.
Thai 12 tuần làm xét nghiệm gì? Xét nghiệm này thực hiện nhằm mục đích tìm ra kháng thể Rubella IgM và IgG khi chị em mang thai. Nếu mẹ bầu nhiễm Rubella lần đầu trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi có nguy cơ bị Rubella bẩm sinh biểu hiện qua những triệu chứng như tật não nhỏ, điếc, mù,… Do đó, thai phụ nên làm xét nghiệm để phát hiện bệnh Rubella từ sớm, tránh gây biến chứng nguy hiểm cho con.
Bên cạnh các xét nghiệm kể trên, mẹ bầu cũng cần thực hiện siêu âm sàng lọc ở tuần thứ 12. Thông qua lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ, bác sĩ có thể đo độ mờ da gáy của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ tính toán được nguy cơ gặp phải những dị tật, hội chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, siêu âm sàng lọc tuần 12 còn hỗ trợ bác sĩ đánh giá những yếu tố khác như cấu trúc giải phẫu thai, nguy cơ tiền sản giật, số lượng thai, dự kiến ngày sinh,…
Thai nhi sẽ dài khoảng 5,5 cm, nặng gần 15 gam khi phát triển được 12 tuần. Khi siêu âm, bác sĩ có thể nhìn thấy tương đối rõ các cử động, tư thế, cơ quan bên trong của thai nhi. Hệ xương khớp của bé lúc này cũng đã tương đối cứng cáp. Thai nhi sẽ tiếp tục vận động và phát triển tích cực hơn ở giai đoạn tiếp theo.
Triệu chứng ốm nghén của mẹ bầu cũng giảm dần vì nội tiết tố đã ổn định hơn trước. Thân hình mẹ trở nên đầy đặn và kích thước vòng bụng cũng gia tăng. Dù đã qua tam cá nguyệt thứ nhất nhưng thai phụ vẫn nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Đồng thời theo dõi quá trình phát triển của em bé thông qua các dấu hiệu thường xuyên.
Trường hợp có biểu hiện bất thường, mẹ bầu hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám. Sau mốc thăm khám tại tuần thứ 12, thai phụ cần thực hiện tối thiểu 2 lần tầm soát định kỳ nữa ở tuần 27 và 36.
Bên cạnh thắc mắc 12 tuần làm xét nghiệm gì. Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thêm câu hỏi tại sao nên sàng lọc dị tật thai nhi tuần 12? Lần sàng lọc này là bắt buộc phải thực hiện, vì có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Siêu âm đo độ mờ da gáy được xem là bước chẩn đoán sơ bộ tiên quyết. Ở mỗi thai nhi độ mờ đục sẽ không giống nhau. Trường hợp lớp dịch sau gáy tăng cao so với bình thường thì em bé có khả năng mắc hội chứng Down, kèm theo một số bất thường về nhiễm sắc thể khác.
Khi thai nhi đã quá 14 tuần tuổi, hệ bạch huyết sẽ hấp thụ gần như tối đa chất dịch dư thừa tích tụ ở vùng da gáy. Do đó ngay cả khi em bé có bất thường về nhiễm sắc thể thì độ mờ da gáy cũng trở về trạng thái bình thường. Thế nên bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bầu hãy khám thai ở tuần thứ 12 để nhận được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Ngoài việc tìm hiểu thai 12 tuần làm xét nghiệm gì, mẹ bầu nên biết cách đọc các chỉ số khi siêu âm. Cụ thể gồm có CRL (chiều dài đầu mông) và GSD (đường kính túi thai). Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ biết được tuổi thai thông qua chỉ số khác. Thai phụ hãy nhận thêm tư vấn từ bác sĩ về vấn đề này nhé.
Thắc mắc thai 12 tuần làm xét nghiệm gì đã được giải đáp. Đa khoa Phương Nam sẽ tiếp tục giúp bạn trả lời một số câu hỏi liên quan đến việc xét nghiệm 12 tuần, cụ thể gồm có:
Dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh như thế nào?
Khám thai 12 tuần có phải nhịn ăn không?
Xét nghiệm đường huyết, Double Test,… sẽ được thực hiện ở lần khám thai tại tuần thứ 12, do đó mẹ bầu nên nhịn ăn. Kết quả sẽ không chính xác nếu thai phụ ăn uống trước khi xét nghiệm. Vì chỉ số đường huyết của mẹ bầu ở giai đoạn này thường tăng cao bất thường. Thế nên, trước khi làm xét nghiệm ở tuần thai thứ 12, tốt nhất mẹ bầu nên nhịn ăn trong khoảng 12 tiếng. Mẹ có thể ăn nhẹ sau khi lấy máu để không bị tụt đường huyết và tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Hình ảnh siêu âm thai 12 tuần cụ thể như thế nào?
Hình ảnh siêu âm thai 12 tuần sẽ mang đến cho bác sĩ và mẹ bầu những thông tin quan trọng, cụ thể như sau: