Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không và nhịn ăn trong bao lâu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không và nhịn ăn trong bao lâu?

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 4 17, 2025

Việc theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và quản lý bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn về quy trình chuẩn bị cho xét nghiệm tiểu đường. Vậy, xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng đường huyết cao do cơ thể thiếu hụt insulin, insulin hoạt động không hiệu quả hoặc cả hai. Tăng đường huyết kéo dài này gây ra những rối loạn chuyển hóa quan trọng về carbohydrate, protein và lipid, dẫn đến tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là tim mạch, thận, mắt và hệ thần kinh.

Các tuýp bệnh tiểu đường
Các tuýp bệnh tiểu đường

  • Tiền tiểu đường: Đây là giai đoạn lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường type 2. Nó bao gồm rối loạn dung nạp glucose và rối loạn glucose khi đói.
  • Tiểu đường type 1: Bệnh này xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy, dẫn đến việc cơ thể ngừng sản xuất insulin.
  • Tiểu đường type 2: Đặc trưng bởi tình trạng cơ thể kháng lại tác dụng của insulin (kháng insulin) hoặc tuyến tụy sản xuất không đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
  • Tiểu đường thai kỳ: Là tình trạng tăng đường huyết xuất hiện trong thời kỳ mang thai do sự giảm nhạy cảm của tế bào với insulin. Bệnh thường tự khỏi sau khi sinh.

Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm, đa số các xét nghiệm tiểu đường đều yêu cầu bạn phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu từ 8 – 12h (không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì chứa calo). Tuy nhiên, thời gian nhịn ăn có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm cụ thể mà bác sĩ chỉ định.

Thời gian nhịn ăn có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm cụ thể mà bác sĩ chỉ định.
Thời gian nhịn ăn có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm cụ thể mà bác sĩ chỉ định.

Nguyên tắc nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng

Để có kết quả xét nghiệm đường huyết chính xác, nguyên tắc cơ bản là người bệnh cần nhịn ăn trước khi lấy máu. Khoảng thời gian nhịn ăn được khuyến cáo là từ 8 đến 12 tiếng.

Lý do của việc nhịn ăn là vì sau khi ăn, các chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose, làm tăng lượng đường trong máu. Nếu xét nghiệm được thực hiện ngay sau khi ăn, kết quả thu được sẽ không phản ánh đúng tình trạng đường huyết thực tế của người bệnh. Cụ thể:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói (Fasting Blood Glucose – FBG): Đây là xét nghiệm phổ biến nhất để chẩn đoán tiểu đường và tiền tiểu đường. Bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng (thường là qua đêm) trước khi lấy máu vào buổi sáng. Bạn có thể uống nước lọc trong thời gian nhịn ăn.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (Oral Glucose Tolerance Test – OGTT): Xét nghiệm thường được thực hiện vào buổi sáng sau khi bạn đã nhịn ăn qua đêm (khoảng 10-12 tiếng). Bạn sẽ được uống một dung dịch đường, sau đó máu sẽ được lấy để kiểm tra đường huyết ở các khoảng thời gian khác nhau (thường là sau 1 giờ và 2 giờ).

Trường hợp xét nghiệm tiểu đường không cần nhịn ăn

Xét nghiệm máu kiểm tra glucose ngẫu nhiên là phương pháp không yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Mẫu máu lấy từ cánh tay và gửi đi phân tích để đánh giá lượng đường trong máu.

  • Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ glucose trong máu từ 11,1 mmol/L trở lên và người bệnh có các triệu chứng của bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ kết luận người bệnh mắc bệnh tiểu đường mà không cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
  • Trong trường hợp nồng độ glucose thấp hơn 11,1 mmol/L và người bệnh không có triệu chứng của bệnh tiểu đường, cần thực hiện thêm một trong hai xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán chính xác: xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose.

Người bệnh tiểu đường thường được chỉ định làm nhiều loại xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường huyết lúc đói và test dung nạp glucose qua đường uống. Trong test dung nạp glucose, người bệnh sẽ được lấy máu lần thứ hai sau 2 giờ kể từ khi uống dung dịch có chứa 75 gram đường.

  • Kết quả xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán đái tháo đường khi đường huyết đo được sau khi uống nước đường bằng hoặc cao hơn 200 mg/dL.
  • Trong trường hợp đường huyết sau khi uống nước đường nằm trong khoảng 140 – 199 mg/dL, người bệnh được chẩn đoán mắc tình trạng giảm dung nạp glucose (IGT – Impaired glucose tolerance). Đây là giai đoạn tiền đái tháo đường và cần được theo dõi, điều trị để ngăn ngừa tiến triển thành bệnh đái tháo đường.

Các lưu ý khác khi xét nghiệm tiểu đường

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm tiểu đường chính xác và hữu ích nhất, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây, tùy thuộc vào loại xét nghiệm cụ thể:

  • Trước khi thực hiện xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh, bệnh nhân không chỉ cần nhịn ăn mà còn cần tránh sử dụng cà phê, trà (kể cả không đường), nước ngọt, nước trái cây, rượu bia, sữa, nhai kẹo cao su (kể cả loại không đường), hút thuốc vì có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết hoặc các chỉ số khác.
  • Được uống nước lọc
  • Thời điểm lý tưởng để lấy máu xét nghiệm là vào buổi sáng, sau khi bạn đã nhịn ăn qua đêm.
  • Đến đúng giờ theo, đặc biệt quan trọng đối với xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT) vì cần lấy máu nhiều lần theo đúng khoảng thời gian.
  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiểu sử bệnh, các loại thuốc bạn đang sử dụng vì một số thuốc có thể ảnh hưởng kết quả.
  • Luôn tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc cơ sở y tế nơi bạn làm xét nghiệm, vì có thể có những yêu cầu hơi khác biệt hoặc dặn dò bổ sung.
  • Có thể mang theo sách, báo, điện thoại để đọc tin tức trong khi chờ đợi.

Sau khi xét nghiệm xong hãy hỏi bác sĩ về tình hình sức khỏe của bản thân và tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý: không phải mọi loại xét nghiệm máu đều yêu cầu phải nhịn đói. Yêu cầu nhịn đói chỉ cần thiết cho các xét nghiệm liên quan đến đường huyết và mỡ máu (như trong bệnh tiểu đường), các bệnh tim mạch (đo cholesterol, triglycerid, HDL, LDL), hoặc bệnh gan mật. Riêng các xét nghiệm khác như HIV, suy thận, cường giáp và nhiều bệnh khác, bệnh nhân không cần phải nhịn đói trước khi lấy mẫu máu.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết là thước đo lượng đường glucose có trong máu của mỗi người. Glucose là một chất dinh dưỡng quan trọng, cung cấp năng lượng cho não bộ và các mô cơ. Lượng đường trong máu không cố định mà thay đổi theo thời điểm trong ngày, nhưng đều ở mức kiểm soát được.

Để có kết quả chính xác và được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bạn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để có kết quả chính xác và được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bạn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ở người khỏe mạnh, mức đường huyết thường thay đổi trong ngày theo các khoảng sau:

  • Trước bữa ăn: Khoảng 90-130 mg/dL (tương đương 3,9 – 7,0 mmol/L).
  • Sau bữa ăn (1-2 giờ): Thường dưới 180 mg/dL (tương đương 10 mmol/L).
  • Trước khi đi ngủ: Dao động trong khoảng 110-150 mg/dL (tương đương 6,0-8,3 mmol/L)

Một người được xác định mắc bệnh tiểu đường nếu kết quả xét nghiệm đường huyết cho thấy:

  • Đường huyết trước khi ăn: Lớn hơn 7 mmol/l.
  • Đường huyết sau khi ăn 1-2 giờ: Lớn hơn 10,5 mmol/l.

 

Tóm lại, câu hỏi xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không phụ thuộc vào loại xét nghiệm cụ thể. Để đảm bảo kết quả chính xác và có kế hoạch theo dõi sức khỏe tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp quá trình xét nghiệm diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ